Công cuộc Đổi mới đất nước tù’ năm 1986 đến năm 1991

Một phần của tài liệu Sgv Lsdl 9 Kntt.docx (Trang 190 - 194)

BÀ118. VIỆT NAM TỪ NĂM 1976 ĐẼN NĂM 1991

Mục 4. Công cuộc Đổi mới đất nước tù’ năm 1986 đến năm 1991

a) Nội dung chính

* Nguyên nhân tiến hành đổi mới đất nước

- Tình hình thế giới:

- Bối cảnh thê' giới có nhiều thay đổi do tác động của cách mạng khoa học - kĩ thuật và

xu thế toàn cầu hoá.

- Các nước xã hội chủ nghĩa cĩmg có nhiều biến động. Năm 1978, Trung Quốc tiến hành công cuộc cải cách, mở cửa và bước đầu đạt được kết quả tích cực. Năm 1985, Liên Xô cũng tiến hành công cuộc cải tổ đất nước.

- Trong nước: Đất nước ở trong tình trạng khủng hoảng, trước hết là khủng hoảng về kinh tế - xã hội, hơn nữa còn bị bao vây về kinh tê' và cô lập vế chính trị.

Như vậy, tình hình thê' giới và trong nước đã đặt ra yêu cầu cấp bách là cần phải tiến hành đổi mới nhằm đưa đất nước vượt qua khủng hoảng, tiến vững chắc trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội.

- Nội dung của đường lối đổi mới

- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12 - 1986) đã đề ra chủ trương đổi mới toàn diện đất nước. Nội dung đường lối đổi mới được bổ sung và phát triển tại Đại hội đại biểu toàn quốc lẩn thứ VII của Đảng (6 - 1991). Đại hội VII khẳng định: Đổi mới phải diễn ra toàn diện và đồng bộ với bước đi, hình thức phù hợp và không làm thay đổi mục tiêu của chủ nghĩa

xã hội, lấy đổi mới kinh tê' làm trọng tâm. Đại hội VII cũng thông qua “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội”.

- Nội dung đường lối đổi mới:

+ Về kinh tế: xoá bỏ cơ chê' quản lí kinh tê' tập trung, quan liêu, bao cấp; xây dựng nền kinh tê' hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chê' thị trường có sự quản lí của Nhà nước; kêu gọi đầu tư nước ngoài và mở rộng kinh tê' đối ngoại.

+ Về chính trị: xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, do Đảng Cộng sản lãnh đạo; mở rộng quan hệ đối ngoại, tranh thủ điều kiện quốc tê' thuận lợi cho công CUỘC xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

- Kết quả và ỷ nghĩa

- Tình hình đất nước vê' mọi mặt cơ bản ổn định. Nền kinh tể hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước bắt đầu hình thành. Việc thực hiện tốt Ba chương trình kinh tế đã giúp phục hồi sản xuất, tăng trưởng kinh tế, kiểm chế lạm phát,...

- Hoạt động của các tổ chức chính trị được đổi mới theo hướng phát huy dân chủ: tăng cường quyển làm chủ của nhân dân, quyền lực của các cơ quan dân cử,... Quan hệ đối ngoại từng bước được mở rộng, từ đó tạo môi trường thuận lợi hơn cho công cuộc xây dựng và bảo

vệ Tổ quốc,...

- Tuy nhiên, đất nước lúc này chùa thoát ra khỏi khủng hoảng vê' kinh tế - xã hội. Nến kinh tế phát triển vẫn mất cân đối, chỉ số lạm phát còn ở mức cao. Nhiều vấn đê' xã hội chưa được giải quyết.

