VÀ SựTHÁNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Mục 2. Sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
ơ) Nội dung chính
- Sự ra đời các tổ chức cộng sản ở Việt Nam
7
4
- Trong những năm 1928 - 1929, chủ nghĩa Mác - Lê-nin được truyền bá sâu rộng vào Việt Nam, thúc đẩy phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ, đặt ra yêu cầu cần phải thành lập Đảng Cộng sản để đưa phong trào cách mạng tiếp tục tiến lên.
- ’Tháng 6 - 1929, các đại biểu của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên Bắc Kì họp tại
Hà Nội tuyên bố thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng.
- Tháng 8 - 1929, các cán bộ tiên tiến của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tại Tổng
bộ và Kì bộ Nam Kì quyết định thành lập An Nam Cộng sản Đẳng.
- Tháng 9 - 1929, những đảng viên cấp tiến trong Tân Việt Cách mạng đảng đã họp và thành lập Đông Dương Cộng sản Liên đoàn.
- Ba tổ chức cộng sản lần lượt ra đời trong năm 1929 chứng tỏ sự trưởng thành của giai cấp công nhân và là bước chuẩn bị trực tiếp cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
- Lí do tiến hành Hội nghị hợp nhất: Sự ra đời của các tổ chức cộng sản đã tác động tích cực tới phong trào cách mạng trong nước. Tuy nhiên, ba tổ chức này hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng với nhau, làm cho phong trào cách mạng trong nước có nguy cơ dẫn đến chia
rẽ lớn.
- Thời gian, địa điểm diễn ra Pỉội nghị: Nguyễn Ái Quốc với tư cách là phái viên của Quốc tế Cộng sản đã triệu tập và chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản tại Hương Cảng (Trung Quốc) vào đầu năm 1930.
- Nội dung Hội nghị: thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một đảng duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam; thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điêu lệ vắn tắt,
Chương trình tóm tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo; định kế hoạch thực hiện việc thống nhất
trong nước;...
- Ý nghĩa của Hội nghị: có ý nghĩa như Đại hội thành lập Đảng. Các văn kiện được thông qua tại Hội nghị trở thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, để ra đường lối cơ bản cho cách mạng Việt Nam.
b) Tư liệu, kênh hình cân khơi thác
- Tưỉiệu trích trong Lịch sử Việt Nam, Tập 8 (Viện Sử học), là nhận định vê' ý nghĩa của
việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đối với lịch sử dân tộc.
- Hình 6.3. Quá trình ra đời của ba tổ chức cộng sản-, đây là trục thời gian thể hiện khái
quát sự ra đời của ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1929.
- Hình 6.4. Hội nghị thành lập Đảng (tranh vẽ của hoạ sĩ Phan Kế An): tái hiện lại hình ảnh Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Tham dự hội nghị có hai đại biểu của Đông Dương Cộng sản Đảng (Trịnh Đình Cửu, Nguyễn Đức Cảnh), hai đại biểu của An Nam Cộng sản Đảng (Châu Văn Liêm, Nguyễn Thiệu). Theo nhiều tài liệu, có hai cán bộ đang hoạt động
ở nước ngoài (Lê Hổng Sơn, Hồ Tùng Mậu) tham gia chuẩn bị và tổ chức hội nghị.
c) Gợi ý các hình thức tổ chức dợy học
Mục a. Sự ra đời của các tổ chức cộng sản ở Việt Nam
- GV cho HS thảo luận cặp đôi, đọc thông tin trong mục để thực hiện yêu cầu: Nêu quá trình thành lập và ỷ nghĩa sự ra đời của các tổ chức cộng sản ở Việt Nam.
- GV có thể định hướng cho HS bằng câu hỏi gợi ý: Sự phát triển của phong trào dân tộc
dân chủ, đặc biệt là phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ đã đặt
ra yêu cẩu gỉ đỗi vôi cách mạng Việt Nam? (Gợi ý-, cẩn phải thành lập Đảng Cộng sản để đưa
phong trào cách mạng tiến lên, dẫn đến sự ra đời của ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam trong năm 1929); Chỉ trong một thời gian ngắn, ba tổ chức cộng sản lần lượt ra đời trong năm 1929
đã chứng tỏ điểu gì? (Gợi ỷ-, chứng tỏ sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng nước ta, sự
trưởng thành của giai cấp công nhân và là bước chuẩn bị trực tiếp cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam).
- GV gọi 1 - 2 đại diện cặp đôi trình bày trước lớp, sau đó GV nhận xét và chốt lại nội dung như phần a. Nội dung chính ờ trên.
Yêu cãu cẩn đạt: HS nêu được nét chính vê' quá trình thành lập và ý nghĩa sự ra đời của
các tổ chức cộng sản ở Việt Nam.
