CHƯƠNG 1: ĐẢNG BỘ HÀ NỘI LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN PHỤC VỤ SỰ NGHIỆP KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC TỪ NĂM 1965 ĐẾN NĂM 1968
1.2. Đảng bộ Hà Nội lãnh đạo công tác xây dựng chính quyền phục vụ sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1965 đến năm 1968
1.2.2 Đảng bộ Hà Nội lãnh đạo công tác xây dựng chính quyền phục vụ chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mỹ, tăng cường chi viện cho tiền tuyến miền Nam
vụ chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mỹ, tăng cường chi viện cho tiền tuyến miền Nam.
Khi đế quốc Mỹ leo thang mở rộng chiến tranh ra Miền Bắc, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã chuyển hướng chỉ đạo cho phù hợp với tình hình mới. Nhân dân cả nước hừng hực khí thế vừa chiến đấu, vừa sản xuất chống chiến tranh đế quốc. Thủ đô Hà Nội - trái tim của cả nước, là mục tiêu hàng đầu của đế quốc Mỹ trong chiến tranh phá hoại. Chính vì vậy, nhân dân thủ đô luôn luôn sẵn sàng và nêu cao tinh thần vừa chiến đấu, vừa sản xuất phục vụ sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Chấp hành chủ trương của Trung ương Đảng và Hội đồng Chính phủ, Đảng bộ Thành phố chỉ đạo chuyển hướng xây dựng và phát triển kinh tế từ thời bình sang thời chiến. Thành phố tập trung
bố trí lại lực lượng sản xuất theo hướng sơ tán, phân tán. Công tác sơ tán nhân dân đặc biệt quan tâm đến sơ tán trẻ em và người già ra khỏi vùng nguy hiểm.
Bên cạnh đó, đối với công tác bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa cũng được tăng cường; chuyển bớt một bộ phận công nghiệp của thành phố để tránh thiệt hại.
Tăng cường tiềm lực kinh tế cho vùng trung du và miền núi để phục vụ sản xuất, chiến đấu. Mặt khác, lập một số xí nghiệp cơ khí ở những nơi an toàn để nghiên cứu và sản xuất một số mặt hàng cần thiết phục vụ cho quốc phòng, sản xuất, sửa chữa vũ khí; đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng thâm canh tăng năng suất, đảm bảo đời sống và chi viện cho tiền tuyến.
Ngay từ đầu năm 1965, Đảng bộ Hà Nội chỉ đạo Uỷ ban Hành chính thành phố nhanh chóng triển khai công tác sơ tán với mục tiêu đạt tới mức cao nhất. Tháng 2-1965, Ban sơ tán được thành lập, có nhiệm vụ trực tiếp đôn đốc, chỉ đạo công tác sơ tán, tham mưu với chính quyền thành phố đề ra
các chủ trương về nhiệm vụ sơ tán. Để tăng cường công tác sơ tán, tháng 1-
1966, Ủy ban Hành chính có quyết định điều động cán bộ. Các quyết định số
250 QĐ/TCCQ; số 149 QĐ/TCCQ tháng 1-1966. Số 360 QĐ/TCCQ; 425 QĐ/TCCQ tháng 2 - 1966. Số 328 QĐ/TCCQ tháng 4-1966 do Phó Chủ tịch Nguyễn Đức Lạc ký với nội dung:
Điều động ông Nguyễn Văn Hướng, nguyên cán bộ Sở Thương nghiệp
Hà Nội bổ sung biên chế chính thức Ban Sơ tán phòng không Hà Nội.
Ông Nguyễn Văn Kiệm, thuộc Ban Sơ tán phòng không đến nhận công tác tại Sở Giáo dục Hà Nội.
Ông Lương Văn Sơn, thuộc Sở ngoại thương bổ sung cho Ban sơ tán phòng không.
Ông Đoàn Khắc Sỹ đến nhận công tác tại Ban sơ tán phòng không.
