Năng lực Tư duy khoa học

Một phần của tài liệu thiết kế hệ thống bài tập thực tiễn để tổ chức dạy học chủ đề vật sống khoa học tự nhiên 6 trung học cơ sở nhằm phát triển năng lực tư duy khoa học cho học sinh (Trang 23 - 26)

1.1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu

1.1.2. Năng lực Tư duy khoa học

1.1.2. ỉ. Một so nghiên cứu về năng lực tư duy khoa học trên thế giới

Trên thế giới NL TDKH cũng đã được quan tâm, nhiều tác giả đã nghiên cứu về nó:

Corinne Zimmerman (2007), đã tìm hiếu về sự phát triển TDK.H ở tiểu học và trung học cơ sở, tác giả định nghĩa TDKH bao gồm kỳ năng liên quan đến việc điều tra, thử nghiệm, đánh giá bằng chứng và suy luận được thực

hiện nhằm phục vụ cho việc thay đổi khỏi niệm hoặc hiểu biết khoa học. Theo 9 JL < • ô •• •

đó, phát triển NL TDKH là việc tập trung vào việc suy nghĩ và kỳ năng suy luận hỗ trợ việc hình thành và điều chỉnh các khái niệm và nhận thức về thế giới tự nhiên và xã hội [46],

Năm 2010, Deanna Kuhn đã khẳng định TDKH kết nối với các hình thức tư duy khác chẳng hạn như suy luận và giải quyết vấn đề. Đặc biệt, tác giả nhấn mạnh mối liên hệ của TDKH với tư duy phản biện. Đồng thời tác giả

đã chỉ ra nguồn gốc phát triển cùa NL TDKH xuất hiện từ rất sớm, ví dụ như trẻ mẫu giáo thể hiện về suy nghĩ của chính mình và của người khác. Đốn 3 tuồi, trẻ thể hiện một số nhận thức về quá trình tư duy của chính mình và phân biệt suy nghĩ về một vật thể [42],

14

Thitima, Gamlunglert, Chaijaroen, Sumalee (2012) đã khăng định NL TDK.H của học sinh là kỳ năng tư duy bậc cao, là khả năng của các cá nhân để tìm kiếm kiến thức trong lý luận quy nạp và diễn dịch để nghĩ ra một câu trả

lời hoặc xác định và để khám phá việc kiểm tra khoa học về các sự kiện. Các • • I • • • • tác giả cũng đề ra NL TDKH gồm 4 giai đoạn: điều tra, phân tích, suy luận và lập luận [44],

David Klahr, Corinne Zimmerman và Bryan J. Matlen (2018), các tác giả đồng quan điểm với Deanna Kuhhn về nguồn gốc của NL TDKH, nó xuất hiện từ khi đứa trẻ ở lứa tuồi mẫu giáo. Các tác giả khẳng định giá trị và tầm quan trọng của việc phát triển NL TDKH ở trẻ [41],

Jamie J Jirout (2020), khẳng định trí tò mò rất quan trọng trong sự phát triển NL TDKH: thúc đẩy hành vi tìm kiếm thông tin, dẫn đến hành vi đặt câu hỏi và tìm kiếm thông tin khác, có thể kích hoạt kiến thức liên quan trước đó

và hỗ trợ sâu hơn [40].

Như vậy, trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về NL TDKH và chỉ

ra vai trò của NL TDK.H là cần thiết trong sự phát triển của con người. NL TDKH có thể hình thành từ rất sớm, đồng thời nó hồ trợ việc hình thành, điều chỉnh các khái niệm, nhận thức về thế giới tự nhiên và xã hội. Ngoài ra, trí tò

mò đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển NL TDK.H của con người. Điều này khẳng định thêm về cơ hội phát triển NL TDKH khi học tập tìm tòi khám phá ở HS.

