Chủ trương và quá trình chỉ đạo công tác xây dựng chính quyền

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ USSH Đảng bộ Hà Nội lãnh đạo xây dựng chính quyền phục vụ sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1965-1975) (Trang 47 - 57)

CHƯƠNG 2: ĐẢNG BỘ HÀ NỘI ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN, ỔN ĐỊNH TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI, PHỤC VỤ SỰ NGHIỆP CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC TỪ NĂM 1969 ĐẾN NĂM 1975

2.2. Đảng bộ Hà Nội đẩy mạnh công tác xây dựng chính quyền, ổn định

2.2.1. Chủ trương và quá trình chỉ đạo công tác xây dựng chính quyền

Ngay sau khi đế quốc Mỹ buộc phải ngừng ném bom phá hoại miền Bắc, triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ IV, thành uỷ Hà Nội đã đề

ra chủ trương “Phải ra sức tranh thủ những thuận lợi hiện nay địch chấm dứt chiến tranh ném bom và bắn phá miền Bắc, triển khai nhanh mọi hoạt động xây dựng kinh tế, phát triển văn hoá, xây dựng kinh tế địa phương, đồng thời

đề cao cảnh giác, chủ động đối phó với chiến tranh ác liệt nếu Đế quốc Mỷ trở lại ném bom thành phố… vừa tích cực giải quyết những yêu cầu trước mắt, kiên trì và đẩy mạnh cuộc kháng chiến chống Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn, lại vừa ráo riết khẩn trương chuẩn bị cho hoà bình, kiến thiết theo kế hoạch dài hạn, cải tạo và xây dựng thành phố”[43; tr 2-4].

Chiến tranh đã làm đảo lộn mọi sinh hoạt của thành phố. Lao động

phải huy động cho chiến đấu, sản xuất phải phân tán. Những mặt quản lý kinh

tế - xã hội của thành phố trước đây đã xây dựng nay bị đảo lộn. Vì yêu cầu phải duy trì sản xuất đảm bảo chiến đấu, nhiều cơ sở sản xuất đã chưa tính đến hiệu quả kinh tế. Để hoàn thành nhiệm vụ mới do cách mạng đặt ra, những lề lối lãnh đạo và làm việc của thời chiền cần phải được chấn chỉnh lại cho phù hợp. Những thiếu sót trong chỉ đạo và tổ chức cần nhanh chóng khắc phục. Vì vậy, Thành uỷ và Thường vụ Thành uỷ đã tập trung lãnh đạo, củng

cố và cải tiến lề lối làm việc của các cơ quan lãnh đạo cao nhất của thành phố gồm Thành uỷ, Thường vụ Thành uỷ và Thường trực Uỷ ban hành chính thành phố. Sau đó, Thành uỷ đã đề ra chủ trương cải tiến một bước tổ chức bộ máy của toàn thành phố.

Ngày 18 tháng 6 năm 1968, Thường vụ Thành uỷ đã họp để đánh giá toàn diện những tiến bộ về lãnh đạo, chỉ đạo mọi mặt của Thành phố, đồng thời đề ra những biện pháp nhằm khắc phục những thiếu sót, kiện toàn hơn nữa bộ máy lãnh đạo. Thường vụ Thành uỷ đã tự phê bình về lề lối làm việc phân tán; các đồng chí Uỷ viên thường vụ kiêm nhiệm quá nhiều việc, giữ nhiều chức dẫn tới làm việc sự vụ, thiếu thời gian vật chất để kiểm tra.

Thường trực Uỷ ban không thành một cấp nhưng quyết định hết các việc, làm việc phân tán không giải quyết đồng bộ, kịp thời, nhiều chế độ phức tạp. Bộ máy lãnh đạo toàn thành phố cũng có nhiều hạn chế. Tổ chức các cơ quan của chính quyền phổ biến là cồng kềnh, kém hiệu lực. Sự chỉ đạo của cấp trên bị phân tán, biên chế hành chính gián tiếp nặng nề. Cơ quan nào cũng có tình hình công việc thực sự tập trung vào một số người, còn một số bộ phận hiệu quả thiếu thiết thực. Nhiều cán bộ theo dõi, nhưng nắm tình hình thiếu tập trung, giải quyết kém hiệu lực. Cách làm việc hành chính hoá không sát sản

xuất. Trong quản lý thường chú ý đến chỉ tiêu số lượng. Quản lý lao động vật

tư, tiền vốn còn nhiều lãng phí, tệ tham ô phổ biến nhiều nơi nghiêm trọng.

