Chủ trương và quá trình chỉ đạo công tác xây dựng chính quyền

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ USSH Đảng bộ Hà Nội lãnh đạo xây dựng chính quyền phục vụ sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1965-1975) (Trang 57 - 64)

CHƯƠNG 2: ĐẢNG BỘ HÀ NỘI ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN, ỔN ĐỊNH TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI, PHỤC VỤ SỰ NGHIỆP CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC TỪ NĂM 1969 ĐẾN NĂM 1975

2.2. Đảng bộ Hà Nội đẩy mạnh công tác xây dựng chính quyền, ổn định

2.2.2. Chủ trương và quá trình chỉ đạo công tác xây dựng chính quyền

Đế quốc Mỹ chính thức mở cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ

2 từ ngày 16-4-1972. Trung tuần tháng 12-1972, Ních - xơn phê chuẩn kế hoạch tập kích ồ ạt bằng không quân chiến lược đánh vào Hà Nội, Hải Phòng.

Đêm ngày 18-12-1972, máy bay B52 đã rải bom vào các khu vực ngoại thành Hà Nội như: ga Đông Anh, kho xăng Đức Giang, nhà máy xe lửa Gia Lâm, đài phát thanh Mễ Trì,… Giặc Mỹ đã tiến hành đánh phá hơn 200 điểm, công phá dữ dội khắp nội, ngoại thành. Trong gần 9 giờ đánh phá, chúng đã trút hơn 5.000 quả bom xuống Hà Nội.. Ngày 20-12, không quân Mỹ tiếp tục đánh phá với lực lượng lớn. Từ đêm 21-12 đến 24-12, mặc dù bị thất bại nặng nề, mỗi đêm đế quốc Mỹ vẫn sử dụng khoảng 30 lần chiếc B52 đánh phá các mục tiêu vòng ngoài Hà Nội.[26; tr 129]

Sau đợt ném bom ồ ạt lần 1 không ngăn được sự chi viện hùng hậu của miền Bắc với chiến trường miền Nam, đế quốc Mỹ mở đợt ném bom thứ hai.

Đợt ném bom này diễn ra từ ngày 26-12, vô cùng dữ dội, ác liệt và tàn khốc.

Từng đoàn B52 từ 3 hướng kéo vào Hà Nội, tập trung ném bom vào các khu vực, kéo dài từ phía bắc đến phía nam thành phố với hàng chục mục tiêu đánh phá. Đây là trận đánh lớn nhất và là trận then chốt trong cuộc tập kích chiến lược đường không của địch. Bom đạn Mỹ trút xuống nhiều khu dân cư, làng mạc, trường học. Điển hình nhất là khu phố Khâm Thiên nằm sâu trong nội thành bị hàng trăm quả bom trút xuống, san bằng hàng trăm ngôi nhà, phá tan

cả dãy phố dài gần 1 km. Đêm 27-12, đế quốc Mỹ rải bom bắn phá vào nhiều làng xã ngoại thành và những vùng ven thị, giết hại nhiều dân thường. Đêm

28 và đêm 29-12, máy bay B52 chuyển hướng đánh ra các tỉnh Bắc Thái, Vĩnh Phú, Lạng Sơn, nhưng vẫn tiếp tục đánh phá Hà Nội ở một số nơi.

Thực ra, Đảng và nhân dân ta không bất ngờ về âm mưu của đế quốc

Mỹ. Đối với Hà nội, trước những âm mưu mới của Đế quốc Mỹ, ngày 20 và

21 tháng 11 năm 1970, Thường vụ Thành uỷ đã họp và ra nghị quyết có tính chuyên đề “Công tác quân sự địa phương 3 năm 1970-1972”. Bản nghị quyết nêu rõ “Cần nêu cao tinh thần cảnh giác, nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu , đề phòng địch đánh phá lại ... đưa công tác quân sự địa phương tiến kịp với chủ trương đẩy mạnh xây dựng kinh tế làm cho thủ đô ngày càng vững mạnh về cả chính trị, kinh tế và quốc phòng” [59; tr 1]

Đầu năm 1972, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 20

đã ra Nghị quyết và chỉ rõ “Động viên sức người, sức của hết lòng chi viện cho miền Nam và giúp đỡ cuộc chiến đấu chính nghĩa của nhân dân Lào, Campuchia. Nâng cao tinh thần cảnh giác và trình độ sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng đập tan mọi âm mưu và hành động chiến tranh mới của đế quốc Mỹ và

tay sai, bảo vệ vững chắc sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội” [18; tr 25].

