Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp

Một phần của tài liệu Sgv Lsdl 9 Kntt.docx (Trang 159 - 169)

a) Nội dung chính

1

5

8

- Nguyên nhân thắng lợi:

+ Có sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối chính trị, đường lối quân sự đúng đắn, sáng tạo.

+ Toàn dân, toàn quân đoàn kết một lòng, dũng cảm trong chiến đấu, cẩn cù trong lao động sản xuất.

+ Có chính quyển dân chủ nhân dân trong cả nước, mặt trận dân tộc thống nhất được củng

cố và mở rộng, lực lượng vũ trang ba thứ quân vững mạnh, hậu phương rộng lớn, vững chắc vê' mọi mặt.

+ Được tiến hành trong liên minh chiến đấu của nhân dân các nước Đông Dương, được sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân, của nhân dân Pháp và những người yêu chuộng hoà bình.

- Ý nghĩa lịch sử:

+ Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược, đổng thời chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp trong gần một thế kỉ trên đất nước Việt Nam.

+ Miền Bắc được giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, tạo cơ

sở cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

+ Giáng đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược, âm mưu nô dịch của chủ nghĩa đế quốc, góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa, cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước châu

Á, châu Phi và khu vực Mỹ La-tinh.

b) Gợi ý các hình thức tổ chức dạy học

- GV tổ chức cho HS làm việc cặp đôi, đọc thông tin trong SGK và thảo luận để thực hiện yêu cầu: Hãy nêu nguyên nhân thắng lợi và ỷ nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống

thực dân Pháp.

+ Vê' nguyên nhân thắng lợi, HS nêu được nguyên nhân chủ quan và khách quan (Gợi ý: chủ quan là các nguyên nhân xuất phát từ nội tại của Việt Nam (tự lực cánh sinh) như: sự lãnh đạo của Đảng, truyền thống yêu nước của dân tộc, tinh thần đoàn kết, lực lượng vũ trang ngày càng trưởng thành, hậu phương vững chắc,...; nguyên nhân khách quan là đến từ bên ngoài (tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế) nhũ: sự phối hợp đoàn kết chiến đấu của nhân ba nước Đông Dương, sự ủng hộ của các lực lượng yêu chuộng hoà bình và nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa. GV khuyến khích HS đưa ra dẫn chứng từ những thông tin, sự kiện trong bài học). + Vê' ý nghĩa, HS nêu được ý nghĩa đối với Việt Nam và thế giới (Gợiỷ: đối với Việt Nam, đã chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp, miền Bắc được giải phóng,...; đối với thế giới: cổ VĨ1 phong trào cách mạng, giải phóng dân tộc của các nước Á, Phi, Mỹ La-tinh, góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa kiểu cũ).

- GV gọi đại diện 1-2 cặp đôi trả lời. GV nhận xét, bổ sung và chốt lại ý như phẩn a. ọ

dung chính ở trên.

Yêu cẩu cẩn đạt: HS nêu được nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng

chiến chống thực dân Pháp.

3. Luyện tập

Câu 1. Nhiệm vụ này giúp HS phát triển năng lực nhận thức lịch sử, giúp HS có kĩ năng

tóm tắt, hệ thống hoá các vấn đê' và sự kiện lịch sử. GV có thể giao cho cá nhân hoặc nhóm

HS thực hiện trên lớp hoặc ở nhà.

HS báo cáo kết quả lập bảng theo gợi ý trong SGK vê' những thắng lợi tiêu biểu của quân dân Việt Nam trong giai đoạn 1951 - 1954.

Câu 2. Nhiệm vụ này giúp HS phát triển năng lực nhận thức và tư duy lịch sử. GV hướng

dẫn HS giải thích được lí do chiến thắng Điện Biên Phủ là sự kiện “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cẩu”:

- Nguyên nhân Pháp - Mỹ xây dựng Điện Biên Phủ thành pháo đài bất khả xâm phạm.

- Diễn biến chính của chiến dịch Điện Biên Phủ (làm rõ sự chênh lệch lực lượng giữa ta

và địch để thấy được tầm vóc của chiến thắng).

- Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ (đối với Việt Nam và quốc tế).

4. Vận dụng

Nhiệm vụ này GV giao cho HS thực hiện ở nhà.

Câu 1. GV hướng dẫn HS chọn một chiến thắng tiêu biểu để sưu tẩm tư liệu và mô tả lại

chiến thắng đó. Khi trình bày, cần đảm bảo các nội dung sau:

- Tên chiến thắng.

- Thời gian, địa điểm.

- Âm mưu của thực dân Pháp và kế hoạch tác chiến của ta.

- Diễn biến, các nhân vật lịch sử có liên quan.

- Ý nghĩa lịch sử.

Câu 2. GV hướng dẫn HS tìm hiểu các tác phẩm văn học, nghệ thuật được sáng tác trong

thời gian này (có thể liên hệ với chương trình môn Ngữ văn, môn Mĩ thuật mà các em được học). HS có thể tìm hiểu tác phẩm của một số nhà văn, nhạc sĩ nổi tiếng thời kì này như: Tố Hữu, Đỗ Nhuận, Hoàng Vân, Tô Ngọc Vân,...

IQ TÀI LIÊU THAM KHẢO

- • Công tác hậu cần trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Bảo đảm hậu cần cho chiến dịch trong điểu kiện rất khó khăn: chiến trường ở xa hậu phương tới 500 - 600 km, trên địa hình rừng núi hiểm trở, đường vận tải cơ giới đã hư hỏng, không có đường thuỷ, thời tiết khí hậu thất thường, dân cư thưa thớt, kinh tế nghèo nàn lạc hậu.

Đứng trước những khó khăn đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị đã hạ quyết tâm:

“Toàn dân, toàn Đảng và Chính phủ nhất định đem toàn lực chi viện cho Điện Biên Phủ và nhất định làm mọi việc cẩn thiết để giành toàn thắng cho chiến dịch này”.

Với khẩu hiệu “Tất cả cho mặt trận, tất cả để chiến thắng”, trong thời gian 210 ngày (từ tháng 11 - 1953 đến tháng 7 - 1954), ta đã đảm bảo cung cấp cho chiến dịch vê' mọi mặt bao gổm:

- Quân số hậu cần chiến dịch: 3 168 người, phân bố trong 7 đội điều trị, 1 đội vận tải ô tô

446 xe, binh trạm 18 và trạm điều chỉnh giao thông, kho quân nhu, quân khí.

- Lực lượng tăng cường có: 4 tiểu đoàn công binh sửa đường, 2 đại đội thông tin, 2 tiểu đoàn 37 mm (24 khẩu) và đại đội 12,7 mm.

- Lực lượng dân công 261 453 người với 3 triệu ngày công, 20 991 xe đạp thồ, 11 800 bè mảng, 500 ngựa thồ.

- Lương thực, thực phẩm cung cấp trong chiến dịch: 25 056 tấn gạo, 917 tấn các loại thực phẩm khác, 1 860 lít dầu ăn và 280 kg mỡ, 71 tấn quân trang, 1 783 tấn xăng dầu, 55 tấn thuốc và dụng cụ quân y, đã điều trị cho 10 130 thương binh và bệnh binh, 30 759 tấn vũ khí đạn dược.

(Theo Chiến thắng Điện Biên Phủ - Cột mốc vàng lịch sử, NXB Chính trị quốc gia, 2004, tr. 356 - 358)

• Thành tựu giáo dục ô vùng tự do trong kháng chiến chống Pháp

1949- 1950 1950- 1951 1951 - 1952 1952- 1953 1953- 1954

Trường học: 3 047 3 469 3 791 3 832 4 104

Cấp 1 2 845 3 118 3 406 3 491 3 673

Cấp II 193 216 302 316 397

Cấp III 9 15 23 25 34

Giáo viên:

(người) 7 989 9 878 10 250 10 440 12 592

Cấp 1 7 314 8 944 9 138 9 230 11 240

Cấp II 630 849 982 1 060 1 176

Cấp III 45 85 130 150 176

(Theo Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, Hậu phương chiến tranh nhân dân Việt Nam (1945 -