Trước thực trạng trên, Thành uỷ đã xác định yêu cầu và nội dung cải tiến lãnh đạo, chỉ đạo, lề lối làm việc của Thành uỷ, Thường vụ và thường trực Uỷ ban Hành chính thành phố, vạch ra yêu cầu và nội dung cải tiến bộ máy tổ chức Đảng và chính quyền thành phố theo phương châm: tăng cường

sự lãnh đạo của Đảng, chú trọng cơ sở và giảm nhẹ biên chế hành chính.

Cuộc vận động và cải tiến tổ chức, sắp xếp lại bộ máy quản lý kinh tế - xã hội, giảm nhẹ biên chế chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động của toàn thành phố sau chiến tranh phá hoại lần thứ nhất. Những công việc này khó khăn và phức tạp. Thời kỳ đầu (tháng 4 năm 1969), Thành uỷ quy định một

số biện pháp cụ thể về cải tiến bộ máy với xu thế chia nhỏ tổ chức, chia nhỏ

bộ máy quản lý, chia nhỏ các Cục, Sở. Từ Cục, Sở lại chia nhỏ thành các phòng giúp việc. Việc chia nhỏ này thực tế đã đem lại một số kết quả nhưng dần dần cũng bộc lộ những phân tán, phối hợp phức tạp, chồng chéo, biên chế nặng nề, công việc chậm trễ. Do đó, Thành uỷ đã chủ trương phải bắt đầu từ việc xác định yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp bộ Đảng, chính quyền, các ngành trong thành phố mà định ra các yêu cầu về tổ chức cho hợp lý làm cho bộ máy gọn nhẹ, ổn định, giảm bớt giấy tờ, hiệu lực quản lý

và phục vụ cơ sở được tăng cường, tận dụng tốt các cơ sở vật chất, lao động, giảm nhẹ biên chế gián tiếp. Trên tinh thần đó, một loạt các Ban, Sở, Cục được giải thể và sát nhập lại.[2; tr 196 - 198]

Để hoạt động của các cấp chính quyền đi vào nề nếp khi chiến tranh phá hoại sắp kết thúc, ngày 24-11-1967 Bộ Nội vụ ra Thông tư số 30- NV về hoạt động của HĐND huyện xã và các cấp tương đương theo tinh thần chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường lãnh đạo hoạt động của

HĐND và UBHC các cấp sau cuộc bầu cử. Được sự giúp đỡ của trung ương,

mà trực tiếp là sự chỉ đạo của Bộ nội vụ .

Ngày 28-4-1968, 99,88% cử tri Hà Nội đã tham gia bỏ phiếu bầu Hội đồng Nhân dân thành phố khóa IV, nhiệm kỳ 1968-1971. Tổng số đại biểu trúng cử là140.

Tại kỳ họp thứ nhất (ngày 17/18-5-1968), Hội đồng Nhân dân khóa IV

đã tổ chức 8 ban:

- Ban Kế hoạch - Ban Ngân sách

- Ban Giáo dục - Ban Y tế vệ sinh

- Ban Trật tự trị an - Ban Bổ túc văn hóa

- Ban Nếp sống mới - Ban Thương nghiệp Cũng tại kỳ họp, Hội đồng nhân dân thành phố đã bầu ra ủy ban Hành chính thành phố nhiệm kỳ 1968-1971 với 17 ủy viên:

- Chủ tịch: Trần Duy Hưng

- Các Phó Chủ tịch: Trần Vĩ

Nguyễn Trung Mai Trần Duy Dương Nguyễn Tiến Đức Nguyễn Thị Bảo (tức Thái Bảo)

- Uỷ viên thư ký: Hoàng Huy Giao Các ban thuộc Hội đồng Nhân dân được tổ chức lại, phân công đúng nhiệm vụ. Các ban không làm nhiệm vụ kiểm tra, nghiên cứu, không đi vào những phần nghiệp vụ chuyên môn của các ngành mà tập trung vào nhiệm vụ:

tìm hiểu ý kiến, nguyện vọng của nhân dân về các vấn đề do ban phụ trách;

góp ý kiến với Hội đồng nhân dân trong việc xây dựng và thực hiện những chủ trương công tác ở địa phương. Theo đó, các ban tổ chức các cuộc tiếp xúc với đại biểu nhân dân và cử tri; thu nhận những ý kiến từ các tổ chức đại biểu,

đoàn đại biểu; chuyển ý kiến nguyện vọng của nhân dân tới ủy ban Hành chính giải quyết.

