VÀ SựTHÁNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Mục 2. Phong trào cách mạng trong những năm 1936 - 1939
a) Nội dung chính
- Nguyên nhân:
+ Năm 1936, ở Pháp, Mặt trận Nhân dân lên cầm quyển đã thi hành một số chính sách tiến bộ.
+ Ớ Việt Nam, cuối năm 1934 - 1935, các tổ chức Đảng và phong trào quần chúng dần được phục hồi. Tháng 7 - 1936, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương xác định nhiệm vụ trước mắt là đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít và nguy cơ chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hoà bình. Hội nghị chủ trương thành lập Mặt trận Nhân dân phản đế Đông Dương.
8
4
- Diễn biến chính:
Phong trào Diễn biến chính
Phong trào Đông
Dương đại hội - Được tin Quốc hội Pháp cử phái đoàn sang điểu tra tình hình Đông
Dương, Đảng chủ trương phát động một phong trào đấu tranh công khai, rộng lớn nhằm thu thập nguyện vọng của quần chúng, tiến tới triệu tập Đông Dương đại hội.
- Đầu năm 1937, nhân dịp đón Gô-đa - phái viên của Chính phủ Pháp sang điểu tra tình hình Đông Dương và Brê-vi-ê sang nhậm chức Toàn quyền Đông Dương, nhiều cuộc mít tinh, biểu tình, đưa “dân nguyện”,...
đã diễn ra. Tiêu biểu là cuộc bãi công của công nhân xe lửa Trường Thi (Nghệ An, 7 - 1937), cuộc mít tinh của 2,5 vạn người tại khu Đấu Xảo (Hà Nội) nhân ngày Quốc tế Lao động (1-5-1938),...
Phong trào đấu tranh
nghị trường - Hình thức đấu tranh mới trong thời kì này của Đảng với mục đích mở
rộng lực lượng của Mặt ưận Dân chủ và vạch trần chính sách phản động của chính quyền thực dân tay sai, bênh vực nhân dân lao động. - Trong cuộc bầu cử vào Viện Dân biểu Trung Kì (1937), Bắc Kì (1938), Hội đồng Quản hạt Nam Kì (1939), Đảng vận động đưa người của Mặt trận Dân chủ Đông Dương ra ứng cử.
Đấu tranh trên lĩnh
vực báo chí - Nhiều tờ báo đã được xuất bản công khai như Tiền phong, Dân chúng,
Lao động,...
- Một số sách giới thiệu chủ nghĩa Mác - Lê-nin và chính sách của Đảng cũng được lưu hành rộng rãi như cuốn Vấn đê dân cày của Qua Ninh (Trường Chinh) và Vân Đình (Vô Nguyên Giáp),...
- Ý nghĩa:
+ Là phong trào quẩn chúng rộng lớn, có tổ chức, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, đã buộc chính quyền thực dân phải nhượng bộ một số yêu sách cụ thể vê' dân sinh, dân chủ.
+ Phong trào này được xem là cuộc diễn tập cho Cách mạng tháng Tám năm 1945. Từ trong phong trào, Đảng tích luỹ được nhiều bài học kinh nghiệm trong lãnh đạo, tổ chức đấu tranh,...
b) Tư liệu, kênh hình cân khai thác
-Tư liệu trích trong Lịch sử Việt Nam (Đinh Xuân Lâm làm chủ biên), thể hiện ý nghĩa của
phong trào Đông Dương đại hội trong phong trào cách mạng 1936 - 1939. Qua tư liệu HS sẽ được rèn luyện kĩ năng khai thác, tự rút ra kiến thức, nhận xét và đánh giá vê' phong trào.
- Hình 7.4. Cuộc mít tỉnh được tổ chức tại khu Đấu Xảo (Hà Nội) ngày 1 - 5 - 1938: Bức ảnh này thuộc bộ ảnh tư liệu trưng bày tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam.