Như vậy, những thành tựu bước đầu của công cuộc Đổi mới đã khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng trong việc đề ra và thực hiện đường lối đổi mới, từ đó, đem lại niêm tin cho nhân dân và tạo ra tiềm lực cho đất nùớc trong giai đoạn tiếp theo.

b) Kênh hình cần khai thác

- Hình 18.6. Khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam lãn thứ

VI (1986): Đại hội diễn ra từ ngày 15 đến ngày 18 - 12 - 1986 tại Thủ đô Hà Nội với 1 129 đại

biểu tham dự. Đại hội khẳng định đổi mới là yêu cầu bức thiết, có ý nghĩa “sống còn” đối với nước ta. Đại hội đã để ra đường lối đổi mới, trước hết là đổi mới cơ cấu kinh tế; thực hiện Ba chương trình kinh tế (Lương thực, thực phẩm, Hàng tiêu dùng và Hàng xuất khẩu).

c) Gợi ý các hình thức tổ chức dạy học

Mục a. Nguyên nhân tiến hành đổi môi đất nước

- GV nêu câu hỏi: Vì sao Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định tiến hành công cuộc Đổi

mới toàn diện đất nước?

+ Với yêu cầu này, GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, đọc thông tin trong mục để trả lời. Nội dung trả lời cần nêu được bối cảnh (cả thế giới và trong nước) đã đặt ra yêu cầu cấp bách là cần phải tiến hành đổi mới, nhằm đưa đất nước vượt qua khủng hoảng, tiến vững chắc trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội).

+ GV gọi bất kì một số HS trả lời câu hỏi và HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

+ GV nhận xét và chốt lại ý như phần a. Nội dung chính ở trên.

Yêu cầu cần đạt: HS nêu được nguyên nhân tiến hành đổi mới đất nước, từ đó giải thích

được lí do Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định tiến hành công cuộc Đổi mới toàn diện đất nước.

Mục b. Nội dung đường lối đổi mới

- GV nêu yêu cầu: Hãy nêu nội dung cơ bản của đường lối đổi mới của Đảng.

+ Với yêu cẩu này, GV tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi để trả lời các câu hỏi nhỏ:

Đường lối đổi mới toàn diện được đẽ ra tại đại hội nào? (Gợi ỷ: Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12 - 1986) đã đề ra chủ trương đổi mới toàn diện đất nước); Nội dung cơ bản của

đường lối đổi mới là gì? (Gợi ỷ: GN hướng dẫn HS nêu được nội dung đường lối đổi mới về

kinh tế, chính trị).

+ GV gọi đại diện 1-2 cặp đôi trình bày, các HS khác lắng nghe và nhận xét (nếu có).

- Lưu ý-. GV cần giải thích cho HS hiểu (một cách đơn giản) một số khái niệm: kinh tế

thị trường, các thành phần kinh tế, Nhà nước pháp quyền, bao vây kinh tế và cô lập chính trị.

1

9

0

- GV nhận xét và chốt lại ý: Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, mà làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng những quan điểm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp. Đổi mới toàn diện và đổng

bộ, nghĩa là đổi mới trong tất cả các lĩnh vực và cùng lúc, quan trọng là đổi mới kinh tế và chính trị phải gắn bó mật thiết với nhau, quan trọng nhất là đổi mới về kinh tế.

Yêu cầu cẫn đạt: HS nêu được nội dung cơ bản của đường lối đổi mới toàn diện đất nước

của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Mục c. Kết quả và ỷ nghĩa

- GV tổ chức cho HS khai thác thông tin trong mục, làm việc cá nhân hoặc cặp đôi để thực hiện các yêu cẩu:

+ Nêu kết quả và ý nghĩa của cống cuộc Đổi mới của Việt Nam tronggiai đoạn 1986 - 1991.

+ Đánh giá những thành tựu và hạn chế trong việc thực hiện đường lối đổi mới của Việt Nam.

- Đây là những yêu cẩu khá khó đối với HS, do đó GV cẩn theo dõi và hướng dẫn kịp thời trong khi HS thảo luận. GV định hướng HS nêu được những kết quả và ý nghĩa của công cuộc Đổi mới, từ đó đưa ra đánh giá về những thành tựu đạt được và cả những hạn chế sau 5 năm thực hiện công cuộc Đổi mới.

Yêu cầu cẩn đạt: HS nêu được kết quả và ý nghĩa của công cuộc Đổi mới, từ đó đánh giá

được những thành tựu và hạn chế trong việc thực hiện đường lối đổi mới của Việt Nam giai đoạn 1986 - 1991.