Hội đồng Nhân dân khóa IV đã thông qua Nghị quyết: "Một số vấn đề

về tổ chức, làm việc của Hội đồng nhân dân", trong đó nhấn mạnh tới việc xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa Đảng với chính quyền; các đại biểu Hội đồng nhân dân phải giữ vững liên hệ với Ủy ban hành chính, góp ý kiến với

ủy ban hành chính thành phố trong mọi vấn đề. Đặc biệt, Đảng bộ chỉ đạo điều chỉnh phương thức làm việc của chính quyền thành phố. Cụ thể là Thường vụ Uỷ ban Hành chính phụ trách các khối, đồng thời các đồng chí Phó chủ tịch trực tiếp làm thủ trưởng ngành. Tuy nhiên, phương thức tổ chức này đòi hỏi các đồng chí Phó Chủ tịch phải thường xuyên giải quyết công việc của ngành chuyên môn, ít thì giờ lo công việc chung của khối; công việc chung của khối đều tập trung cho Phó chủ tịch thường trực dẫn đến việc công việc giải quyết chậm, thiếu tính tập thể. Vì vậy, đến năm 1971, các Thường

vụ Uỷ ban, Phó Chủ tịch thôi giữ vị trí thủ trưởng các ngành mà rút về phụ trách từng khối.

Cuối năm 1969, chính quyền thành phố đã thành lập các phòng chuyên môn giúp việc để phù hợp với thời kỳ khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh sau cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất và nhằm tăng cường năng lực cho bộ máy chính quyền

Phòng công nghiệp, Phòng kiến thiết cơ bản, Phòng nông nghiệp, Phòng tài chính thương nghiệp, Phòng văn xã,

Phòng nội chính.

Chức năng của các phòng chuyên môn là giúp Thường vụ Uỷ ban điều

hoà công tác, nghiên cứu báo cáo đề án của các ngành, nghiên cứu hoặc chỉ đạo phối hợp nghiên cứu những vấn đề cải tiến, tổ chức chế độ quản lý các ngành trong khối.

Dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ thành phố, chính quyền Hà Nội đã thực hiện cải tổ lại tổ chức một cách mạnh mẽ. Thời gian tính từ sau chiến tranh phá hoại lần thứ nhất. Đây là chủ trương của Đảng bộ điều chỉnh bộ máy chính quyền cho phù hợp với tình hình mới. Cụ thể như sau:

Nhằm thống nhất bộ máy hành chính kinh tế, xây dựng vào một mối, kết liền các khâu thành một dây chuyền tổ chức quản lý, đầu 1969, cơ quan quản lý nông nghiệp của thành phố có 4 cơ quan: Sở Nông nghiệp, Ban Quản

lý hợp tác xã nông nghiệp, Ty Nông trường, Ty Thuỷ sản. Để thống nhất nhiệm vụ nghiên cứu, hướng dẫn kỹ thuật, từ giữa năm 1969, Uỷ ban Hành chính chuyển Ban quản lý hợp tác xã nông nghiệp sang Sở Nông nghiệp; nhập

Ty Nông trường, Ty Thuỷ sản vào Ty nông nghiệp quốc doanh.

Giữa năm 1969, Uỷ ban Hành chính tiến hành sáp nhập Sở Kiến trúc, Viện thống kê quy hoạch và Ban kiến thiết cơ bản thành Cục xây dựng. Sở công trình thị chính sáp nhập với Sở quản lý nhà đất thành Sở quản lý công trình công cộng, sau đó đổi thành Cục quản lý công trình công cộng. Nhập Ban công nghiệp và Ban Tài chính thành Ban Kinh tế. Nhập Sở Công nghiệp nặng và Sở công nghiệp nhẹ thành Cục công nghiệp. Nhập Sở thương nghiệp,

Sở ăn uống phục vụ, Sở Lương thực thành Cục thương nghiệp.

Tháng 9-1970, Uỷ ban Hành chính thành phố lập Phòng Đê điều - thuỷ văn trực thuộc Uỷ ban Hành chính thành phố làm nhiệm vụ quản lý tất cả hệ thống đê điều, thuỷ văn và thường trực chống bão lụt; nhập Sở nông nghiệp,

Ty nông trường quốc doanh và bộ phận thủy nông của sở thuỷ lợi thành Cục nông nghiệp. Cục nông nghiệp là tổ chức quản lý thống nhất kinh tế tập thể và quốc doanh, kỹ thuật sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất, quản lý thống

nhất các bộ phận kinh tế. Cuối năm 1970, tiến hành tách đài truyền thanh sang trực thuộc Uỷ ban Hành chính thành phố; nhập Sở văn hoá và Sở thông tin gọi là Sở văn hoá thông tin. Tách Phòng Đào tạo, tuyển sinh ở Ban tổ chức chính quyền thành lập Phòng Giáo dục chuyên nghiệp trực thuộc Uỷ ban Hành chính thành phố.

