CHƯƠNG 3: THÀNH CÔNG, HẠN CHẾ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH “CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG – CEO”
3.4. Giải pháp nâng cao chất lượng chương trình
3.4.1. Tăng cường bổ sung các nguồn lực cho chương trình
Vấn đề đầu tiên cần bàn đến trong việc tìm giải pháp nâng cao chất lượng chương trình đó chính là việc tăng cường bổ sung các nguồn lực tài chính và nhân
sự cho CKTC –CEO. Đây có thể nói là những vấn đề hết sức quan trọng và cấp thiết, có ảnh hưởng trực tiếp đến chương trình hiện nay.
Về nguồn lực tài chính
Có thể thấy rằng, với lịch sử 10 năm cùng với những thành công mà CKTC – CEO đã đạt được, chương trình có nhiều điều kiện thuận lợi để tiếp tục chặng đường của mình và gặt hái nhiều thành quả mới. Tuy nhiên, để thực hiện được điều này, một trong những vấn đề hết sức quan trọng mà chương trình cần giải quyết đó
là bổ sung nguồn lực tài chính. Qua quá trình tìm hiểu, tác giả luận văn nhận thấy hiện nay chương trình đang được thực hiện sản xuất với mức chi phí cách đây gần năm năm. Trong khi đó, giá cả thị trường đã trải qua rất nhiều sự biến động và đã ở mức cao hơn, chi phí để thực hiện sản xuất một chương trình đắt đỏ hơn so với năm năm trước. Trong những năm vừa qua, với mức kinh phí vừa phải, thậm chí có phần
eo hẹp đã hạn chế rất lớn đến các hoạt động bổ sung và hoàn thiện format chương trình, nâng cao chất lượng nội dung và lan toả các giá trị đến cộng đồng nhiều hơn.
Các vấn đề như: mở rộng phạm vi người chơi của chương trình rộng hơn và không chỉ tập trung ở các thành phố lớn, nâng cao nội dung, khắc phục các nhượng điểm hiện tại, tăng cường quảng bá. Tất cả những vấn đề này vẫn đang hoạt động dè dặt, cầm chừng do hạn chế về chi phí. Nguyên nhân của vấn đề này đến từ nhiều phía như từ mức quy định giá thành chi phí sản xuất của Đài THVN chưa thay đổi, mức tài trợ của nhà tài trợ, các nỗ lực tăng cường quảng cáo trong chương trình chưa thực sự hiệu quả. Do đó, giải pháp cho vấn đề này trước hết cần có sự phối hợp giữa
ba đơn vị là Đài THVN, đơn vị phối hợp sản xuất là Công ty Truyền thông Hoàng gia và các nhà tài trợ của chương trình. Các đơn vị này cần trao đổi, thoả thuận lại mức chi phí sản xuất hợp lý hơn cho chương trình. Hoặc cần có sự trao đổi, bàn bạc nhằm tìm ra những ý tưởng mới giúp chương trình gia tăng chi phí bổ sung vào nguồn ngân sách sản xuất. Thậm chí, cần tính đến phương án tận dụng uy tín và thương hiệu của chương trình mở các khoá đào tạo kỹ năng điều hành, kỹ năng kinh doanh...cho các người chơi còn có nhiều thiếu sót hoặc chính các khán giả muốn hoàn thiện mình. Điều này có thể sẽ giúp chương trình cùng một lúc đạt được hai mục tiêu là tăng nguồn thu nhập và lan toả các giá trị đến cộng đồng nhiều hơn.