1.1.2.2. Một sổ nghiên cứu về năng lực tư duy khoa học ở Việt Nam

Ở Việt Nam, các cuộc thi về nghiên cứu Khoa học trong các nhà trường THCS, THPT, Đại học đang được đẩy mạnh do vậy NL TDKH cần được quan tâm và đánh giá thường xuyên đối với HS, sinh viên.

15

Theo tác giả Hoàng Thu Hương (2001), cho răng “ Tư duy khoa học là

chìa khoả mở ra cánh cửa bước vào thế giới khoa học." [21]

Theo tác giả Nguyễn Như Thơ (2002), một trong nhũng hoạt động sống

cơ bản nhất của loài người là tư duy nói riêng, nhận thức nói chung. Tư duy là quá trình phức tạp bao gồm các thao tác như: phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hoá, khái quát hoá,... theo một logic nhất định. Những thao tác trên

có quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ nhau trong quá trình tư duy mặc dù chúng có nội

dung khác nhau. NL TDK.H là khả năng sử dụng các khái niệm, phạm trù, phán đoán, kết hợp với các thao tác tư duy: phân tích, tổng hợp, trừu tượng hoá, khái quát hoá... nhằm đem lại sự hiểu biết đúng đắn về bản chất, tính tất yếu, tính quy luật của hiện thực. Qua đó đó chúng ta có được những tri thức chính xác, sâu sắc, chặt chẽ, logic và hệ thống về thế giới khách quan. Một ý nghĩa to lớn của NL TDKH đó là đưa lý luận khoa học vào cuộc sống, cải tạo

tự nhiên nhằm phục vụ nhu cầu của con người. Quá trình phát triển NL TDKH của người học phụ thuộc vào nhiều điều kiện, nhiều yếu tố khác nhau trong đó hoạt động giáo dục, cụ thề là quá trình dạy - học trong trường học có ảnh hưởng trực tiếp và quan trọng nhất. Chính vì vậy, phát triển NL TDKH cho người học là một quá trình có nhiều khó khăn, phức tạp cần thời gian dài đòi hỏi sự nồ lực từ phía người học và người dạy [31].

Như vậy, ở Việt Nam NL TDKH được nhìn nhận và đánh giá cao ở một

số tác giả trong thời gian gần đây, nhưng nó chưa được phổ biến rộng rãi. NL TDKH chưa được quan tâm đúng mức và đầu tư nghiên cứu. Hiện nay, chưa

có nghiên cứu cụ thể nào về khung NL TDKH và đánh giá NL TDKH đối với

HS, THCS.

Từ những tìm hiểu tổng quan tình hình nghiên cứu về BTTT, NL TDK.H trên thế giới và Việt Nam, chúng ta có thể thấy BTTT và NL TDKH đã được đánh giá cao và có nhiều đề tài nghiên cứu về vai trò và thiết kế BTTT

16

ứng dụng trong dạy học trên thế giới. Ớ Việt Nam, BTTT cũng đã có sự quan tâm của nhiều tác giả và trở thành xu thế trong dạy học phát triển năng lực hiện nay; về NL TDKH cũng đang được nhìn nhận một cách tích cực nhưng còn thiếu khung năng lực để nhìn nhận và đánh giá; việc tổ chức hoạt động dạy học chưa thực sự tập trung phát triển NL TDKH cho HS. Môn KHTN có nội dung kiến thức gần gũi với thực tế, cung cấp cho người học những kiến thức về khoa học cần thiết, rất phù hợp với việc phát triển NL TKKH. Vì vậy, chúng tôi xác định càn thiết kế khung năng lực cụ thể để GV có thể làm căn

cứ nhìn nhận và đánh giá NL TDKH cho HS, đồng thời thông qua việc thiết kế BTTT để tổ chức dạy học môn KHTN giúp phát triển năng lực này cho người học.

Một phần của tài liệu thiết kế hệ thống bài tập thực tiễn để tổ chức dạy học chủ đề vật sống khoa học tự nhiên 6 trung học cơ sở nhằm phát triển năng lực tư duy khoa học cho học sinh (Trang 23 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)