Xây dựng chính quyền gắn với phát triển kinh tế và sản xuất

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ USSH Đảng bộ Hà Nội lãnh đạo xây dựng chính quyền phục vụ sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1965-1975) (Trang 34 - 37)

CHƯƠNG 1: ĐẢNG BỘ HÀ NỘI LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN PHỤC VỤ SỰ NGHIỆP KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC TỪ NĂM 1965 ĐẾN NĂM 1968

1.3. Xây dựng chính quyền kết hợp với ổn đinh đời sống nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện chiến tranh

1.3.1. Xây dựng chính quyền gắn với phát triển kinh tế và sản xuất

Trong điều kiện có chiến tranh, Uỷ ban Hành chính thành phố chỉ đạo các cấp, các ngành khẩn trương tăng dự trữ, nhất là những thứ cần thiết cho sản xuất và đời sống của nhân dân thành phố. Các ngành cần cơ động, linh hoạt trong triển khai công việc, tìm tòi nhiều biện pháp phục vụ đời sống và chiến đấu của thành phố. Đặc biệt, ngành thương nghiệp phải sắp xếp tổ chức, xây dựng mạng lưới phục vụ trong hoàn cảnh chiến tranh. Hàng trăm điểm bán hàng và quầy hàng lưu động phục vụ các cơ quan xí nghiệp, các điểm dân

cư được tổ chức. Phải đảm bảo hàng hóa, lương thực cung cấp cho người dân

ở nội thành và địa bàn các địa phương có dân đi sơ tán. Dưới sự chỉ đạo của

Ủy ban hành chính, mỗi huyện đều lập các trạm thu mua nông sản thực phẩm, trạm thu mua rau hoa quả và một số cửa hàng bách hoá. Xác định mục tiêu chủ yếu của Mỹ là ném bom vào cơ sở trong nội thành, Đảng bộ đề ra chủ trương đẩy mạnh hoạt động thương nghiệp vùng nông thôn.

Ngày 10 tháng 5 năm 1966, Thường vụ Thành ủy ra quyết định về cải tiến tổ chức bộ máy quản lý nhằm đảm bảo sự chỉ đạo hoạt động của các xí nghiệp trong tình hình mới. Thực hiện chỉ đạo của Đảng bộ thành phố, Ủy ban Hành chính thành phố tạo điều kiện hỗ trợ tích cực cho các hoạt động sản xuất của các nhà máy, xí nghiệp Trung ương trên địa bàn, đồng thời tiếp tục phát triển công nghiệp địa phương.

Ngày 21-6-1966, Uỷ ban Hành chính thành phố Hà Nội ban hành Chỉ thị số 067UB/KTCB cho các xí nghiệp, hợp tác xã thủ công nghiệp ra ngoại thành

Chỉ thị do Phó Chủ tịch Trần Vĩ ký nêu rõ: Để tích cực đối phó với chiến tranh không quân phá hoại của địch, nhằm bảo vệ sản xuất, phát triển sản xuất chuẩn bị chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu. Thành uỷ và Uỷ ban Hành chính thành phố có chủ trương điều chuyển và phân tán xí nghiệp, hợp tác xã thủ công nghiệp ra ngoại thành.

Nguyên tắc điều chuyển và phân tán: căn cứ vào quy hoạch của thành phố và quy hoạch của ngành để bố trí phân tán theo ngành nghề, căn cứ vào tính chất và quan hệ hợp tác trong sản xuất để bố trí hợp lý giữa các xí nghiệp, các hợp tác xã.

Phương hướng điều chuyển và phân tán: phân tán toàn bộ các xí nghiệp, các hợp tác xã. Phải xa các mục tiêu trọng điểm địch có thể bắn phá.

Phân tán toàn bộ các xí nghiệp, hợp tác xã thủ công nghiệp trong nội thành ra ngoại thành và phải nguỵ trang khi sản xuất. Công tác sơ tán phải khẩn trương

và chỉ đạo chặt chẽ tránh thiệt hại do chiến tranh gây ra.[87; tr 31-33]

Mặt khác, để tập trung và thống nhất chỉ đạo, tháng 12-1966, Uỷ ban Hành chính thành phố thành lập Cục công nghiệp cơ điện, Cục công nghiệp hàng tiêu dùngSở tiểu thủ công nghiệp. Chủ trương của Đảng bộ thành phố chỉ đạo Ủy ban Hành chính thực hiện phân công nhiệm vụ rõ rệt cho từng

bộ phận trong mỗi ngành. Từ những chủ trương điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tiễn chiến tranh nên ngành công nghiệp Hà Nội đã đạt những thành tựu đáng khích lệ