Mục b. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
- GV định hướng để HS hiểu được lí do Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản được triệu tập. GV có thể nêu câu hỏi: Tại sao đến cuối năm 1929, nhu cãu hợp nhất ba tổ chức
cộng sản được đặt ra cấp thiết? (Gợi ỷ: Ba tổ chức cộng sản hoạt động riêng rẽ, tranh giành
ảnh hưởng lẫn nhau làm cho phong trào cách mạng trong nước có nguy cơ dẫn đến chia rẽ lớn. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ dẫn đến những tổn thất không có lợi cho phong trào cách mạng).
- GV tiếp tục nêu yêu cầu: Khai thác tư liệu và thông tin trong mục, nêu quá trình thành
lập, ỷ nghĩa của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
+ Với yêu cầu trên, GV cho HS làm việc cá nhân, khai thác thông tin, sau đó trình bày trước lớp.
- Khi tổ chức dạy học, GV cần quan sát để có những hổ trợ, phân tích kịp thời cho HS. Chẳng hạn:
+ Khi tìm hiểu nội dung Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, GV hướng dẫn HS khai thác thêm phần chữ nhỏ và xây dựng bảng tóm tắt về nội dung của Cương lĩnh: mục đích, nhiệm vụ, lãnh đạo và lực lượng cách mạng. GV có thể cho HS so sánh với các quan điểm, chủ trương cách mạng của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Việt Nam Quốc dân đảng để HS nhận thức được sự đúng đắn, sáng tạo của Cương lĩnh này.
- GV có thể đặt một số câu hỏi mở rộng: Theo em, Hội nghị thành lập Đảng thành công
nhờ những yểu tố nào? (Gợi ý: Hội nghị đã đáp ứng được nhu cầu cẩn có một tổ chức đảng
lãnh đạo phong trào cách mạng, tránh tình trạng tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau). Vì sao chỉ
có Nguyễn Ái Quốc mới có thể thống nhất các tổ chức cộng sản? (Gợi ỷ: Nguyễn Ái Quốc là
đại diện của Quốc tế Cộng sản ở Đông Dương và là người có uy tín, với cương vị là người chủ
ưì Hội nghị, Nguyễn Ái Quốc đã từng bước tháo gỡ những bất đồng của các tổ chức cộng sản). + Khi tìm hiểu vê' ý nghĩa sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, GV hướng dẫn HS khai thác tư liệu, tìm ra các từ khoá quan trọng: sự kiện chính trị trọng đại, một bước ngoặt
lịch sử trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, là kết quả của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lè-nỉn với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, chăm dứt sự khủng hoảng vê đường lối cứu nước và giai cấp lãnh đạo của cách mạng Việt Nam,... để rút ra ý nghĩa.
- Cuối mục, GV khái quát, nhấn mạnh lại những nội dung như phần b. Nội dung chính ở trên.
Yêu cẩu cẩn đạt: HS nêu được nét chính về quá trình và ý nghĩa của việc thành lập Đảng
Cộng sản Việt Nam; từ đó đánh giá được vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc hợp nhất các
tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam.
7
6
3. Luyện tập
Câu 1. Đây là nhiệm vụ nhằm rèn luyện năng lực nhận thức và tư duy lịch sử. GV có thể
sử dụng khi tổ chức dạy học mục 2. GV hướng dẫn HS tổng hợp lại kiến thức đã học để nêu được vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với quá trình thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (tham khảo gợi ý ở trên).
Câu 2. Nhiệm vụ này nhằm rèn luyện năng lực nhận thức và tư duy lịch sử. GV hướng
dẫn HS làm sáng tỏ được: Đầu thế kỉ XX, cách mạng Việt Nam lâm vào sự khủng hoảng vê' đường lối và giai cấp lãnh đạo, từ đó nêu được ý nghĩa của việc thành lập Đảng Cộng sản: tìm
ra đường lối cứu nước là con đường cách mạng vô sản; giai cấp lãnh đạo là giai cấp vô sản với
“đội tiên phong” là Đảng Cộng sản Việt Nam. HS có thể tìm hiểu thêm từ sách, báo và internet vê' một số thắng lợi của cách mạng Việt Nam sau khi Đảng ra đời để dẫn chứng cho vai trò lãnh đạo quan trọng của Đảng Cộng sản Việt Nam.
4. Vận dụng
Nhiệm vụ này GV giao cho HS thực hiện ngoài giờ học trên lớp. GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân hoặc nhóm, vận dụng những kiến thức đã học, kết hợp sưu tầm thông tin từ internet, sách, báo để thực hiện nhiệm vụ. HS lựa chọn cách thức giới thiệu phù hợp: sơ đồ tư duy hoặc tạo poster. Nội dung sơ đồ hoặc poster cẩn nêu được: thời gian, địa điểm, hoạt động tiêu biểu của Nguyễn Ái Quốc trong hành trình tim đường cứu nước và ý nghĩa của những hoạt động đó đối với cách mạng Việt Nam.
