Sự ra đời của các tổ chức yêu nước cách mạng

Một phần của tài liệu Sgv Lsdl 9 Kntt.docx (Trang 68 - 71)

a) Nội dung chính

Trong giai đoạn 1925 - 1930, ở nước ta lẩn lượt xuất hiện các tổ chức cách mạng hoạt động song song. Các tổ chức này có tôn chỉ, mục tiêu, thành phẩn tham gia khác nhau.

- Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên

- Tháng 6 - 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tại Quảng Châu (Trung Quốc). Hội đã cồng bố Chương trình, Điều lệ, khẳng định mục đích làm cách mạng để giành độc lập dân tộc, sau đó làm cách mạng thế giới để đi đến xã hội cộng sản.

- Hội đã mở nhiều lớp huấn luyện cán bộ. Những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại đây được tập hợp thành sách Đường Kách mệnh và bí mật đưa vê' nước. Năm 1928, Hội phát động phong trào “vô sản hoá” đưa cán bộ thâm nhập vào các đồn điển, hầm mỏ,... ở trong nước để rèn luyện, tuyên truyền cách mạng, nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân và tổ chức quần chúng đấu tranh.

- Đến trước tháng 5 - 1929, Hội đã xây dựng được cơ sở ở cả ba kì trong nước, Trung Quốc, Xiêm,... với thành phần tham gia gồm thanh niên, trí thức, công nhân, nông dân,... Hoạt động của Hội đã góp phần truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê-nin.

- Tấn Việt Cách mạng đảng

- Là tổ chức cách mạng được thành lập ở trong nước, có tiến thân là Hội Phục Việt; đến tháng 7 - 1928, đổi thành Tân Việt Cách mạng đảng, hoạt động chủ yếu ở Trung Kì với lực lượng gồm: trí thức trẻ, thanh niên, tư sản yêu nước.

- Về tư tưởng, ban đầu đảng này theo khuynh hướng dân chủ tư sản, sau do ảnh hưởng của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã chuyển dần sang khuynh hướng vô sản.

- Hoạt động chính gồm: giới thiệu các sách, báo yêu nước tiễn bộ, truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê-nin ở trong nước; tổ chức một số cuộc đấu tranh của học sinh, tiểu thương và công nhân,... cử đảng viên sang dự các lớp huấn luyện của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

- Việt Nam Quốc dân đảng

- Thanh lập tháng 12 - 1927, trên cơ sở hạt nhân là một số thành viên của Nam Đổng thư xã.

- Thành phần gồm: tư sản dân tộc, viên chức, học sinh, thân hào, thân sĩ ở nông thôn, binh lính người Việt trong quân đội Pháp,...

- Đảng theo khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản với mục tiêu đánh đuổi giặc Pháp, thiết lập dân quyển bằng phương pháp bạo động, ám sát cá nhân, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Yên Bái (1930).

b) Kênh hình cần khai thác

- Hình 5.2. Một lớp đào tạo cán bộ cách mạng ô Quảng Châu của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (tranh vẽ): Bức tranh tái hiện lại một lớp đào tạo cán bộ do Nguyễn Ái Quốc

trực tiếp giảng dạy tại Quảng Châu (Trung Quốc).

- Hỉnh 5.3. Khu lăng mộ Nguyễn Thái Học và các liệt sĩ trong cuộc khởi nghĩa Yên Bái:

Khu lăng mộ gồm hai phẩn chính là phần mộ và phần tượng đài. Phần mộ có 2 lăng mộ tập thể, hình chữ nhật đặt trên 4 trụ vuông, lát đá hoa cương đen. Bao quanh phần mộ là 17 trụ cột được nối với nhau bằng một vòng tròn khuyết, tượng trưng cho 17 vị anh hùng bị xử chém tại đây. Trên vòng tròn là dòng chĩt bất hủ “Không thành công cũng thành nhân” của lãnh tụ Nguyễn Thái Học.

Phần tượng đài gồm tượng của Nguyễn Thái ITọc và một số yếu nhân của khởi nghĩa Yên Bái. Giữa phần tượng đài và phần mộ còn có một tấm bia lớn khắc dòng chữ: “Yên Bái, đây là

6

8

điểu nhắc nhở ta rằng không thể bịt miệng một dân tộc mà người ta không khuất phục bằng lưỡi kiếm của đao phủ”.

c) Gợi ý các hình thức tổ chức dạy học

- GV nêu yêu cầu: Nêu những nét chính vẽ sự ra đời của các tổ chức yêu nước cách

mạng.

+ Với yêu cầu này, GV có thể chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu một tổ chức yêu nước cách mạng (thời gian thành lập, mục tiêu, phương thức hoạt động, thành phần tham gia,...) để hoàn thành Phiếu học tập (theo gợi ý dưới đây).

PHIẾƯ HỌC TẬP

Nội dung Hội Việt Nam Cách

mạng Thanh niên

Tân Việt Cách mạng

đảng

Việt Nam Quốc dân

đảng

Thời gian thành lập

Mục tiêu

Phương thức hoạt

động

Thành phần

Hội viên, đảng viên

tiêu biểu

+ GV gọi đại diện từng nhóm lên bảng trình bày. Sau đó, GV nhận xét, bổ sung.

- GV cho HS làm việc cá nhân, khai thác thông tin trong mục và suy luận của bản thân để trả lời câu hỏi: Vì sao hoạt động của Việt Nam Quốc dân đảng không thành công7.