Ngành công nghiệp Hà Nội không chỉ đáp ứng được nhu cầu của địa phương mà còn cung cấp cho các tỉnh nhiều loại động cơ điện, máy búa, máy đột dập, máy tiện, máy khoan, máy bơm chân không, máy lạnh; các loại phụ tùng xe đạp, quạt điện... Các xí nghiệp phục vụ giao thông vận tải mới được xây dựng nhưng đã sản xuất được nhiều mặt hàng trước đây phải nhập khẩu như ca nô từ 90 - 150 sức ngựa, xà lan có trọng tải từ 50 - 150 tấn. Các xí

nghiệp công nghiệp địa phương còn hoàn thành tốt nhiệm vụ phục vụ quốc phòng. Số lượng lớn hàng hóa như kèo nhà, cầu phao, đồ dùng quân dụng, quân trang, quần áo, màn…được sản xuất phục vụ cho bộ đội. Có thể kể tên đến nhiều nhà máy tiêu biểu trong sản xuất như: cơ khí Đồng Tháp, cơ khí Đống Đa, dệt kim Xuân Đỉnh, cơ khí Nam Hồng… Trong công nghiệp đã hình thành các nhóm, các ngành như công nghiệp cơ khí chế tạo, giao thông vận tải, thực phẩm, dệt, nhuộm, tiêu dùng. Đặc biệt, công nghiệp cơ khí phát triển mạnh, giá trị sản lượng năm 1968 tăng 45% so với năm 1965 [2; tr 171]

Trong nông nghiệp, Hà Nội xác định nhiệm vụ chủ yếu phát triển sản xuất nông nghiệp ở ngoại thành. Thực hiện đẩy mạnh sản xuất thực phẩm làm chính, đặc biệt chủ trương chăn nuôi, đồng thời rất coi trọng cây lương thực.

Coi nông nghiệp ngoại thành là vùng nông nghiệp của thủ đô xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, trong bối cảnh chiến tranh thì sản xuất nông nghiệp ở Hà Nội đi theo hướng lấy sản xuất lương thực là chính.

Mặt khác, thực hiện chỉ đạo phân cấp quản lý của Trung ương Đảng

và Chính phủ, năm 1968, Đảng bộ Hà Nội chỉ đạo Ủy ban Hành chính Hà Nội phải nhanh chóng tiếp nhận, linh hoạt thực hiện phân cấp quản lý kinh tế giữa

Bộ Nông nghiệp và Uỷ ban Hành chính Hà Nội. Theo đó, Hà Nội lập qui hoạch và kế hoạch. Uỷ ban Hành chính Thành phố Hà Nội có trách nhiệm:

xây dựng kế hoạch dài hạn phát triển sản xuất nông nghiệp, phân khu vực chuyên canh, xây dựng phương hướng sử dụng ruộng đất, chế độ canh tác, xây dựng kế hoạch vật tư và biện pháp kỹ thuật nông nghiệp...

Từ những chỉ đạo trên đây của Đảng bộ thành phố, bộ máy chính quyền thực đã thực hiện tốt những nhiệm vụ đề ra, đạt được những kết quả to lớn. Nhiều cơ sở chăn nuôi cung cấp giống tốt như Đại Mỗ, Việt Trung, Nam Hồng, Cầu Diễn. Việc tổ chức chăn nuôi gia cầm ở một số hợp tác xã được duy trì. Thực hiện Chương trình “Điện khí hóa ngoại thành”, đến năm 1967,

76 xã trong 102 xã ngoại thành có điện và 198 hợp tác xã có máy cơ khí chạy điện. Công tác quy hoạch đồng ruộng, đắp bờ vùng bờ thửa, đào mương máng, phát triển giao thông nông thôn được tăng cường đầu tư. Sản xuất lương thực gặp nhiều khó khăn nhưng đã thu được thành tích to lớn. Năm

1967 năng suất lúa bình quân đạt 5,16 tấn/ha. Hà Nội trở thành địa phương thứ hai sau Thái Bình đạt và vượt mức 5 tấn/ha. [2; tr 175]

Mặt khác, kế hoạch đảm bảo giao thông được xây dựng từ thành phố tới xã. Thành phố dành 1/3 tổng kinh phí đầu tư trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp để đảm bảo giao thông. Hàng chục bến phà qua sông Hồng, sông Đuống được xây dựng, các tuyến đường huyện, liên huyện, liên xã được củng

cố vừa phục vụ giao thông vừa phục vụ chiến đấu.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ USSH Đảng bộ Hà Nội lãnh đạo xây dựng chính quyền phục vụ sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1965-1975) (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)