ID TÀI LIỆU THAM KHẢO
• Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc (1918 - 1930)
“Hổi đó, nước chúng tôi đang ở dưới ách chủ nghĩa thực dân Pháp, bị bóc lột ghê gớm và khổ sở vô cùng. Tôi biết rất ít vê' các vẩn đề chính trị, nhưng tôi muốn Tổ quốc tôi được giải phóng, các dân tộc thuộc địa được giải phóng... Tôi chùa biết đảng là gì, công đoàn là gì, càng không rõ chủ nghĩa xã hội khác với chủ nghĩa cộng sản ở chỗ nào. Nhúng có những “ông bà” - lúc đẩu tôi gọi các đổng chí trong Đảng Xã hội như thế - đã tỏ ý đồng tình với tôi. Vì vậy, tôi tham gia Đảng Xã hội”.
• Về tờ báo Thanh niên
Nhận xét vê' tờ báo Thanh niên, tên trùm mật thám Pháp Mác-ti đã phải thừa nhận sự thất bại trong việc kiểm soát, ngăn chặn việc tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào Việt Nam thông qua tờ báo: “Điều đáng chú ý là báo Thanh niên đã được những hội viên của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đọc. Nhiều người đã chịu khó chép nhiều lần để phổ biến rộng rãi. Vi vậy tuy số lượng bản in ít, báo vẫn có kết quả rộng lớn. Tờ báo là vũ khí cho đảng viên
đi vào hoạt động có tổ chức, tập hợp lực lượng xung quanh đường lối tờ báo truyền ra. Báo càng có tác dụng tuyên truyền thì lại càng có tác dụng tổ chức, tác dụng chủ yếu ở chỗ thống nhất tinh thần cách mạng, làm nền tảng vững chắc nhất cho sự đoàn kết nhất trí trong một đoàn thể... Báo Thanh niên đem lại cho thế hệ thanh niên, công nhân, nông dân Việt Nam thời đó một thế giới quan mới, một nhân sinh quan mới, một phương pháp tư duy mới, một chủ nghĩa anh hùng mới, góp phần mở đẩu sự nghiệp đổi mới tư tưởng chính trị, phương pháp cách mạng
và phong cách báo chí của Việt Nam”.
(Theo Song Thành, Nguỵễn Ái Quốc ở Quảng Châu 1924 - 1927,
NXB Chính trị quốc gia, 1998, tr.l 18 - 120)
• Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1930)
Ngày 27 - 10 - 1929, Ban Bí thư các nước phương Đông soạn thảo một bản Chỉ thị vê'
“Việc thành lập một Đảng Cộng sản ở Đông Dương” để gửi cho các nhóm cộng sản ở Việt Nam. Bản Chỉ thị gồm 11 điểm, trong đó nêu rõ tính cấp thiết, sự chín muồi cĩmg như cách thức thành lập ra một Đảng Cộng sản. Bản Chỉ thị có đoạn: “Cho tới nay, quá trình thành lập một Đảng Cộng sản là rất chậm chạp so với sự phát triển của phong trào cách mạng ở Đông Dương. Việc thiếu một Đảng Cộng sản duy nhất trong lúc phong trào quần chúng công nhân và nông dân ngày càng phát triển, đã trở thành một điều nguy hiểm vô cùng cho tương lai trước mắt của cuộc cách mạng ở Đông Dương. Cho nên, những sự do dự và ngập ngừng mà một số nhóm đã biểu hiện trong vấn đê' thành lập ngay một Đảng Cộng sản là hoàn toàn sai lầm. Nhưng việc chia rẽ của các phần tử và các nhóm cộng sản trong thời gian vừa qua lại còn nguy hiểm hơn và càng không thể dung thứ được. Sự chia rẽ giữa các nhóm cộng sản và cuộc đấu tranh giữa các nhóm đó là nguy cơ tai hại nhất cho toàn bộ phong trào cách mạng ở Đông Dương. Nhiệm vụ quan trọng nhất và cấp bách nhất của tất cả những người cộng sản Đông Dương là thành lập một đảng cách mạng có tính chất giai cấp của giai cấp vô sản, nghĩa là một Đảng Cộng sản có tính chất quẩn chúng ở Đông Dương. Đảng đó phải chỉ có một và là tổ chức cộng sản duy nhất ở Đông Dương”.
(Theo Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 1, NXB chính trị quốc gia, 2012, tr. 614)