Quán triệt chủ trương của Trung ương, ngày 3/2/1972, Thường vụ Thành uỷ Hà Nội đã quyết định đưa một số đơn vị vào trực chiến và xác định nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang thủ đô. Các cấp chính quyền được tăng cường để phối hợp chiến đấu với các cơ quan trung ương.

Thành uỷ còn quyết định về công tác sửa chữa hầm hố, bảo đảm giao thông vận tải, công tác sơ tán phòng không, tổ chức cuộc chiến tranh nhân dân đánh bại chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ. Trong cuộc chiến đấu 12 ngày đêm, quân và dân Hà Nội đã tiêu diệt 30 chiếc máy bay của đế quốc Mỹ, trong đó có 23 chiếc B52 và 2 chiếc F.111. [2; tr 227]

Chiến thắng của quân và dân Thủ đô đã góp phần quyết định vào thắng lợi vĩ đại trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước ; buộc đế quốc Mỹ phải ký Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam (27-1-1973).

Trong chiến dịch 12 ngày đêm 1972, đế quốc Mỹ đã trút xuống Hà Nội một khối bom đạn khổng lồ tương đương sức công phá của hai quả bom nguyên tử chúng ném xuống Nhật Bản tháng 8/1945. Mỹ tập trung đánh vào

830 địa điểm, hơn 1000 lần đánh vào các điểm dân cư, kinh tế, văn hoá, giáo dục ở khắp các khu, huyện nội ngoại thành. Nhiều nơi bị đánh đi đánh lại huỷ diệt nhiều lần... [2; tr 233]. Trong mất mát, đau thương “nhưng không ai có thể tìm thấy trong số hơn một triệu người dân Hà Nội sự lung lay ý chí, trong niềm tin vào đường lối của Đảng, vào thắng lợi cuối cùng.. Bom đạn của giặc

Mỹ không uy hiếp nổi nhân dân ta. Ngay sau khi giặc Mỹ phải chấm dứt ném bom, Hà Nội tràn ngập niềm tin và quyết tâm xây dựng lại Thủ đô “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” như lời Bác Hồ đã dặn. Hiệp định Pari được ký kết, miền Bắc hoà bình, quân dân Hà Nội lại nhanh chóng bắt tay vào công cuôc khôi phục kinh tế hàn gắn vết thương chiến tranh .

Tháng 4/1974 Đại hội Đảng bộ lần thứ VI đã được triệu tập, Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Đảng bộ mới gồm 51 uỷ viên, trong đó có 35 uỷ viên chính thức và 16 uỷ viên dự khuyết. Đồng chí Nguyễn Lam được bầu là Bí thư thành uỷ. Trước yêu cầu mới của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, Đại hội

đã xác định rõ vị trí, vai trò, trách nhiệm của thủ đô và đề ra nhiệm vụ trong thời kỳ mới: “Tiếp tục lãnh đạo khắc phuc hậu quả chiến tranh, trong hai năm 1974-1975 phải hoàn thành khôi phục kinh tế, tiếp tục công tác phát triển kinh

tế và văn hoá. Chú trọng nâng cao công tác quản lý kinh tế, quản lý thành phố, phấn đấu xoá bỏ các các hiện tượng tiêu cực, đề cao cảnh giác làm tốt công tác tuyển quân và công tác quân sự địa phương... nhằm tăng tiềm lực kinh tế, quốc phòng của thủ đô, ổn định và cải thiện một bước đời sống nhân dân thành phố, tích cực đáp ứng mọi yêu cầu chi viện cho chiến trường góp phần đưa sự nghiệp giải phóng miền Nam tới toàn thắng”[2; tr 238]

Đối với công tác chính quyền, Đại hội chủ trương nhanh chóng kiện

toàn HĐND và UBND thành phố, củng cố thêm một bước các cơ quan chuyên môn giúp việc, đặc biệt là các cơ quan kinh tế. Triển khai và thực hiện tốt việc thành lập các Ban đại diện tiểu khu theo quyết định của Chính phủ.