Ở Hà Nội, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ, những người cộng sản hoạt động công khai trong nhóm Tin tức đã vận động chi nhánh Đảng Xã hội Pháp đứng ra xin phép tổ chức kỉ niệm ngày 1-5. Thành uỷ Hà Nội chỉ thị cho toàn Đảng bộ tổ chức vận động quần chúng tham gia thật đông đảo. Chính quyển thực dân tìm mọi cách đe doạ, nhưng không ngăn cản được sức mạnh của quần chúng. Đúng 16 giờ ngày 1-5, cuộc mít tinh
công khai có 25 000 người dự gồm đầy đủ đại biểu của các giai cấp, tầng lớp nhân dân Thủ đô được tổ ch ức trọng thể tại khu Đấu Xảo Hà Nội (nay là Cung Văn hoá Lao động Hữu nghị Việt - Xô). Cuộc mít tinh được tiến hành với ý th ức tổ chức và kỉ luật rất cao. 25 000 người thuộc đủ các ngành, giới chia thành 25 đoàn (như: công nhân đường sắt, thợ may, phụ nữ, nông dân, văn nghệ sĩ,...) với những biểu tượng riêng của mình.
Trên diễn đàn có mặt của đại diện chi nhánh Đảng Xã hội Pháp, đại diện nhóm Tin tức, đại diện của quần chúng nhân dân. Đồng chí Trần Huy Liệu, đại diện nhóm Tin tức đọc diễn văn được quần chúng cổ VĨ1, hoan nghênh. Các đại biểu công khai vạch trần chính sách bóp nghẹt tự do dân chủ, đàn áp, bóc lột tàn nhẫn của chính quyền thuộc địa phản động và đòi thực hiện những yêu sách của nhân dân. Quẩn chúng dự mít tinh với hàng ngũ chỉnh tề, cờ đỏ, biểu ngữ, hát bài Quốc tê'ca, hô vang các khẩu hiệu đòi tự do lập Hội ái hữu và nghiệp đoàn, đòi giảm thuế, chống chiến tranh đê' quốc, ủng hộ hoà bình,...
c) Gợi ý các hình thức tổ chức dạy học
- GV cho HS đọc thông tin trong mục để thực hiện yêu cầu: Trình bày nguyên nhân, diễn
bỉẽn chính của phong trào cách mạng 1936 - 1939.
+ Với yêu cầu này, GV có thể cho HS làm việc cá nhân hoặc nhóm, sau đó trả lời trước lớp.
+ GV có thể cho HS quan sát Hình 7.4 để trả lời câu hỏi: Khung cảnh trong bức ảnh cho
em biết đỉẽu gì về phong trào đấu tranh của quần chúng trong giai đoạn này? (Gợi ý: Cuộc
mít tinh thu hút đông đảo các giai cấp, tầng lớp tham gia cùng nhiều biểu ngĩt đã thể hiện đây
là phong trào quần chúng rộng rãi, hình thức đấu tranh phong phú với mục đích đòi tự do, dân chủ).
+ GV nhận xét, bổ sung và chốt lại ý như phần a. Nội dung chính ở trên. Trong quá trình
tổ chức dạy học, GV cung cấp thêm cho HS thông tin ở mục Em có biết, vê sự kiện diễn ra trong Hình 7.4,...
Yêu cầu cẫn đạt: HS nêu được nguyên nhân (quốc tế, trong nước) và diễn biến chính của
phong trào cách mạng 1936 - 1939. Trong đó hiểu rõ được ý nghĩa của phong trào Đông Đương đại hội: phong trào đấu tranh rộng lớn đầu tiên của quần chúng, mở đầu cho một cao trào vận động cách mạng mới ở Việt Nam.
+ GV cho HS làm việc cặp đôi, đọc thông tin trong mục để thực hiện yêu cầu: Hãy cho biết ỷ nghĩa lịch sử của phong trào cách mạng 1936 - 1939.
+ Sau khi HS hoàn thiện, GV gọi đại diện 1-2 cặp đôi lên bảng trình bày kết quả làm việc. GV gọi bẩt kì 1 - 2 HS khác nhận xét, bổ sung và chốt lại ý: Phong trào dân chủ 1936 -
1939 là cuộc diễn tập cho Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Yêu cầu cãn đạt: HS nêu được ý nghĩa lịch sử của phong trào cách mạng 1936 - 1939.
3. Luyện tập
Nhiệm vụ này giúp HS phát triển năng lực tìm hiểu, nhận thức và tư duy lịch sử. GV hướng dẫn HS hoàn thành bảng so sánh về phong trào cách mạng 1930 - 1931 và 1936 - 1939.
Gợi ý:
Nội dung so
sánh
Phong trào cách mạng 1930 -
1931
Phong trào cách mạng
1936 - 1939
Kẻ thù Thực dân Pháp và địa chủ phong
kiến. Xác định kẻ thù cụ thể trước mắt của nhân
dân Đông Dương là thực dân Pháp cùng bè
lũ tay sai không chịu thi hành chính sách của Mặt trận Nhân dân Pháp.
