Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và vai trò của Liên Xô và các nước Đồng minh trong chiến thắng chủ nghĩa phát xít

Một phần của tài liệu Sgv Lsdl 9 Kntt.docx (Trang 61 - 64)

a) Nội dung chính

- Nguyên nhân thắng lợi

- Là cuộc chiến tranh phi nghĩa do phe phát xít gây ra, đổng thời cũng là cuộc chiến tranh chính nghĩa của phe Đổng minh, các dân tộc bị phát xít chiếm đóng và của các lực lượng tiến bộ trên thế giới.

- Tinh thần chiến đấu kiên cường, dũng cảm của quân dân các nước Đồng minh, đặc biệt

là Hồng quân Liên Xô.

- Các dân tộc, toàn nhân loại luôn đoàn kết, kiên cường, sát cánh cùng lực lượng Đổng minh chiến đấu vì nển hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

- Ý nghĩa

- Giúp nhân loại thoát khỏi thảm hoạ của chủ nghĩa phát xít, tạo nên bước chuyển biến căn bản của tình hình thế giới sau chiến tranh: hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa ra đời, tưOng quan giữa các nước tư bản chủ nghĩa thay đổi,...

- Tạo điều kiện cho phong trào giải phóng dân tộc, phong trào vì hoà bình, dân chủ và tiến bộ xã hội phát triển.

- Vai trò của Liên Xô và các nước Đổng minh trong chiến thắng chủ nghĩa phát xít

Liên Xô, Mỹ, Anh là lực lượng đi đẩu, giữ vai trò trụ cột, quyết định thắng lợi, trong đó Liên Xô có vai trò quyết định nhất.

b) Kênh hình cơn khai thác

Hình 4.6. Tượng đài vinh danh chiến sĩ Hồng quân ở thành phô' Béc-lin (Đức): Tượng đài được xây dựng ở Đức để tưởng nhớ, vinh danh những chiến sĩ Hồng quân đã ngã xuống trong cuộc chiến đấu chống chủ nghĩa phát xít.

c) Gợi ý các hình thức tổ chức dạy học

+ GV có thể chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm thảo luận và trả lời một câu hỏi hoặc tổ chức cho HS lần lượt thực hiện từng câu hỏi theo tiến trình trong SGK:

+ Nhóm 1: Vì sao phát xít Đức, I-ta-li-a và quân phiệt Nhật Bản bị tiêu diệt trong Chiến

tranh thê'giới thứ hai?

+ Nhóm 2: Thắng lợi của Liên Xô và các nước Đồng minh trong Chiến tranh thê' giới

thứ hai có ý nghĩa lịch sử như thê'nào?

+ Nhóm 3: Liên Xô và các nước Đông minh có vai trò như thế nào trong việc tiêu diệt

chủ nghĩa phát xít?

+ GV lần lượt gọi đại diện từng nhóm trả lời, các HS khác trong nhóm có thể bổ sung thêm (nếu có).

6

0

+ GV nhận xét và chốt lại nội dung: Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh phi nghĩa do phe phát xít gây ra và “kẻ gieo gió phải gặp bão”, các dân tộc bị phát xít chiếm đóng

và lực lượng tiến bộ trên toàn thế giới đã đoàn kết, kiên cường sát cánh cùng lực lượng Đồng minh chiến đấu vì nền hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiễn bộ xã hội,... Chiến tranh kết thúc giúp nhân loại thoát khỏi thảm hoạ của chủ nghĩa phát xít, tạo nên chuyển biến căn bản của tình hình thế giới. Trong cuộc chiến tranh này, Liên Xô, Mỹ, Anh là lực lượng đi đẩu, giữ vai trò trụ cột, quyết định thắng lợi, trong đó Liên Xồ có vai trò quyết định nhất.

Yêu cãu căn đạt: HS nêu được nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử, vai trò của Liên Xô

và các nước Đồng minh trong chiến thắng chống chủ nghĩa xã hội như phần a. Nội dung chính

trên.

3. Luyện tập

Câu 1. GV có thể tổ chức cho cá nhân thực hiện trong giờ học. HS lựa chọn những sự

kiện quan trọng của Chiến tranh thế giới thứ hai nhũ: mở đầu, kết thúc, các sự kiện tạo ra bước ngoặt của cuộc chiến tranh để xây dựng trục thời gian.

Câu 2. GV giao cho cá nhân HS thực hiện ở nhà. GV hướng dẫn HS đánh giá vai trò của

Liên Xô và các nước Đồng minh trong chiến thắng chủ nghĩa phát xít. Gợi ý: Liên Xô giữ vai trò là lực lượng đi đầu và là một trong những lực lượng chủ chốt góp phần quyết định thắng lợi trong chiến thắng chủ nghĩa phát xít. Dẫn chứng: Mặt trận Đồng minh chống phát xít được thành lập với ba trụ cột là Liên Xô, Mỹ, Anh đã tạo điều kiện để quân Đồng minh chuyển sang phản công; Hổng quân Liên Xô giành thắng lợi tại Xta-lin-grát, mở ra cục diện phản công của quân Đồng minh; quân Đồng minh đã giải phóng nước Pháp; Hồng quân Liên Xô mở chiến dịch công phá Béc-lin, buộc Đức phải kí văn kiện đầu hàng không điều kiện.

4. Vận dụng

GV giao nhiệm vụ này cho HS thực hiện ở nhà. HS cần vận dụng những kiến thức đã học

để áp dụng vào thực tiễn, GV yêu cầu HS suy nghĩ độc lập, làm việc cá nhân để rút ra bài học đối với việc bảo vệ hoà bình thế giới hiện nay. Gợi ý: tham gia tuyên truyền phản đối chiến tranh, chia sẻ trách nhiệm bảo vệ nền hoà bình thế giới,...