Ông Trần Ngọc Đăng sang công tác tại Ban vật giá Hà Nội. [70; tr1-4]
Rõ ràng, thời kỳ này công tác phòng không, sơ tán được coi là mục tiêu quan trọng nên trong điều động cán bộ thì ban sơ tán phòng không được bổ sung người nhiều nhất.
Ban Sơ tán luôn xác định mục đích của công tác sơ tán là nhằm giảm bớt mật độ dân số nội thành, hạn chế thiệt hại do địch có thể gây ra. Tuy nhiên, chính quyền thành phố vẫn phân cấp sơ tán, bố trí những lực lượng trọng yếu ở lại để chiến đấu bảo vệ thủ đô. Ngày 2-7-1966, Chủ tịch Trần Duy Hưng ký Quyết định của UBHC Hà Nội quy định cho những người ở lại nội thành làm nhiệm vụ, nêu rõ:
1. Những người ở lại phải được chính quyền thành phố quy định, phân công ở lại làm nhiệm vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu và chiến đấu.
2. Các cụ già, trẻ em, người làm nghề thủ công, buôn bán nhỏ, phải khẩn trương thu xếp đi sơ tán lâu dài khi tình hình ổn định mới trở lại thành phố.
3. Những cơ quan hành chính sự nghiệp, trường học, các cơ sở sản xuất công nghiệp không có nhiệm vụ thì nhanh chóng sơ tán.
4. Các đồng chí phụ trách các ngành, cấp hướng dẫn, giúp đỡ các cháu, các gia đình nhân dân và cán bộ công nhân viên chức tổ chức sơ tán khỏi thành phố. [76; tr 28-29]
Công tác sơ tán được thực hiện theo ba mức độ:
Thứ nhất, sơ tán lâu dài đối với các đối tượng ít liên quan chiến đấu trong nội thành;
Thứ hai, sơ tán cấp tốc đối với các đối tượng có nhiệm vụ sản xuất chiến đấu trong nội thành khi cần giảm mật độ dân số;
Thứ ba, sơ tán, phân tán tại chỗ nhằm phân chia nhỏ nhân lực, phương tiện, thay đổi thời gian làm việc tránh lúc cao điểm.
Đối với các cơ quan ngoại giao đoàn và đoàn chuyên gia, thông qua Chính phủ, thành phố đề nghị giảm bớt người thường trực ở Hà Nội.
Đến tháng 8 năm 1965, công tác quy hoạch địa điểm sơ tán, phân tán cho các ngành, các vùng dân cư được chính quyền thành phố tiến hành khẩn trương, hoàn thành. Ngày 20-6-1966 (trước 9 ngày khi đế quốc Mỹ đánh phá vào Hà Nội), thành phố đã vận động sơ tán được 23 vạn người. [2; tr 166]
Trong khi thực hiện công tác sơ tán, Đảng bộ thành phố chỉ đạo phải đảm bảo đời sống sinh hoạt cho nhân dân vùng sơ tán. Chính vì vậy, các thủ tục hành chính được đơn giản nhưng vẫn giữ đúng nguyên tắc chỉ đạo cấp trên. Mặt khác, Ủy ban Hành chính tổ chức đảm bảo cho nhân dân mua bán thuận lợi, đơn giản, và giải tỏa được hàng hóa nhanh chóng. Uỷ ban Hành chính thành phố chỉ đạo thành lập các cửa hàng và quầy hàng di động, quy định chế độ cung cấp hàng hóa về các tỉnh, lập sổ gạo phòng không sơ tán.
Các gia đình đi sơ tán đều được trợ cấp theo ngân sách của Chính phủ để đảm bảo đời sống trên vùng đất mới. Hình thức trợ cấp chủ yếu là lương
thực, thực phẩm và nhu yếu phẩm được phân theo nhân khẩu trong hộ gia đình và độ tuổi.