Về nguồn nhân lực
Cùng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ và kỹ thuật, các chương trình hình truyền hình mới sẽ ngày càng ra đời nhiều hơn, có nội dung và hình thức thể hiện hấp dẫn, mới lạ hơn. Các chương trình đó không chỉ đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khán giả mà còn đi trước và tạo ra những xu hướng mới. Do đó,
để một chương trình truyền hình có thể tồn tại và cạnh tranh với các chương trình khác, đòi hỏi phải không ngừng đổi mới, cập nhất xu hướng mới và đáp ứng chuẩn xác nhu cầu khán giả. Muốn làm được những điều này, đội ngũ sản xuất các chương trình truyền hình cũng phải có trình độ chuyên môn tương ứng, có đủ năng lực và
kỹ năng mới để thực hiện. Chương trình CKTC – CEO không nằm ngoài xu hướng này. Thậm chí, đối với một chương trình truyền hình về kinh tế chuyên biệt thì đòi
hỏi những người thực hiện chương trình phải nỗ lực nhiều hơn nữa. Bởi để giữ vững thương hiệu uy tín của một chương trình kinh tế có lịch sử 10 năm, cũng như lan toả các giá trị và thu hút, hấp dẫn ngày càng đông đảo khán giả là những điều không hề đơn giản. Sự cạnh tranh của các chương trình truyền hình giải trí “ngoại nhập”, sự lên ngôi của các chương trình kinh tế mới sẽ mang đến cho CKTC –CEO những thách thức không nhỏ trong việc thu hút và giữ chân khán giả.. Do đó, đội ngũ nhân sự trực tiếp tham gia quá trình thực hiện nội dung, sản xuất chương trình cần phải luôn được nâng cao nghiệp vụ, bổ sung các kiến thức mới. Đặc biệt là đội ngũ nhân sự thực hiện nội dung. Lực lượng này không chỉ cần những người có kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn vững vàng mà còn phải có kiến thức và am hiểu về các hoạt động của kinh tế thị trường. Việc nắm vững các kiến thức cơ bản về kinh tế, thị trường và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ giúp cho quá trình thực hiện nội dung tránh những sai sót không cần thiết ảnh hưởng đến chất lượng chương trình. Đồng thời, nhóm những người thực hiện chương trình cần không ngừng học hỏi, sáng tạo và áp dụng các phương thức sản xuất chương trình mới nhằm giúp chương trình bắt nhịp với xu hướng truyền hình hiện đại. Do đó, việc chương trình cần tổ chức các khoá học ngắn hạn, các khoá huấn luyện nghiệp vụ mới cho các nhân sự thực hiện chương trình là điều cần thiết. Ngoài ra, cần có các chế độ, chính sách khen thưởng, khuyến khích để họ làm việc gắn bó và không ngừng sáng tạo trong bối cảnh ngày càng có nhiều rào cản và áp lực hơn.
3.4.2. Nâng cao số lƣợng và chất lƣợng nhân sự tham gia ghi hình
Có thể nói, CKTC –CEO là một trong những chương trình truyền hình thu hút sự tham gia đông đảo nhất của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân. Trong gần
10 năm qua, đã có hàng trăm doanh nhân tham gia chương trình với rất nhiều vai trò khác nhau như: chuyên gia của hội đồng thẩm định nội dung, chuyên gia tư vấn trên sóng chương trình, người chơi, người phản biện, đối tác phối hợp thực hiện... Có thể nói, với sự tham gia của lực lượng đông đảo các doanh nhân đã góp phần làm nên
thành công cho chương trình trong suốt chặng đường đã qua. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, với phiên bản 2014, chương trình đã bộc lộ một số vấn đề như: chất lượng người chơi không đồng đều, hội đồng chuyên gia tư vấn trên sóng chưa phong phú về lĩnh vực ngành nghề. Do đó, chương trình cần phải có một chiến lược nghiêm túc trong việc nâng cao chất lượng và số lượng những người tham gia chương trình. Đối với những nhân sự ở cấp chuyên gia tư vấn, chương trình cần kết hợp với các đơn vị, các tổ chức là đối tác của mình như Đài THVN, nhà tài trợ, các đơn vị hợp tác, liên kết tiến hành các cuộc tìm kiếm và giới thiệu các chuyên gia đủ tầm tham gia chương trình. Đồng thời, thông qua tiếng nói của Đài THVN, chương trình cần có sự kết nội với các cơ quan ban ngành, các hiệp hội, tổ chức từ trung ương đến địa phương để tạo ra mối liên kết hợp tác với cộng đồng doanh nghiệp từng khu vực, từng tỉnh đến thành phố. Nếu thực hiện được điều này, chương trình hoàn toàn có thể tìm được các chuyên gia đến từ nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau tham gia vào đúng chủ đề liên quan đến chuyên môn của họ. Bên cạnh đó, cần tăng cường và đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, quảng bá chương trình. Đặc biệt là trên các phương tiện truyền thông mà nhóm chuyên gia cấp cao thường tiếp xúc. Có như vậy, các vấn đề về thiếu hụt nguồn chuyên gia bổ sung cho chương trình mới có thể giải quyết. Thậm chí, trong tương lai xa, chương trình cần có thêm
sự tham gia của các chuyên gia đến từ các nước trong khu vực, bởi khi Việt Nam chính thức hội nhập sâu rộng thì việc kinh doanh trên các thị trường nước ngoài đòi hỏi có tiếng nói của các chuyên gia nước ngoài. Đối với việc nâng cao chất lượng
và số lượng với những người chơi là các Giám đốc điều hành, các quản lý cấp trung đến từ các doanh nghiệp. Đầu tiên, chương trình cần có các hình thức tiếp cận các đối tượng ngày theo một cách thức khác và trực tiếp hơn. Hiện nay, quá trình tìm kiếm người tham gia chương trình chủ yếu qua việc đăng tuyển trên các phương tiện truyền thông, thông qua các đơn vị liên kết, hợp tác. Những phương thức này vẫn đang mang lại kết quả. Tuy nhiên, thời gian tới để có thể nâng cao chất lượng người chơi, tìm được những người đúng ngành nghề với các chủ đề mà chương trình đưa ra thì đòi hỏi phải kỳ công hơn nữa. Chương trình cần có sự phối kết hợp với các chính quyền địa phương, các hiệp hội doanh nghiệp, doanh nhân tại các tỉnh
thành trong cả nước nhằm tạo ra các liên kết với cộng đồng doanh nhân tại các tỉnh.