"'ffl TÀI LIỆU THAM KHẢO

• Quân Đức đánh chiếm châu Âu (1939 - 1941)

Sau khi tấn công Ba Lan, với ưu thế tuyệt đối vê' sức mạnh, Đức đã nhanh chóng đánh tan quân đội Ba Lan và bao vây Thủ đô Vác-sa-va.

Sau khi chiếm xong Ba Lan và một số nước Đông Âu, Đức chuyển sang tấn công phía tây,

mở đầu là xâm chiếm Đan Mạch và Na Uy. Từ ngày 10-5 đến ngày 4 - 6 - 1940, Đức đã thọc sâu vào nước Pháp, buộc Pháp phải đầu hàng, tàn quân Anh - Pháp tháo chạy sang Anh. Chính phủ Pháp bỏ Pa-ri chạy vê' Boóc-đô và đưa Thống chế Pê-tanh lên cầm quyền để xin đình chiến với Đức. Nước Pháp đã bại trận sau 6 tuần chiến đấu.

Tháng 6 - 1940, không quân Đức bắt đầu tiến hành đánh phá nước Anh bằng những trận oanh tạc nặng nề.

Tiếp đó, phát xít Đức chuyển sang bành trướng ở Đông Nam Âu. Hít-le dùng thủ đoạn chính trị kết hợp với sức ép quân sự đã lôi kéo được Ru-ma-ni (10 - 1940), Hung-ga-ri (11 -

1940) và Bun-ga-ri (3 - 1941) gia nhập Hiệp ước Tam cường của phe Trục, mở đường cho Đức tiến quân vào ba nước này. Đển tháng 4 - 1941, Đức tấn công Nam Tư và Hy Lạp. Cả vùng Đông Nam Âu thuộc vể Đức.

Như vậy, từ năm 1939 đến mùa hè năm 1941, Đức đã lần lượt đánh chiếm hầu hết các nước châu Âu một cách nhanh chóng và hầu như không bị tổn thất đáng kể. Đó cũng là cơ sở quan trọng để Đức bắt đầu tấn công và tiến sâu vào lãnh thổ Liên Xô.

• Hồng quân Liên Xô truy kích quân phát xít ở thành phố Xta-lin-grát

Ngày 10 - 1 - 1943, Hồng quân Liên Xô nổ súng, mở đầu cuộc tấn công tiêu diệt đạo quân phát xít bị bao vây ở Xta-lin-grát. Sau những đòn tấn công sấm sét của Hồng quân, mặc dù quân Đức cố gắng chống cự ngoan cố, nhưng ngày 2 - 2 - 1943, đạo quân Đức tinh nhuệ bậc nhất gồm 33 vạn tên hoàn toàn bị tiêu diệt, trong đó có 2/3 bị chết, 1/3 bị cầm tù cùng với Thống chê' Tổng tư lệnh Phôn-pao-lút và 24 viên tướng.

Trận Xta-lin-grát đã đi vào lịch sử nhân loại như một trong những trận đánh tiêu biểu nhất

vể nghệ thuật quân sự cũng như về ý nghĩa làm xoay chuyển cục diện của chiến tranh. Từ đây, quân đội phát xít không thể nào phục hồi như cũ nữa, buộc phải chuyển từ tấn công sang phòng ngự.

• Quân Đồng minh đổ bộ tấn công Noóc-măng-đi (Pháp)

Noóc-măng-đi nằm ở phía bắc nước Pháp, nhìn sang nước Anh qua eo biển Măng-sơ. Năm 1944, quân Đồng minh đã vạch ra kê' hoạch mở mặt trận thứ hai. Theo kê' hoạch, địa điểm được chọn để đổ quân lên đại lục châu Âu là Noóc-măng-đi. Tổng tư lệnh quân Đồng minh là Tướng Ai-xen-hao (Mỹ) trực tiếp chỉ huy chiến dịch này.

Tháng 6 - 1944, 3 sư đoàn lính nhảy dù của quân Đồng minh đưa 4 000 tàu chiến, hơn 1

000 máy bay yểm trợ đổ bộ lên Noóc-măng-đi. Một trận chiến đấu gồm cả hải, lục, không quân với quy mô lớn chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại bắt đầu: đạn pháo làm cho vùng trời Noóc-măng-đi về đêm mà sáng rực như ban ngày. Quân Đức do lơ là mất cảnh giác, binh lực phân tán rồi không địch nổi đại bác, thế tiến công như vũ bão của quân Đồng minh. Ngày 25 -

7, quân Đồng minh giành thắng lợi hoàn toàn, giải phóng được Pa-ri, ngày 25 - 8 - 1944, kết thúc toàn bộ chiến dịch Noóc-măng-đi. Trong trận chiển này, quân Đức thiệt hại nặng nề: 45 vạn quân bị tiêu diệt, tổn thất 3 500 máy bay, 1 500 xe tăng, 3 500 đại bác.

Chiến dịch Noóc-măng-đi thắng lợi là bước ngoặt quan trọng của cuộc chiến tranh chống phát xít ở châu Âu. Cùng với chiến trường Xô - Đức, mặt trận thứ hai chống phát xít mở ra làm cho quân phiệt phát xít rơi vào thê' bị động, bị tấn công hai phía. Ngày tận số của phát xít Đức đang đến gần.

(Trịnh Đình Tùng (chủ biên), Tư liệu lịch sử 11, NXB

Giáo dục, 2008, Lr. 55 - 56)

6

2

Một phần của tài liệu Sgv Lsdl 9 Kntt.docx (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(322 trang)
w