Ban Sơ tán đặc biệt quan tâm đến công tác sơ tán tại chỗ. Bởi bên cạnh việc sơ tán nhân dân và di dời cơ sở vật chất đến nơi an toàn thì cần phải có một lực lượng nòng cốt ở lại chiến đấu bảo vệ thủ đô. Hầu hết lực lượng ở lại thủ đô chủ yếu là thanh niên, phụ nữ thủ đô, dựa vào sức mạnh tại chỗ của nhân dân là chính. Trên thực tế, rất nhiều thanh niên Hà Nội (chủ yếu là nam giới) đã tình nguyện xung phong đi B trên chiền trường Miền Nam. Bởi vậy, việc điều hành công tác sơ tán, chiến đấu bảo vệ thủ đô cần đến sự kết hợp chặt chẽ giữa Trung ương và thủ đô Hà Nội.
Các em nhỏ và cụ già đi sơ tán theo kế hoạch của Ban Sơ tán thành phố. Thành phố đề ra mục tiêu là lo cho mỗi người dân ở lại có đủ ba chỗ trú
ẩn. Đó là nơi trú ẩn ở nhà, trên đường đi và nơi sản xuất, công tác. Đặc biệt, Đảng bộ thành phố chỉ đạo cán bộ Ban Sơ tán phải thực hiện quyết tâm không
để một ai bị thương vì không có hầm trú ẩn.
Hệ thống hầm hào, báo động được chính quyền các cấp xây dựng một cách khoa học để phòng tránh và giảm đến tối thiểu những thiệt hại của chiến tranh. Nhân dân thủ đô đã huy động mọi khả năng cá nhân, tập thể và cơ quan
xí nghiệp để đào đắp công sự, hầm hào phòng không.
Ngày 28-3-1966, Ủy ban Hành chính ra Công văn số 262 UB/PK về việc đào hầm, hố trên hè phố.
Công văn do Phó Chủ tịch Nguyễn Đức Lạc ký, gửi Uỷ ban Hành chính các khu phố, huyện, các ngành, đoàn thể chỉ rõ tình trạng phá gạch lát ở vỉa hè để đào hầm, làm xong không thu dọn gây cản trở giao thông. Các hầm
mỏ cá nhân không được trông nom bị biến thành hố rác, hố nước bẩn thỉu. Do vậy, thấy rõ tầm quan trọng của việc đào hầm hố trú ẩn phòng không, giao cho các khu phố, cơ quan quản lý. Mặt khác, vận động làm thêm hố cá nhân
trong gia đình, 1 cách tích cực song vẫn phải bảo đảm mỹ quan thành phố.
Sở công trình thị chính chịu trách nhiệm hướng dẫn 2 cấp giấy phép trong việc chọn địa điểm đào hầm, hố. Những hầm hố đào trong vườn, trong nhà do Uỷ ban Hành chính khu phố chịu trách nhiệm hướng dẫn, xét duyệt.
[85, tr 1]
Tính đến cuối năm 1966, thành phố có gần 1.000 hầm tập thể, gần 1.000 km hào giao thông và hơn 10 vạn hố cá nhân, mỗi người dân trung bình
có 3,97 chỗ trú ẩn, thiết lập 36 đầu mối trọng điểm. [25; tr 120]
Dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ Hà Nội, Uỷ ban Hành chính thành phố tăng cường các lực lượng ổn định thành phố sau đợt dội bom. Những đội cứu thương, cứu sập, cứu hoả, cứu chữa điện nước, dọn dẹp vệ sinh...được huy động 24/24 giờ. Ngày 29-6-1966, Ủy ban Hành chính ra Quyết định số 1583 QĐ-UB/PK về tổ chức các đội cứu sập chủ lực của thành phố nhằm khắc phục hậu quả khi bị địch oanh tạc vào thành phố, Uỷ ban Hành chính thành phố Hà Nội đã quyết định các đơn vị: công ty sửa chữa nhà cửa và các công trường 102, 105, 106 thuộc Sở Kiến trúc Hà Nội; công ty Nền đất thuộc Sở Công trình thị chính Hà Nội, đội sửa chữa nhà cửa thuộc Sở quản lý Nhà đất
Hà Nội được tổ chức thành các đội cấp sập chủ lực của thành phố.