Việc chương trình chỉ tập trung vào các thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng... sẽ khiến chương trình hạn chế. Do đó, cần mở rộng phạm vi cũng như cần mở rộng chủ đề nội dung của chương trình hơn. Bên cạnh đó, chương trình cần tiếp tục tạo ra sự kết nối với các nhân sự cũ bằng việc tổ chức các diễn đàn, các câu lạc bộ sinh hoạt. Điều này sẽ mang đến rất nhiều lợi ích cho chương trình. Trong đó việc thu hút sự quan tâm và gắn bó của cộng đồng doanh nhân là một điều hết sức cần thiết. Các doanh nhân tham gia chương trình sẽ nhận thấy họ được nhận rất nhiều lợi ích trước, trong và sau khi tham gia chính là động lực giúp họ nhiệt tình và hăng hái hơn nữa. Đặc biệt, một trong những giải pháp thu hút hơn nữa sự tham gia của các doanh nhân đó là chương trình cần gia tăng thêm các giá trị cho họ khi tham gia chương trình. Các giá trị đó có thể là thêm quyền lợi truyền thông về thương hiệu doanh nghiệp, hình ảnh CEO. Tổ chức truyền thông trên nhiều phương tiện hơn nữa, đa dạng hơn và chú trọng các giá trị cho doanh nhân hơn nữa là một điều cần thiết.
3.4.3. Nâng cao chất lượng nội dung và phương thức sản xuất
Nội dung vẫn là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại và
thành công của bất kể chương trình truyền hình nào. Nhất là đối với các chương trình nặng về nội dung như truyền hình kinh tế. Do đó, nhiệm vụ của những người thực hiện chương trình là không ngừng nâng cao và hoàn thiện chất lượng nội dung chương trình nhằm giữ vững giá trị, vị thế của chương trình từ trước đến nay. Đồng thời, không ngừng thu hút và giữ chân khán giả của chương trình. Để thực hiện điều nay, trước hết, chương trình cần kiện toàn bộ máy thực hiện của mình để đáp ứng cao hơn nữa các mục tiêu nội dung của chương trình cũng như nhu cầu của khán giả. Bộ máy thực hiện chương trình cần có nghiệp vụ và trình độ chuyên môn cao hơn, sâu hơn để đủ theo kịp với những đòi hỏi trong vấn đề phát triển nội dung của chương trình trong thời gian sắp tới. Bởi khi tới đây, nền kinh tế Việt Nam hoà làm một với nền kinh tế khu vực và thế giới, các doanh nghiệp sẽ bước vào một môi trường kinh doanh rộng lớn hơn, thách thức hơn. Các vấn đề mà họ gặp phải sẽ
phức tạp hơn và nan giải hơn. Nếu đội ngũ thực hiện nội dung chương trình không được nâng cao thì chắc chắn họ sẽ không đủ sức để theo kịp chương trình. Do đó, vấn đề đầu tiên chương trình cần tìm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chương trình chính là nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng của đội ngũ thực hiện. Tiếp đến, cần mở rộng và tăng cường số lượng và chất lượng của đội ngũ người chơi là các giám đốc điều hành. Đây là một trong những vấn đề hết sức quan trọng và bức thiết trong vấn đề nội dung chương trình. Bởi các giám đốc điều hành là những đối tượng mục tiêu hướng đến của chương trình. Toàn bộ format, nội dung chương trình được thiết kế chủ yếu để dành cho nhóm đối tượng này tham gia. Do đó, để có thể nâng cao chất lượng nội dung chương trình vấn đề tiếp theo chính là nâng cao chất lượng người chơi. Cuối cùng, đó là việc mở rộng tuyến chuyên gia của chương trình. Các chuyên gia của chương trình không những ngày càng phải giỏi hơn mà còn cần phải đến từ nhiều ngành nghề khác nhau để họ có thể tham gia đúng lĩnh vực của họ.