1975), NXB Quân đội Nhân dân, 1997, tr. 315)

• Số quân và chi phí chiến tranh của Pháp trên chiến trường Đống Dương

Năm

Tổng số quân địch Tổng số chi phí (tỉ phrăng)

Trong đó Tổng số Trong đó viện trợ Mĩ

Âu - Phi Lính nguỵ Tổng số %

1945 32 000 27 000 5 000 3,2

1946 90 000 65 000 25 000 27,0

1947 128 000 85 000 43 000 53,3

1948 160 000 85 000 75 000 89,7

1949 210 000 114 000 96 000 138,2

1950 239 000 117 000 122 000 266,5 52,0 19,5

1951 338 000 128 000 210 000 384,8 62,0 16,1

1952 378 000 130 000 248 000 565,0 200,0 35,4

1953 465 000 146 000 319 000 650,0 285,0 43,8

1954 444 900 124 600 320 300 751,0 555,0 73,9

Cộng 2 928,7 1 154,0

(Nguồn: Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ chính trị, Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945 - 1975 -

Thắng lợi và bài học, NXB chính trị quốc gia, 2000, tr. 486)

BÀ116. VIỆT NAM KHÁNG CHIÊN CHỐNG MỸ, cứu NƯỚC, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC GIAI ĐOẠN 1954 - 1965

Iiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiuiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiim^

n MỤC TIÊU

Sau bài học này, giúp HS :

- Giới thiệu được những thành tựu tiêu biểu trong cõng cuộc xây dựng miến Bắc xã hội chủ nghĩa (hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục và phát triển kinh tế, chi viện cho cách mạng miền Nam,..

- Mô tả được những thắng lợi tiêu biểu vê' quân sự của nhân dân miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1954 - 1965 (phong trào Đồng khởi, đánh bại chiến lược

“Chiến tranh đặc biệt”).

- Hình thành, phát triển các năng lực:

+ Năng lực tự chủ và tự học qua việc đọc SGK, trả lời câu hỏi hoặc tìm hiểu bài trước khi đến lớp theo hướng dẫn của GV (qua việc sưu tầm tranh, ảnh, tư liệu nếu có).

+ Năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động thảo luận nhóm hoặc cặp đôi để chia sẻ hiểu biết, nhận xét chéo Phiếu học tập,...

+ Năng lực tim hiểu lịch sử thông qua quan sát tranh, ảnh, khai thác và sử dụng thông tin,

tư liệu lịch sử để tìm hiểu vê' thành tựu tiêu biểu của miền Bắc và thắng lợi tiêu biểu của quân dân miền Nam giai đoạn 1954 - 1965.

+ Năng lực nhận thức và tư duy lịch SU qua tìm hiểu bảng tóm tắt, kết hợp đọc thông tin trong SGK để nêu kết quả, ý nghĩa của những thành tựu tiêu biểu trong công cuộc xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa và thắng lợi tiêu biểu của nhân dân miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1954 - 1965.

+ Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng thông qua lập bảng hệ thống và sùu tầm tư liệu từ sách, báo, internet để chứng minh vai trò của hậu phưong miển Bắc đối với tiền tuyến miền Nam trong những năm 1961 - 1965; giới thiệu về khu di tích Chiến thắng Ấp Bắc và lí do nên đến tham quan, học tập ở khu di tích này.

- Bồi dưỡng các phẩm chất:

+ Thái độ trân trọng những thành tựu mà nhân dân hai miền Nam, Bắc đã đạt được trong giai đoạn 1954 - 1965.

+ Lòng yêu nước, có ý thức, trách nhiệm trong học tập, có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

CHUẨN BỊ

I.Giáo viên

- Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất cho HS.

- Tư liệu lịch sử: ttanh, ảnh, sơ đồ, bảng (bản in hoặc slide trình chiếu), tư liệu về các thành tựu của miễn Bắc và phong trào Đồng khởi, các chiến thắng của nhân dân miền Nam trong chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.