3. Luyện tập

Nhiệm vụ này giúp HS phát triển năng lực nhận thức lịch sử, giúp HS có kĩ năng tóm tắt,

hệ thống hoá các vấn đề và sự kiện lịch SU. GV có thể giao cho cá nhân hoặc nhóm HS thực hiện trên lớp hoặc ở nhà.

HS có thể báo cáo kết quả học tập bằng bảng tóm tắt một số thành tựu cơ bản của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn đất nước độc lập, thống nhất và đi lên chủ nghĩa xã hội từ năm

1976 đến năm 1991 theo bảng gợi ý trong SGK.

4. Vận dụng

Nhiệm vụ này giúp HS phát triển năng lực tự tìm hiểu lịch sử, năng lực nhận thức và tư duy lịch sử, giúp HS vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết một vấn đề lịch sử. GV hướng dẫn để HS chứng minh đây là một nhận định đúng: xuất phát từ bối cảnh thế giới và tình hình khó khăn vể chính trị, khủng hoảng kinh tế - xã hội ở trong nước.

ID TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Tình hình các nước xã hội chủ nghĩa

“Cũng như Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa khác sau một thời gian dài đạt được nhiều thành tựu to lớn, nhưng từ giữa thập niên 70 đến đẩu thập niên 80 của thê' kỉ XX nhịp độ tăng trưởng kinh tế của cả khối này lại thấp dần, chỉ bằng 50% các nước thuộc khối Thị trường chung châu Âu. Hầu hết các nước xã hội chủ nghĩa rơi vào tình trạng khủng hoảng. Nguyên nhân của tình trạng này là do các nước xã hội chủ nghĩa không kịp thời nắm bắt được những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ. Hơn nữa, mô hình xây dựng xã hội chủ nghĩa của Liên Xô được áp dụng cho cả khối này, ngay từ đầu “... đã chứa đựng một số nhược điểm và khuyết điểm: cải tạo xã hội chủ nghĩa nóng vội, hình thức sở hữu thiếu đa dạng làm cho người lao động thiếu gắn bó với tư liệu sản xuất và kết quả lao động; cơ chế quản lí tập trung nặng về hành chính, mệnh lệnh và bao cấp; phủ nhận hoặc coi nhẹ kinh tế hàng hoá; hệ thống chính trị tập trung quan liêu làm suy yếu nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và mối liên hệ giữa Đảng với nhân dân...”

(Viện Sử học, Lịch sử Việt Nam, Tập 15, NXB Khoa học xã hội, 2017, tr. 30)

- Nội dung đường lối đổi mới

“Đảng lấy đổi mới kinh tê' làm trọng tâm... tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá, đáp ứng nhu cẩu bức thiết của đời sống nhân dân. Cũng từ đó mà bước đầu đem lại lòng tin và tạo ra sức mạnh cho nhân dân, tiến hành công cuộc Đổi mới. Đồng thời với đổi mới kinh tế, chúng ta thực hiện đổi mới từng bước hệ thống chính trị”. Đổi mới trong hệ thống chính trị “phải phát huy ngày càng tốt quyền làm chủ và năng lực sáng tạo của nhân dân” và “không cho phép gây mất ổn định chính trị”.

(Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lẩn thứ VII, NXB chính trị quốc gia, 2006, tr. 29, 88)

- Khối lượng xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu của nước ta giai đoạn 1986 - 1990

(Đơn vị: nghìn tấn)

Mặt hàng 1986 1987 1988 1989

Than đá 753 233 349 579

Cà phê 24 25.6 33.5 57.4

Cao su 36.4 38.6 38 57.7

Gạo 132 120 91 1420

Chè 11.1 11.5 14.8 15

(Viện Sử học, Lịch sử Việt Nam, Tập 15, sđd, tr. 83)

1

9

2

Một phần của tài liệu Sgv Lsdl 9 Kntt.docx (Trang 190 - 194)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(322 trang)
w