Có thể thấy, để giải quyết vấn đề nâng cao chất lượng nội dung chương trình
có rất nhiều việc cần thực hiện cùng một lúc. Việc nào cũng quan trọng và cũng cần thiết như nhau. Do đó, chương trình cần phải vạch ra một chiến lược và kế hoạch nâng cao chất lượng nội dung một cách cụ thể. Cần nghiên cứu điểm mạnh, điểm yếu trong việc thực hiện nội dung của chương trình. Cần có sự tham gia góp ý của các chuyên gia, của cộng đồng doanh nhân để chương trình ngày càng hoàn thiện hơn. Cần thường xuyên thu thập và lắng nghe nhiều hơn nữa ý kiến của cộng đồng khán giả để nắm bắt nhu cầu và mong muốn của họ. Đồng thời cần tiếp tục nghiên cứu và tìm tòi các xu hướng làm nội dung mới của truyền hình hiện đại. Cần điều chỉnh, bổ sung thêm các yếu tố mới nhằm tăng tính thực tế, tính tương tác hơn nữa trong nội dung chương trình.
Về phương diện sản xuất, mặc dù hiện nay chương trình đã có được cho mình một phương thức sản xuất khá bài bản và chuyên nghiệp. Tuy nhiên, cùng với thời gian và sự phát triển vượt bậc của công nghệ truyền hình, nhu cầu khán giả cao hơn và khó tính hơn. Do đó, chương trình cần tiếp tục nghiên cứu, tìm tòi và hoàn thiện, bổ sung các yếu tố mới trong quá trình thực hiện sản xuất. Cần có một
phương thức sản xuất gọn gàng hơn, hiệu quả và tính ổn định cao hơn. Để làm được điều này, trước hết ban điều hành chương trình và đội ngũ thực hiện cần ngồi lại với nhau để thiết lập lại và đề ra những mục tiêu mới trong việc hoàn thiện phương thức sản xuất cho chương trình. Bên cạnh đó, cần có sự phối hợp với các đối tác bên ngoài tham gia vào quá trình thực hiện sản xuất này. Bởi hiện nay, chương trình thực hiện sản xuất với sự hợp tác của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp. Có những đơn vị, những cá nhân đã hoà nhập với bộ máy và tỏ rõ sự thích ứng. Nhưng ngược lại không tránh khỏi những trường hợp vẫn còn thiếu chuyên nghiệp, làm việc manh mún. Điều này tưởng nhỏ nhưng nó có thể gây ra những khó khăn, gián đoạn trong quá trình thực hiện sản xuất chương trình. Do đó, việc quy chuẩn hoá quy trình sản xuất, thiết lập các tiêu chuẩn và hiệu quả cũng như phối hợp, thoả thuận và có các ràng buộc rõ ràng với các đối tác là một trong những giải pháp chương trình cần làm để nâng cao chất lượng sản xuất.
3.4.4. Tăng cường các hoạt động quảng bá chương trình
Trong nhiều năm qua, mặc dù các hoạt động truyền thông, quảng bá cho chương trình luôn được chú trọng, nhưng các hoạt động này vẫn chưa thực sự mang lại hiệu quả lớn và lan toả rộng khắp các giá trị của chương trình. Do đó, để tăng cường các hoạt động quảng bá, chương trình cần tiến hành các giải pháp sau. Thứ nhất, cần xác định rõ các mục tiêu truyền thông, quảng bá của chương trình nhằm làm gì và cho ai? Trước hết, cần hiểu rằng mục tiêu quảng bá của chương trình chính là phục vụ cho mục tiêu nội dung của chương trình là “chia sẻ kiến thức cộng đồng và tôn vinh doanh nhân”. Các hoạt động truyền thông của chương trình cần lan toả, cần mở rộng hơn nữa để những kiến thức được đưa ra trong chương trình đến với nhiều công chúng hơn. Đồng thời, các giá trị tôn vinh doanh nhân trong chương trình ngày càng cao và thiết thực hơn. Những giá trị gia tăng mà những người tham gia chương trình được hưởng sẽ nhiều hơn. Tiếp đó, cần xác định đối tượng mục tiêu của các hoạt động truyền thông, quảng bá này. Có thể thấy, hầu hết chương trình hướng đến cộng đồng rộng nhằm truyền bá các kiến thức kinh doanh càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, trong đó vẫn có sự ưu tiên và tập trung cho các đối