Nhiệm vụ “Đánh đổ đế quốc Pháp, Đông
Dương hoàn toàn độc lập”, “Tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân cày”.
Chống phát xít, chống chiến tranh, đòi tự
do, dân chủ, cơm áo, hoà bình (có tính sách lược).
Hình thức,
phương pháp
đấu tranh
Bạo lực cách mạng, vũ trang, bí mật, bất hợp pháp: bãi công, biểu tình, đấu tranh vũ trang,...
Hợp pháp, nửa hợp pháp; công khai, nửa công khai,...
Lực lượng tham
gia Chủ yếu là công nhân, nông dân. Đông đảo các tầng lớp nhân dân, không
phân biệt thành phần giai cấp, tôn giáo, clúnh trị.
Ý nghĩa Phong trào cách mạng 1930 -
1931 đã khẳng định vai trò lãnh đạo cách mạng của Đảng. Từ trong phong trào, khối liên minh công - nông được hình thành, để lại nhiều bài học quý báu cho phong trào cách mạng sau này.
+ Là phong trào quần chúng rộng lớn, có
tổ chức, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, đã buộc chính quyền thực dân phải nhượng bộ một số yêu sách cụ thể vê' dân sinh, dân chủ.
+ Phong trào này được xem là cuộc diễn tập cho Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Từ phong trào, Đảng tích luỹ được nhiều bài học kinh nghiệm trong lãnh đạo, tổ chức đấu tranh,...
4. Vận dụng
Nhiệm vụ này giúp HS phát triển năng lực vận dụng kiến thức đã học. GV định hướng cá nhân hoặc nhóm HS sưu tầm các tư liệu liên quan (tư liệu viết, hình ảnh,...) thông qua sách, báo, internet vể những cuộc đấu tranh tiêu biểu trong phong trào cách mạng 1930 - 1931 và
1936 - 1939. Ở mức độ cao hơn, HS có thể giới thiệu sâu hơn vê' những cuộc đấu tranh đó (theo gợi ý dưới đây):
- Tên cuộc đấu tranh. Ở đâu?
- Thành phần tham gia trong cuộc đấu tranh là giai cấp, tầng lớp nào?
- Diễn biến chính.
- Những dấu tích còn lại đến ngày nay.
IĐ TƯ LIỆU THAM KHẢO
• ... “ngày 12 - 9 - 1930, đợt sóng đấu tranh dâng lên mạnh mẽ. Tại Hùng Nguyên, hơn 20
000 nông dân đã liên kết với nông dân Nam Đàn tổ chức một cuộc biểu tình lớn với mục
đích ủng hộ cuộc bãi công của công nhân Bến Thuỷ, hưởng ứng những cuộc đấu tranh của nông dân các tỉnh bạn. Đoàn biểu tình xếp hàng dài hơn 1 km kéo đến thành phố Vinh, dẫn đầu
là những người cẩm cờ đỏ, hai bên là đội viên tự vệ được VĨI trang bằng dao, gậy. Dòng người được bổ sung thêm, tới gần Vinh, đoàn lên tới 30 000 người và xếp thành hàng dài gần 4 km. Năm máy bay Pháp được điều đến dội bom và xả súng liên thanh vào đoàn biểu tình, làm chết
174 người. Ngày hôm sau khi dân làng tổ chức đưa tang những người bị hại, thực dân Pháp lại cho máy bay ném bom, làm chết thêm 43 người nữa. Như vậy, trong hai ngày 12 và 13-9 -
1930, thực dân Pháp giết hại 217 người, làm bị thương 125 người, đốt cháy 277 nóc nhà. Hai làng Lộc Châu và Lộc Hải bị triệt hạ hoàn toàn”.
(Theo Lịch sử Việt Nam tù 1858 đến nay, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000, tr. 129)
- Bài ca cách mạng (Đặng Chánh Kỷ)
... Than ôi, nước mất nhà xiêu
Thế không chịu nổi, liệu chiều tính mau.
Kìa Bến ĩhuỷ đứng đầu dậy trước
Nọ Thanh Chương tiếp bước, đứng lên.
Nam Đàn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên,
Anh Sơn, Hà Tĩnh một phen dậy rồi.
Không có lẽ ta ngồi chịu chết,
Phải cùng nhau cương quyết một phen.
(Theo Hợp tuyển thơ văn yểu mỉớc (Tho ván cách mạng 1930 - 1945), NXB Ván học, 1980)