Nguyên tắc thiết kế bài tập thực tiễn

Một phần của tài liệu thiết kế hệ thống bài tập thực tiễn để tổ chức dạy học chủ đề vật sống khoa học tự nhiên 6 trung học cơ sở nhằm phát triển năng lực tư duy khoa học cho học sinh (Trang 69 - 75)

6, Trung học cơ sở

2.3.1. Nguyên tắc thiết kế bài tập thực tiễn

Các BTTT được chúng tôi xây dựng theo các nguyên tăc sau:

Nguyên tắc 1: Đảm bảo tính chính xác, khoa học. Đảm bào tính chính xác, khoa học cùa kiến thức là nguyên tắc chủ yếu trong việc thiết kế các BTTT. Việc đưa những kiến thức khoa học cùa môn KHTN vào trong bài tập được thiết kể phải chính xác, khoa học, không được gây tranh cãi hoặc sai lệch kiến thức. Việc lựa chọn các sự kiện, sự liên hệ giữa các sự kiện với kiến thức khoa học phải có sự tương quan hợp lý và có tính hệ thống. Mặt khác, việc thiết kế phải đảm bảo khi học sinh tiếp nhận vấn đề, giải quyết vấn đề và những kiến thức mà học sinh rút ra được phải phù hợp với nội dung và mục tiêu của bài học đề ra.

Nguyên tắc 2: Đảm bảo tính thực tiễn. Nguyên tắc này xuất phát từ nguyên lý giáo dục của Đảng: “Học đi đôi với hành”; “Lý luận gắn với thực

60

tiễn”; “Nhà trường gắn liền với xã hội”. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã nhấn mạnh: “Sự thống nhất giữa lí luận và thực tiễn là nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin”. Xác định mối liên hệ chặt chẽ, thiết thực của kiến thức giáo khoa với kiến thức thực tiễn cuộc sống. Các bài tập được thiết kế phải mang tính thực tiễn, có tính ứng dụng cao, phải gắn liền với cuộc sống xung quanh, với thiên nhiên - môi trường. Mục tiêu của nguyên tắc này là thông qua việc giải quyết các bài tập thực tiễn, học sinh được trang bị kiến thức cơ bản đế có thế đối mặt và thích ứng được với những sự việc, hiện tượng xảy ra thật trong cuộc sống một cách dễ dàng.

Nguyên tắc 3: Đảm bào tính hệ thống, logic, ngắn gọn. Một trong những nguyên tắc quan trọng trong việc thiết kế BTTT là tính hệ thống, logic

và tính ngan gọn của bài tập. Vì thời gian của tiết học là cỏ giới hạn, việc đưa quá nhiều chi tiết, sự kiện hoặc kiến thức vào trong bài tập sẽ gây khó khăn học sinh khi tiếp nhận vấn đề nên bài tập cần phải ngắn gọn, súc tích và đầy

đù thông tin, không quá thừa hoặc quá thiếu. Tuy nhiên, bài tập cần được thiết

kế một cách có hệ thống và logic theo chương bài, mức độ phát triển của HS. Các diễn biến sự kiện hợp lý, các câu hỏi được cấu trúc rỗ ràng, từng phần để thông qua việc trả lời các câu hỏi, học sinh có thể tiếp nhận kiến thức một cách nhẹ nhàng và hiệu quả nhất.

Nguyên tắc 4: Đảm bảo tính phân hỏa, vừa sức, phát huy tính tích cực. BTTT được thiết kế và sử dụng phái đàm bảo tính phân hóa, tính vừa sức và phát huy được tính tích cực tìm tòi, học hỏi ở HS. vấn đề thực tiễn đặt ra cỏ nội dung quá dễ hoặc quá khó đối với trình độ nhận thức của học sinh sẽ tạo nên tâm lý chán nản, coi thường hoặc bất mãn và sẽ không tạo được hiệu quả cao khi giảng dạy. Tuy nhiên, BTTT cũng phải được thiết kế đế phân hóa học sinh, xen kẽ những câu hởi dễ, khó với nhau để tất cả học sinh đều có cơ hội trả lời.

61

Nguyên tăc 5: Đảm bảo tính giáo dục. Nội dung của môn học nào cũng mang tính giáo dục và KHTN cũng không ngoại lệ. Nội dung SGK K.HTN

chứa đựng các sự kiện và các quy luật duy vật biện chứng của sự phát triển

r r _ _ _

9 1 on /\ 9 4- r 1 9 • 4. 9 1? *

của tụ nhiên. Trên cơ sở đó, việc thiêt kê tình huông cũng phai đảm bảo vê mặt nội dung và tư tưởng nhằm giáo dục học sinh có tư tưởng chính trị rõ ràng, có the giới quan, nhân sinh quan đúng đắn.