Nhiệm vụ của các đội cứu sập này là: bới dỡ nhà cửa, hầm hố bị sập đổ
để cứu người, giữ tài sản cho Nhà nước và nhân dân; tham gia vận chuyển những nạn nhân bị thương, bị chết đến nơi quy định; tham gia việc giải phóng giao thông trong thành phố;...
Mỗi đơn vị trên tổ chức thành tiểu, trung, đại đội, dùng các loại phương tiện dụng cụ sẵn có của các đơn vị để làm nhiệm vụ và được trang bị thêm 1
số dụng cụ cần thiết để sử dụng trong khi làm nhiệm vụ cứu sập. [86; tr 1-2]
Từ năm 1965 đến năm 1968, Ủy ban Hành chính thành phố mở các đợt tập huấn cứu thương mở rộng cho nhiều đối tượng, không chỉ riêng bác sỹ, y
tá, mà những người dân bình thường cũng phải trang bị những kiến thức cứu thương để ứng biến mọi lúc, mọi nơi. Tính riêng năm 1965, có 20.000 người được huấn luyện nghiệp vụ cứu thương. Năm 1966, hệ thống cấp cứu gồm 3 tuyến được thiết lập. Tuyến 1: là các cơ quan, xí nghiệp, khối dân phố, xã gồm 795 đơn vị có thể sơ cứu được 16.000 người. Tuyến 2: là các trạm y tế nội thành, các bệnh viện khu, huyện gồm 266 đơn vị có khả năng cứu chữa được 14.000 người. Tuyến 3: là các bệnh viện lớn của Trung ương có khả năng cứu chữa được 1.300 nạn nhân. Bên cạnh đó, Ủy ban Hành chính còn tổ chức 64 đội cấp cứu lưu động, 11 đội phẫu thuật cơ động, với 2 vạn cán bộ nhân viên ngành y tế được trang bị phương tiện, thuốc men luôn sẵn sàng làm nhiệm vụ. [26; tr 121]
Mặt khác, Ủy ban Hành chính còn điều hành các Ban đảm bảo giao thông và điều hành vận chuyển của thành phố, các khu, huyện và của xã.
Thành phố tổ chức phong trào toàn dân làm công tác giao thông vận tải.
Các ban chuyên làm nhiệm vụ đảm bảo giao thông làm những công việc nhằm chủ động đối phó với mọi tình huống như bảo dưỡng đường bộ, đường sông… Đặc biệt, cần bảo đảm giao thông chống mùa lũ và địch phá hoại nhằm bảo đảm được khối lượng vận tải phục vụ, phòng chống lụt bão
và quốc phòng, chú ý đến các đường giao thông quan trọng. Ra sức phát triển phương tiện đường rộng. Tăng cường củng cố, cải tạo, quản lý tốt các lực lượng vận tải thô sơ, lực lượng bốc dỡ thuỷ, bộ và lực lượng tiếp chuyển hàng hóa. Những công tác cụ thể về đảm bảo giao thông vận tải.