Ngày 18-12-1970, trong báo cáo của Thành ủy Hà Nội về công tác tổ chức và xây dựng chính quyền từ 1968-1970 đã nêu rõ:

Thứ nhất, về công tác cán bộ:

Các vấn đề đã và đang giải quyết: điều động cán bộ về tăng cường cho

cơ sở, khu phố. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phát triển với quy mô thích hợp.

Kiểm sát, bố trí, sử dụng cán bộ khoa học, kỹ thuật. Mạnh dạn phân cấp quản

lý cán bộ cho các cấp, ngành. Tuy nhiên, trong thực hiện vẫn tồn tại một số vấn đề: Cán bộ cũ bắt đầu có xu hướng đuối dần so với yêu cầu cách mạng;

cán bộ trẻ lại chưa có đủ tín nhiệm để kế thừa.

Thứ hai, về cải tiến tổ chức:

Năm 1968, giải quyết vấn đề phân cấp quản lý giữa thành phố với khu phố, huyện. Nội dung phân cấp: giao cho khu, huyện quản lý toàn diện sản xuất và các loại cơ sở kinh tế tập thể; xác định chức năng của khu, huyện được đầy đủ và đúng mức.

Năm 1969, tích cực sắp xếp lại bộ máy quản lý từ thành đến khu, huyện. Thành uỷ đã xây dựng lại nhiệm vụ sắp xếp hợp lý các ban chuyên môn. Thu gọn các cơ quan chuyên môn, bộ máy gọn nhẹ, giảm bớt phối hợp, giảm bớt giấy tờ; tăng cường hiệu lực quản lý và phục vụ cuộc sống hiệu quả hơn.

Năm 1970, Hội đồng Chính phủ ra nghị quyết phát động phong trào lao động sản xuất. Hà Nội đã thực hiện chủ trương này gắn liền với công tác cải tiến tổ chức. Nhiệm vụ cải tiến tổ chức chủ yếu nhằm: giảm nhẹ biên chế

hành chính, điều chỉnh hợp lý sức lao động.

Thường vụ UBHC thành phố đã chỉ đạo Cục, Sở quy định lại nhiệm vụ

tổ chức, biên chế từng phòng trong từng cơ quan. Đây là lần đầu tiên được tổ chức, biên chế chặt chẽ. Trước đây, mỗi Cục, Sở có tới trên dưới 10 phòng giúp việc, nay nói chung chỉ 3-5 phòng; một vài cơ quan lớn mới có 7 phòng.

Biên chế hành chính so với số hiện có mặt có thể giảm được hơn 1.000 người (35%). Biên chế hành chính có mặt tháng 12/1969: 3.107 người, số lĩnh lương tháng 11/1970: 2.795 người. Như vậy quỹ lương hành chính giảm được 312 người. [51; tr13-38]

Thực tế, việc điều chỉnh hợp lý hoá sức lao động tích cực nhưng chưa giảm được bao nhiêu vì đa số biên chế và số chuyển sang trực tiếp lao động còn quá ít. Bên cạnh việc cơ cấu lại bộ máy chính quyền Hà Nội, Đảng bộ thành phố chỉ đạo giải quyết ổn thoả việc làm cho cán bộ, nhân viên dôi ra sau biên chế.

Tháng 4/1971, Đảng bộ Hà Nội tiến hành Đại hội lần thứ V. Sau khi đánh giá cố gắng của Đảng bộ lãnh đạo chuyển hướng kinh tế thành phố từ phân tán về tập trung, nỗ lực phục hồi sản xuất, nêu cao cảnh giác, sãn sàng chiến đấu và tích cực chi viện tiền tuyến, Đại hội đã đề ra phương hướng cho nhiệm kỳ mới. Đại hội khẳng định: Trong bất cứ tình huống nào Đảng bộ và nhân dân thủ đô phấn đấu thực hiện tốt hai mục tiêu lớn là:

“1. Kiên trì chống Mỹ, cứu nước, bảo đảm chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến đánh thắng hoàn toàn giặc Mỹ xâm lược và bè lũ tay sai.