- Phiếu học tập cho HS: dùng cho HS trả lời câu hỏi thảo luận, bài tập thực hành (GV có thể thu thập Phiếu học tập để ĐGTX trong tiến trình học tập của HS).

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Học sinh

- SGK.

- Tài liệu sưu tầm, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

MỘT SỐ LƯU Ý VÊ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

- Đây là bài học tập trung vào nội dung cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trong giai đoạn 1954 - 1965 với những thành tựu tiêu biểu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa

xã hội ở miền Bắc và những thắng lợi tiêu biểu vê' quân sự ở miền Nam.

- GV cẩn bám sát yêu cẩu cẩn đạt trong Chương trình, dựa vào nội dung biên soạn trong SGK để hướng dẫn HS hình thành những kiến thức cơ bản của bài học.

- Bài học này được thiết kể thành hai mục tương ứng với nội dung vê' hai miền Nam - Bắc. GV lưu ý phân chia thời lượng từng mục phù hợp với tổng thời lượng của bài.

II

III

- Dựa vào mục tiêu bài học, GV tổ chức các hoạt động học tập cho HS: khai thác tư liệu, làm việc cá nhân hoặc thảo luận nhóm, thuyết trình, báo cáo kết quả trước lớp, suy luận, nhận xét, nêu ý kiến phản biện,... Thông qua đó góp phần từng bước hình thành các năng lực môn học cho HS.

GỢl Ý CÁCH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY ’ HỌC CHỦ YÊU

1. Mở đầu

- Cách 1: GV sử dụng Hình 16.1 và đoạn thông tin trong SGK để tổ chức hoạt động mở

đầu bài học, tạo hứng thú cho HS (có thể kết hợp cho HS nghe một đoạn trong bài hát Câu hò bên bờ Hiển Lương của nhạc sĩ Hoàng Hiệp - một trong những bài hát thành công nhất nói vể

tình yêu quê hương, đất nước, cũng như tình yêu thương, sự hi sinh và lòng chung thuỷ của người dân Việt Nam trong giai đoạn này). Sau đó, GV đặt câu hỏi: Hình ảnh cây cẩu Hiên

Lương (trong di tích Đôi bờ Hiền Lương, tỉnh Quảng Trị) gợi cho em nhô đến hoàn cảnh nào của nước ta năm 1954? Hãy chia sẻ những điểu em bỉẽt vê thành tựu của cách mạng hai miền Nam - Bắc trong những năm 1954 - 1965.

- Cách 2: GV tổ chức cho HS liên hệ với kiến thức đã học ở Bài 15 để nêu tình hình

nước ta sau Hiệp định Giơ-ne-vơ và đặt câu hỏi: Đất nước tạm thời bị chia cắt thành hai miền, cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải trở thành giới tuyến phân chia hai miễn Nam - Bắc. Mỗi miền thực hiện một nhiệm vụ khác nhau song cùng hướng đến mục tiêu chung là thống nhất đất nước. Từ tháng 7 - 1954 đến năm 1965, cách mạng mỗi thiển thực hiện nhiệm vụ gỉ và

đạt được thành tựu như thế nào?

- Cách 3: GV cho HS chia sẻ hiểu biết về một số thành tựu của miền Bắc và những thắng

lợi của nhân dân miền Nam trong giai đoạn 1954 - 1965. HS làm việc cá nhân, trình bày trước lớp hoặc viết nhanh vào giấy nhớ sau đó trao đổi chéo theo cặp đôi hoặc nhóm để tìm ra những điểm chung.

GV nhận xét, lựa chọn ý trả lời của HS để dẫn dắt vào bài học mới và nêu một số nhiệm

vụ học tập chủ yếu.

Lưu ỷ-. QN cũng có thể tổ chức hoạt động mở đầu bài học theo cách riêng, miễn sao đạt

được mục tiêu là tạo tâm lí hứng khởi, định hướng nhận thức cho HS trước khi tìm hiểu bài học mới.