Quán triệt tinh thần trên đây, ngày 5-5-1974, cử tri thành phố đã tham gia bầu cử Hội đồng Nhân dân thành phố khóa VI. Ngày 20-6-1974, tại kỳ họp đầu tiên, Hội đồng Nhân dân thành phố khóa VI đã thành lập 6 ban:

- Ban Kế hoạch và Ngân sách

- Ban Thương nghiệp

- Ban Bổ túc văn hóa

- Ban Vệ sinh

- Ban Giáo dục thanh thiếu niên

- Ban Giáo dục phổ thông và mẫu giáo vỡ lòng.

Hội đồng Nhân dân thành phố khóa VI thực hiện họp các đại biểu các đoàn theo đơn vị hành chính khu phố, huyện; các đại biểu Hội đồng Nhân dân

ở các đơn vị bầu cử có thể họp thành tổ để trao đổi kinh nghiệm hoạt động và tiếp xúc với cử tri.

Tại kỳ họp đầu tiên, Hội đồng Nhân dân thành phố khóa VI đã bầu Ủy ban Hành chính thành phố nhiệm kỳ 1974-1977, với 17 ủy viên, gồm Chủ tịch, 6 Phó chủ tịch, 1 ủy viên thư ký và 9 ủy viên khác.

- Chủ tịch: Trần Duy Hưng

- Các Phó Chủ tịch: Trần Vĩ

Trần Duy Dương Nguyễn Thị Bảo (tức Thái Bảo) Hoàng Huy Giao

Nguyễn Đình Hiệp Nguyễn Đức Lạc

- Uỷ viên thư ký: Lê Hoà

- Các ủy viên khác: Nguyễn Xuân Bảo, Lê Xuân Bính, Nguyễn Dung, Dương Ngà, Lê Hữu Tân, Lê Thu, Lê Quang Liêm, Trần Vĩnh Thi,… Từ tháng 3-1976, ông Nguyễn Trung Mai được điều động làm Phó Chủ tịch Uỷ ban Hành chính thành phố.

Uỷ ban Hành chính thành phố đã phân công trách nhiệm của các uỷ viên như sau:

- Chủ tịch: Trần Duy Hưng: phụ trách chung, phụ trách công tác đối ngoại, khối văn xã, trưởng ban thi đua, chủ tịch hội đồng nghĩa vụ quân sự.

- Phó Chủ tịch thường trực: Trần Vĩ, Chủ nhiệm Uỷ ban kế hoạch, phụ trách công tác tổ chức chính quyền.

- Các Phó Chủ tịch:

Trần Duy Dương: phụ trách khối nội chính, khối thương nghiệp, thị chính, đời sống ở nội thành, chủ nhiệm uỷ ban vật giá.

Nguyễn Thị Bảo: phụ trách công tác lợi ích công cộng.

Hoàng Huy Giao: Giám đốc Cục xây dựng, điều hoà, phối hợp đôn đốc công tác thi công của các ngành.

Nguyễn Đình Hiệp: phụ trách khối công nghiệp, thủ công nghiệp, giao thông vận tải, lao động.

- Uỷ viên thư ký: Lê Hoà

- Các uỷ viên khác: Nguyễn Xuân Bảo: Chủ nhiệm Ban Thanh tra; Lê Xuân Bính: Giám đốc Cục Thương nghiệp; Nguyễn Dung: Phó giám đốc Sở Tài chính; Dương Ngà: Trưởng ban tuyển sinh vào các trường đại học và trung học chuyên nghiệp, Giám đốc Sở Giáo dục đào tạo; ủy viên Lê Hữu Tân cùng uỷ viên thư ký quan hệ với các ban của Hội đồng Nhân dân và các đại biểu Hội đồng Nhân dân; đồng chí Lê Thu: Giám đốc Sở Thương binh

xã hội; 2 uỷ viên không phân công chuyên trách là: Lê Quang Liêm và Trần Vĩnh Thi.

Để công tác hoạt động của bộ máy chính quyền đi vào nề nếp, khoa học, đáp ứng yêu cầu của tình mới, khắc phục những khiếm khuyết một thời gian dài sơ tán. Được sự giúp đỡ của Ban Tổ chức Chính phủ, ngày 22-7-

1974, Nghị quyết số 12 NQ/UB về cách làm việc của Uỷ ban Hành chính thành phố được thông qua.

Theo đó, Uỷ ban Hành chính thành phố Hà Nội là cơ quan hành chính của nhà nước ở địa phuơng trực thuộc Trung ương, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân; có trách nhiệm quản lý công - nông nghiệp, thủ công nghiệp, bưu điện, truyền thanh, y tế, xã hội, lợi ích công cộng, quốc phòng, trị

an xã hội và đời sống nhân dân ở địa phương; chấp hành kế hoạch kinh tế, văn hoá, ngân sách, quản lý thị trường và quản lý công tác xây dựng cơ bản.