2. Trong hoàn cảnh nào cũng phải tiếp tục xây dựng Chủ nghĩa Xã hội; giữ vững và đẩy mạnh sản xuất trong điều kiện có chiến tranh, đảm bảo đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân” [52; tr 6].

Để thực hiện được những nhiệm vụ trên đây, về công tác chính quyền, Đảng bộ Hà Nội chủ trương:

- Cần chuẩn bị và thực hiện tốt việc bầu cử HĐND và UBHC các cấp, đảm bảo phương châm khẩn trương, thận trọng, làm đúng pháp luật; đảm bảo thành phần rộng rãi, xứng đáng đảm đương nhiệm vụ lãnh đạo kinh tế- văn hoá trong giai đoạn mới. Coi trọng thành phần trực tiếp sản xuất ở các hợp tác xã và công nông trường, xí nghiệp. Nhân dịp này tiếp tục mở rộng dân chủ, nâng cao hơn nữa nhận thức về quyền làm chủ đất nước trong cán bộ, nhân dân, làm cho mọi người gắn bó hơn nữa với chính quyền, phát huy nhiệt tình yêu chủ nghĩa

xã hội và tích cực tham gia mọi mặt công tác quản lý Nhà nước.

- Củng cố một bước bộ máy chính quyền từ thành phố đến xã bao gồm các cơ quan: HĐND, UBHC, toà án, lực lượng dân quân, đồng thời phải tích cực hơn nữa việc rèn luyện, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho có chất lượng tốt hơn.

Thi hành chủ trương của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng, quyết định của Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Hội đồng Chính phủ, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Hà Nội, ngày 25-4-1971, cử tri Hà Nội đã tham gia bỏ phiếu bầu Hội đồng Nhân dân khóa V. Cuộc bầu cử đã lựa chọn được

140 đại biểu đại diện cho công nhân, nông dân tập thể, trí thức, nhân sĩ dân chủ vào Hội đồng Nhân dân thành phố khóa V. Hội đồng Nhân dân khóa V đã

tổ chức các ban:

- Ban Y tế - Vệ sinh

- Ban Giáo dục thanh thiếu niên

- Ban Kế hoạch và Ngân sách

- Ban Nếp sống văn minh

- Ban Trật tự trị an

- Ban Giáo dục phổ thông và mẫu giáo vỡ lòng

- Ban Thương nghiệp đời sống

- Ban Dân số và sinh đẻ có kế hoạch

- Ban Nhà cửa...

Tại kỳ họp thứ nhất, Hội đồng Nhân dân thành phố khóa V đã bầu ra

Uỷ ban Hành chính thành phố, nhiệm kỳ 1971-1974:

- Chủ tịch: Trần Duy Hưng

- Các Phó Chủ tịch: Trần Vĩ

Trần Duy Dương Nguyễn Thị Bảo (tức Thái Bảo) Nguyễn Trung Mai

Nguyễn Đức Lạc

Vũ Định

- Uỷ viên thư ký: Hoàng Huy Giao Đầu những năm 70, Đảng bộ Hà Nội tiếp tục thực hiện chủ trương tinh gọn bộ máy tổ chức chính quyền. Chính vì vậy, từ năm 1972, thực hiện chủ trương của Đảng bộ, Ủy ban Hành chính thành phố thí điểm quản lý trực tiếp các công ty và xí nghiệp thuộc Cục Xây dựng bằng hai cách: sử dụng các cơ quan nghiệp vụ của thành phố làm việc trực tiếp với các công ty xây dựng; lập

bộ phận văn phòng xây dựng tại Văn phòng Uỷ ban Hành chính để giúp Thường vụ Uỷ ban trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra các công ty xây dựng. Điều chỉnh này khác so với những năm trước là mối quan hệ giữa Uỷ ban Hành chính thành phố với cơ sở phải qua một số cấp trung gian. Đây là bước thí điểm để đi tới thực hiện xóa bỏ cấp quản lý trung gian không cần thiết cho phù hợp với tình hình thực tiễn.

Như vậy, chỉ trong thời gian trên dưới ba năm, chính quyền thành phố

Hà Nội từ HĐND, UBHC, đến các cơ quan chuyên môn trực thuộc thành phố

cơ bản đã được chấn chỉnh một bước phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh mới của thành phố sau nhiều năm chiến tranh, phân tán chuyển về tập trung. Điều

đó có ý nghĩa vô cùng quan trọng để Hà Nội bước vào thời kỳ mới, thời kỳ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ USSH Đảng bộ Hà Nội lãnh đạo xây dựng chính quyền phục vụ sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1965-1975) (Trang 47 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)