+ GV gọi 1 - 2 HS trả lời, GV nhấn mạnh và chốt lại kiến thức cho HS. Hoạt động của Việt Nam Quốc dân đảng không thành công là vì: hoạt động chỉ thiên vể quân sự, nặng vê' ám sát cá nhân, chủ trương tiến hành cách mạng bằng bạo động vũ trang, ít chú ý đến tuyên truyền giáo dục đảng viên và vận động quần chúng nên khi bị thực dân Pháp truy sát dễ dàng bị tan rã. Thành phần phức tạp do kết nạp nhiều tầng lớp, giai cấp khác nhau nên mật thám dễ trà trộn để phá hoại. Hơn nữa, chính điểu đó cũng dẫn tới tình trạng chia rẽ, bất đồng trong nội bộ. Thất bại của khởi nghĩa Yên Bái nói riêng và tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng nói chung là do thiếu một hệ tư tưởng khoa học, triệt để, một đường lối chính trị đúng và thiếu cơ sở quần chúng vững mạnh. Đây cũng là thất bại của giai cấp tư sản dân tộc trong phong trào cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX).

Yêu cẩu cần đạt-. HS nêu được nét chính về sự ra đời của các tổ chức yêu nước cách

mạng, từ đó rút ra được mặt tích cực cũng như hạn chế của các tổ chức yêu nước cách mạng Việt Nam trong những thập niên đầu thế kỉ XX.

3. Luyện tập

Câu 1. Nhiệm vụ này giúp HS có kĩ năng tóm tắt, hệ thống hoá các vấn đê' lịch sử. G V

hướng dẫn HS tổng hợp lại các kiến thức đã được tìm hiểu trong các hoạt động nhóm, cá nhân

ở trên lớp để hoàn thành bài tập. HS có thể lập bảng hoặc vẽ sơ đổ, trong đó thể hiện được: tên

sự kiện, thời gian diễn ra.

Câu 2. Nhiệm vụ này giúp HS phát triển năng lực nhận thức và tư duy lịch sử. Dựa vào

thông tin của bài và câu trả lời ở câu 1, GV gợi ý để HS rút ra được ý nghĩa: thức tỉnh, cổ vũ tinh thẩn yêu nước của đông đảo quần chúng; chứng tỏ các giai cấp, tầng lớp trong xã hội là lực lượng cách mạng quan ttọng; chứng tỏ khuynh hướng cứu nước dân chủ tư sản hoàn toàn bất lực trước nhiệm vụ cứu nước, khuynh hướng vô sản ngày càng thắng thế trong phong trào dân tộc dân chủ, chuẩn bị một số tiến để cần thiết cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam,...

4. Vận dụng

GV có thể giao cho cá nhân hoặc nhóm HS thực hiện ở nhà. HS sùu tầm thông tin từ sách, báo, internet vê' một số thanh niên, trí thức đã tích cực tham gia vào phong trào dân tộc dân chủ (1918 - 1930). Sau đó, làm poster giới thiệu vê' nhân vật đó, trong đó cẩn nêu được: tên nhân vật, tiểu sử nhân vật, đóng góp tiêu biểu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

• Tiếng bom Sa Diện của Phạm Hổng Thái

Tiếng bom và sự hi sinh vì nghĩa lớn của người anh hùng Phạm Hổng Thái đã gây một tiếng vang lớn đối với dư luận Trung Quốc và một số nước khác, đồng thời gây xúc động mạnh

mẽ với những người Việt Nam yêu nước. Thi hài của Phạm Hồng Thái được mai táng bên cạnh

72 liệt sĩ của cuộc cách mạng Tân Hợi tại nghĩa trang Hoàng Hoa Cương (Trung Quốc). Mộ xây bằng đá hoa cương, trước mộ dựng bia mộ, thân bia hình lăng trụ, dưới rộng trên hẹp, chia làm ba tầng. Trước mộ có bia khắc chữ Hán: “Việt Nam Phạm Hồng Thái liệt sĩ chi mộ”.

• Lễ tang Phan Châu Trinh

• ... Khắp xứ Nam Kì đã làm lễ an táng theo quốc lễ và khắp nước đã làm lễ truy điệu nhà chí sĩ... Tất cả học sinh, sinh viên đểu để tang cụ. Trước phong trào yêu nước của toàn dân, bọn thực dân Pháp sợ hãi, bắt đầu phản công lại. Chúng cấm học sinh để tang và tổ chức lạc quyên. Chúng cấm tổ chức các lễ truy điệu... Để phản đối lại, học sinh bãi khoá...”.

(Theo Nguyễn Ái Quốc, Thư tín quốc tế, số 91, ngày 14 - 8 - 1926)

- Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên

Chủ trương thành lập Hội của Nguyễn Ái Quốc đã được một tên trùm mật thám xác nhận:

“Chính Nguyễn Ái Quốc tại Đại hội của Quốc tế Cộng sản vào mùa hè năm 1927 đã chỉ rõ rằng: sự xích dần là cần thiết cho sự hình thành một phong trào cộng sản ở Việt Nam và trừ một số rất ít những người Việt Nam sang du học bên châu Âu ra thì không một ai biết chủ nghĩa cộng sản là gì cả và không thể thành lập một Đảng Cộng sản ở Đông Dương khi không một ai hiểu được ý nghĩa của từ cộng sản, chỉ có thể thành lập được một Đảng xã hội Quốc gia Việt Nam mà các lãnh tụ của nó có nhiệm vụ dần dần đưa các hội viên của mình tới chủ nghĩa Mác”.

(Theo Phan Ngọc Liên (chủ biên), Hổ Chí Minh - những hoạt động quốc tế,

NXB Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 1994, tr. 119 - 120)

Một phần của tài liệu Sgv Lsdl 9 Kntt.docx (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(322 trang)
w