Về cách làm việc, Uỷ ban Hành chính thành phố họp thường lệ một lần trong tháng, không kể hội nghị bất thường. Chủ tịch và Phó chủ tịch thường trực chịu trách nhiệm thường trực, giải quyết những công việc chung. Thường vụ

Uỷ ban Hành chính thành phố họp 1 tháng 2 đến 3 lần; cứ 3 tháng làm việc với chủ tịch Uỷ ban Hành chính các khu phố, huyện, xã một lần. Các Phó chủ tịch phụ trách từng khối, có lịch làm việc cụ thể với các ngành. Uỷ viên thư

ký giải quyết những công việc hàng ngày của Uỷ ban. Uỷ ban Hành chính thành phố lập chương trình làm việc từng quý, cả năm. Dưới sự chỉ đạo của

Uỷ viên thư ký, Văn phòng Uỷ ban thành phố làm dự thảo chương trình năm, quý gửi cho các ủy viên Uỷ ban thành phố, cán bộ lãnh đạo các sở, trên cơ sở

đó sẽ tiến hành họp để thống nhất chương trình [142; tr 5].

Cùng với những công việc chung về kiện toàn HĐND, UBHC thành phố, phân công phân nhiệm cán bộ các giới các ngành, ngày 10-4-1974, Hội đồng Chính phủ ra quyết định thành lập Ban đại diện hành chính tiểu khu

thuộc thành phố Hà Nội nhằm giúp chính quyền Hà Nội quản lý tốt hơn cơ

sở. Theo quyết định này, các khu phố thuộc thành phố Hà Nội được chia

thành nhiều khu vực nhỏ, gọi là tiểu khu, với quy mô từ hai đến năm nghìn nhân khẩu - Hà Nội đã thành lập được 179 tiểu khu. Mỗi tiểu khu thành lập một cơ quan đại diện của Uỷ ban Hành chính khu phố, gọi là Ban đại diện hành chính tiểu khu. Ban này được Uỷ ban Hành chính khu phố uỷ nhiệm thực hiện thường xuyên một số công tác quản lý nhà nước ở tiểu khu, trực tiếp phục vụ nhân dân và xử lý tại chỗ những việc xảy ra ở đường phố trong phạm vi trách nhiệm được giao nhằm đẩy mạnh công tác chính quyền.

Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban đại diện hành chính tiểu khu được quy định là:

- Thay mặt Uỷ ban Hành chính khu phố tổ chức và động viên nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; chỉ thị, nghị quyết của Uỷ ban Hành chính thành phố, khu phố theo sự hướng dẫn của Uỷ ban Hành chính khu phố.

- Thống kê số liệu, báo cáo tình hình mọi mặt của từng người dân, từng

hộ gia đình,... trong tiểu khu để phục vụ sự lãnh đạo của Uỷ ban Hành chính khu phố.

- Trực tiếp thực hiện một số việc cụ thể như: Công tác quản lý lao động, quản lý thị trường,... do Uỷ ban Hành chính khu phố giao.

- Được Uỷ ban Hành chính khu phố giao một số quyền hạn cụ thể trong việc chứng nhận giấy tờ của nhân dân, việc lập biên bản và xử lý tại chỗ đối với một số vụ phạm pháp ở đường phố.

Tổ chức và chế độ làm việc của Ban đại diện hành chính tiểu khu được xác định: có từ 2-5 cán bộ chuyên trách thuộc biên chế Nhà nước, gồm 1 trưởng ban, 1 hoặc 2 phó ban và uỷ viên, do Uỷ ban hành chính khu phố bổ nhiệm. Ban đại diện tổ chức ra một số tiểu ban chuyên môn giúp việc như:

tiểu ban bảo vệ dân số, tiểu ban đời sống và xã hội,... nơi nào có chợ hoặc có tiểu thương hoạt động thì lập thêm ban quản lý thị trường. Ban đại diện hành

chính tiểu khu có chế độ làm việc thường trực để tiếp dân hằng ngày phù hợp với điều kiện sinh hoạt của nhân dân. [56; tr10-12]

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ USSH Đảng bộ Hà Nội lãnh đạo xây dựng chính quyền phục vụ sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1965-1975) (Trang 57 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)