Nguyên tắc 6: Kích thích hứng thú, khả năng tư duy, sáng tạo của

người học. BTTT có mục đích kích thích hứng thú học tập và khả năng sáng tạo của học sinh. Chính vì thế, BTTT được thiết kế phải hay, hấp dẫn, sinh động, gần gũi, chứa nhiều mâu thuẫn nhận thức từ đó khơi gợi được khả năng, hứng thú của học sinh, qua đó phát triển kĩ năng tư duy cho học sinh, giúp học sinh giải quyết vấn đề trong thực tiễn.

2.3.2. Quy trình thiết kế bài tập thực tiễn

Trên cơ sở tham khảo quy trình của Lê Thanh Oai (2016) [26], Đinh Quang Báo (2020) [2] chúng tôi đề xuất quy trình thiết kế BTTT gồm 5 bước (hình 2.3):

62

Bước 1

Xác định mục tiêu cần đạt của bài học hoặc chủ đề.

Bước 2

Xác định kiến thức có thề thiết kế bài tập thực tiễn.

Bước 3

Tìm kiêm các thông tin thực tiên liên quan.

Bước 4

Thiết kế bài tập thực tiễn.

Chỉnh sửa và hoàn thiện bài tập thực tiên.

Bước 5

Hình 2.3. Quy trình thiết kế hài tập thực tiễn

Bước 1: Xác định• • • • • mục tiêu cần đạt của bài học hoặc chủ đề

Khi thiết kế BTTT việc xác định mục tiêu cụ thể của từng bài học vô cùng quan trọng. Đây là bước bản slề kim chỉ nam quyết định nội dung của bài tập đưa ra. Vì vậy, khi thiết kể BTTT GV cần phải bám sát chương trình học, dựa trên các mục tiêu cụ thể của mồi bài học, kiến thức học sinh cần nắm

vừng qua từng bài học cũng như trình độ chung của cả lớp từ đó xây dựng mục tiêu chung cho cả lóp. Bên cạnh đó, trong dạy học bằng BTTT, GV cần tính toán sao cho độ khó của các nhiệm vụ đưa ra cần phù hợp với mặt bằng chung của cả lóp, nghĩa là vừa sức với cả học sinh khá và yếu. Vì vậy ngoài xây dựng mục tiêu chung, GV cần xây dựng cả các mục tiêu riêng cho từng nhóm học sinh.

Đê làm được điêu trên, GV cân bám sát theo chuân kiên thức của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đồng thời, tuỳ trình độ của học sinh của từng lớp GV

63

đưa ra các mục tiêu cần có. Ngoài ra, BTTT là 1 phương pháp gắn kết giữa kiến thức, phẩm chất và năng lực, do đó, khi soạn giáo án GV cần chú trọng thiết kế các hoạt động thực tiễn đảm bảo phát triển các năng lực giải quyết vấn đề qua đó có khả năng khám phá tìm ra kiến thức.

Bước 2: Xác định kiến thức thể thiết kế bài tập thực tiễn.

Sau khi đã xác định mục tiêu, để xác định phần kiến thức được hỏi trong BTTT, GV cần nghiên cứu bài học trong SGK - là tài liệu cũng như phương tiện dạy và học của cả người dạy lẫn người học. GV cần xác định được bài đó thuộc chương nào, phần nào, kiến thức trọng tâm của bài là gì, phân tích các hình ảnh, đồ thị, bảng biểu có trong bài, hiểu và nắm được cấu trúc của bài từ đó chia bài ra thành các phần sao cho hợp lý logic học sinh dễ hiểu bài hơn, đây chính là bước lập dàn bài khi soạn giáo án của GV. Khi đã hiểu và nắm rõ cấu trúc nội dung GV mới có thể chọn ra nội dung phù hợp để xây dựng BTTT.

Trong mồi bài học có nhiều mục tiêu, nội dung kiến thức cần truyền đạt đến học sinh, nhưng không phải tất cả các kiến thức đó có thể truyền tải được thành BTTT. Do đó, khi đã xác định được cấu trúc nội dung của bài, GV cần lựa chọn ra các kiến thức có khả năng xây dựng qua BTTT. Lựa chọn đó dựa trên việc quán triệt các nguyên tắc xây dựng BTTT, mục tiêu của bài học,

học lực của học sinh và nội dung của phần kiến thức được chọn có liên hệ • • • • • • • được các vấn đề thực tiễn đời sống, nhũng nội dung gây sự mầu thuần giữa lí thuyết và thực tiễn,....Qua đó, GV định hướng tập trung thiết kế các hoạt động hình thành kiến thức theo hướng GQVĐ, phát triển NL TDKH.

Bước 3: Tìm kiếm các thông tin thực tiễn liên quan.