Đường bộ và bến phà: Phải đảm bảo giao thông thông suốt trên các tuyến đường quốc lộ 1A, 1B, 2, 3, 5, sửa chữa thường xuyên đường xá để đảm bảo chất lượng. Tăng cường củng cố các cầu phao sẵn có. Có kế hoạch tập trung phương tiện để đảm bảo giao thông thông suốt. Đường rộng phải xây dựng xong nội quy bến cảng và thông báo cho các chủ hàng. Yêu cầu các
ngành, các cấp nhận rõ tầm quan trọng của công tác bảo đảm giao thông vận tải trong mùa mưa có kế hoạch thực hiện chỉ thị và thường xuyên báo cáo kết quả cho trung tâm Ủy ban.[66; tr. 16-17]
Bên cạnh đó, Đảng bộ thành phố chỉ đạo Ủy ban Hành chính phát động các phong trào toàn dân kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của không quân và hải quân Mỹ ngày càng ác liệt, thì càng thu hút lực lượng thanh niên hăng hái tham gia tòng quân, mở đầu
là đêm 2-1-1965, hàng vạn thanh niên Hà Nội xuống đường khẳng định quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Thanh niên các xí nghiệp, nhà máy, trường học, đường phố đội ngũ chỉnh tề với khí thế “Ba sẵn sàng” hô vang các khẩu hiệu “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”.
Những cuộc hành quân rèn luyện có vũ trang trên đường phố, ngõ xóm liên tiếp được diễn ra với những tên gọi: “Tất cả cho tiền tuyến”, “Tất cả vì miền Nam ruột thịt”, “Vai trăm cân, chân ngàn dặm”, “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, chuẩn bị sẵn sàng khi Tổ quốc cần có đủ ý chí và sức khỏe trong bất kỳ hoàn cảnh và điều kiện nào đều có thể lên đường chiến đấu được ngay.
Có thể nói, Hà Nội được coi là cái nôi của phong trào “Ba sẵn sàng”, tạo ra làn gió mới thổi khắp và lan tỏa nhanh đến các tỉnh, thành phố, vùng Đông Bắc Duyên Hải, Tây Bắc, Việt Bắc, các tỉnh miền Trung: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Thủ đô Hà Nội cùng nhân dân cả nước anh dũng, kiên cường thực hiện quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.
Trước khí thế cách mạng sục sôi của quân và dân ta, đế quốc Mỹ hành động leo thang chiến tranh với diễn biến khó lường. Ngày 29-7-1965, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 105-CT/CW về việc tăng cường lãnh đạo công tác vận động thanh niên trong tình hình mới: “Vấn đề đặt ra cho các cấp
ủy Đảng và các ngành là phải dựa vào Đoàn thanh niên lao động với hơn một triệu đoàn viên mà tổ chức, động viên cho được 4 triệu thanh niên nam, nữ trên miền Bắc tiến lên hàng đầu trong mặt trận sản xuất, chiến đấu, học tập và xây dựng cuộc sống mới, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, tích cực bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa và góp phần vào sự nghiệp giải phóng miền Nam, tiến tới thống nhất đất nước”. [17; tr 22]
Thực hiện đúng tinh thần của chỉ thị, Đảng bộ Hà Nội đã chỉ đạo xây dựng được lực lượng tiên phong trong công tác lao động sản xuất, chiến đấu
và học tập. Đội ngũ tiên phong này chủ yếu là thanh niên, sinh viên, công nhân, nông dân… Bên cạnh đó, chính quyền thành phố xác định nhiệm vụ trọng tâm trong công cuộc chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ là xây dựng lực lượng vũ trang, đặc biệt là lực lượng không quân. Bộ Tư lệnh Thủ
đô tiến hành xây dựng lực lượng tự vệ gồm lực lượng chiến đấu tại chỗ và lực lượng cơ động, tăng cường bổ sung trang bị, vũ khí, trong đó ưu tiên trang bị một số khí tài hiện đại cho các lực lượng trực tiếp chiến đấu, lực lượng cơ động và các đơn vị bảo vệ vùng trọng điểm.
Có thể nói, Thủ đô Hà Nội là đơn vị đi đầu trong thực hiện chỉ thị, nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ thành phố, chính quyền Hà Nội đã thực hiện tốt các nghị quyết, chỉ thị của Bộ chính trị. Đặc biệt, trong công tác chiến đấu, sản xuất, chi viện sức người, sức của cho chiến trường miền Nam.