Dựa vào kiến thức đã xác định để thiết kế BTTT ở bước 2 từ đó GV định hướng cho việc tìm kiếm các thông tin liên quan đến thực tiễn. Các thông tin có thế là một đoạn trích trong bài báo, các hình ảnh, video hoặc các

64

thí nghiệm có nội dung liên quan đên kiên thức đã xác định trong bài học. Những thông tin đó có thể là các sự vật, hiện tượng xuất hiện trong tự nhiên,

HS có thể đã biết hoặc lần đầu được biết đến. Từ đó, GV cần xác định kiến thức nền đã có của HS để thu thập và chọn lọc, gia công sư phạm dữ liệu làm xuất hiện tình huống nhận thức thực tiễn. Mô hình hóa tình huống nhận thức

đó bằng BTTT dưới dạng câu hởi, dự án, đề tài,... Có thể tìm kiếm dừ liệu là các sự vật, hiện tượng tồn tại, nảy sinh trong môi trường tự nhiên, xã hội mà

HS trực tiếp bắt gặp hoặc thông qua các nguồn thông tin đa dạng (các hình

ảnh, các đoạn video, các thí nghiệm, các bài báo, đoạn văn... trên các trang web tin cậy, các sách, báo, tạp chí...). Sau khi thu thập được nguồn dữ liệu,

GV cần dựa vào ma trận đã lập, sắp xếp các dữ liệu đó theo chủ đề và sẽ tạo thành ngân hàng dữ liệu phục vụ cho các mục đích sư phạm khác nhau.

Bước 4: Tiến hành xây dựng và thiết kế bài tập thực tiễn.

GV sử dụng các dữ liệu đã được tìm kiếm ở bước 3 và dựa vào mục tiêu của bài học để sắp xếp các thông tin này theo chủ đề. Kết hợp với kiến thức nền

đã có của HS, GV sẽ gia công sư phạm các dừ liệu đó thành các tình huống nhận thức thực tiễn. Từ đó, chọn hình thức thể hiện dừ kiện của bài tập cho phù hợp (câu hỏi, dự án, đề tài,...). Cuối cùng, dựa trên các căn cứ và nguyên tắc thiết kế BTTT, GV đưa ra các nhiệm vụ của bài tập phù hợp với mục tiêu đã đặt ra.

Bước 5: Chỉnh sửa và hoàn thiện bài tập thực tiễn.

Kiểm tra nội dung và hình thức BTTT thông qua tham khảo ý kiến cửa những người có kinh nghiệm liên quan đến xây dựng và sử dụng BTTT, đồng nghiệp; sử dụng BTTT để thực nghiệm sư phạm. Dựa trên quả thực nghiệm

sư phạm tiến hành điều chỉnh, hoàn thiện BTTT sao cho phù hợp.

65

2.3.3. dụ minh hoạ cho quy trình

Ví dụ: áp dụng quy trình cho “Bài 32: Nấm ” (KHTN 6), bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống.

- Bước 1: Xác định• • • • mục tiêu của bài học hoặc chủ đề

+ Kiến thức: Một số đại diện cùa nấm; sự đa dạng của nấm; vai trò của

nấm trong tự nhiên và trong đời sống; một số bệnh do nấm gây ra và cách

phòng, tránh bệnh.

+ Năng lực: (1) Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách

giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về sự đa dạng của nấm, vai trò và các bệnh do nấm gây ra. (2) Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhỏm để

kể tên được các loại nấm và môi trường sống, vai trò của nấm, các bệnh do nấm gây ra. (3) Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ để tìm ra cùng tìm ra các biện pháp phòng tránh các bệnh về nấm. (4) Năng lực khoa học tự nhiên: Ke tên được một số lọai nấm và môi trường sống của chúng. Phân loại được 3 đại diện của nấm dựa vào cấu trúc của cơ quan bào tứ. Nhận biết được vai trò của nấm trong tự nhiên và trong đời sống con người. Nhận biết được một số bệnh do nấm gây ra và nêu các cách phòng, chống. Vận dụng kiến thức để giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn như: tại sao khi sử dụng thức phẩm chúng ta cần phải xem hạn sử dụng và quan sát màu sắc của thức phẩm, ...

+ Phâm chất: (ỉ) Chăm học: chịu khó tìm tòi tài liệu và thức hiện nhiệm vụ \ / • • • • • •

cá nhân nhằm tìm hiểu về nấm. (2) Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thưc hiện nhiệm vụ thảo luận về các đặc điểm về sự đa dạng, vai trò và các bệnh do nấm gây ra.

Một phần của tài liệu thiết kế hệ thống bài tập thực tiễn để tổ chức dạy học chủ đề vật sống khoa học tự nhiên 6 trung học cơ sở nhằm phát triển năng lực tư duy khoa học cho học sinh (Trang 69 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)