2. Hình thành kiến thức mới

Mục ĩ. Những thành tựu tiêu biểu trong công cuộc xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa (1954 - 1965)

a) Nội dung chính

- Hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tể và hàn gắn vết thương chiến tranh (1954 -1957)

- Hoàn thành cải cách ruộng đất: Sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, miền Bắc hoàn toàn được giải phóng, song cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn do hậu quả của chiến tranh để lại. Để đáp ứng yêu cẩu của thực tế, Đảng và Chính phủ quyết định “Đẩy mạnh phát động quần chúng thực hiện cải cách ruộng đất”. Nông dân được chia ruộng đất, bộ mặt nông thôn miền Bắc thay đổi cơ bản (giai cấp địa chủ phong kiến bị xoá bỏ, giai cấp nông dân trở thành người làm chủ).

IV

1

6

4

- Trong những năm 1955 - 1957, miền Bắc thực hiện khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.

- Đến cuối năm 1957, sản lượng nông nghiệp tăng vượt mức so với trước Chiến tranh thế giới thứ hai, giải quyết cơ bản nạn đói.

- Về công nghiệp, bên cạnh việc khôi phục, mở rộng các nhà máy đã có, nhiều nhà máy mới được xây dựng trong thời kì này nhũ: Cơ khí Hà Nội, Diêm Thống Nhất, Thuốc lá Thăng Long, Gang thép Thái Nguyên,... Hệ thống mậu dịch quốc doanh và hợp tác xã mua bán được

mở rộng, giao lưu hàng hoá phát triển. Cuối năm 1957, miền Bắc đã đặt quan hệ buôn bán với

27 nước.

- Trong giao thông vận tải, đường sắt và đường ô tô được khôi phục và phát triển, các bến cảng như Hải Phòng, Hòn Gai, Bến Thuỷ... được tu sửa và mở rộng, đặc biệt, đường hàng không dân dụng quốc tê' được khai thông.

- Cải tạo quan hệ sản xuất, bước đầu phát triển kỉnh tế, văn hoá và chỉ viện cho miền Nam (1958-1960)

- Trong những năm 1958 - 1960, miền Bắc tiến hành cải tạo quan hệ sản xuất, bước đầu phát triển kinh tê' - văn hoá và đạt nhiều thành tựu. Trong đó, trọng tâm là việc phát triển thành phần kinh tê' quốc doanh, kinh tê' tập thể (Nhà nước, tập thể quản lí). Tiến bộ về kinh tê' đã tạo điếu kiện cho văn hoá, giáo dục, y tê' phát triển.

- Miền Bắc còn làm nghĩa vụ của hậu phương lớn, chi viện cho miền Nam. Nhiều đơn vị

vũ trang, cán bộ quân sự, chính trị, văn hoá, giáo dục, y tê' được huấn luyện và đưa vào chiến trường tham gia hoặc phục vụ chiến đẩu, xây dựng vùng giải phóng. Đặc biệt, từ năm 1959, tuyến chi viện chiến lược đường Trường Sơn trên bộ, trên biển được hình thành và ngày càng phát triển.

- Bước đãu xây dựng cơ sô vật chất, kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội và chi viện miền Nam (1961 - 1965)

- Thực hiện nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lẩn thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (9 - 1960), miền Bắc thực hiện kê'hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965) nhằm xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội. Trong nông nghiệp, Nhà nước ưu tiên xây dựng và phát triển các nông trường, lâm trường quốc doanh. Công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ đều được đầu tư phát triển. Thương nghiệp quốc doanh chiếm lĩnh thị trường, góp phần ổn định đời sống nhân dân.

- Mạng lưới đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển được xây dựng, hoàn thiện, củng cố phục vụ nhu cẩu giao lưu kinh tê' và chi viện cho miền Nam. Nhờ đó, chỉ trong 5 năm (1961 - 1965), một khối lượng lớn lương thực, vũ khí, đạn dược, thuốc men được chuyển vào chiến trường miền Nam. Từ năm 1961 đến năm 1963, khoảng 4 vạn cán bộ, chiến sĩ đã được

bổ sung cho chiến trường miền Nam.

b) Tư liệu, kênh hình cần khai thác

- Tư liệu được trích trong Văn kiện Đảng toàn tập: là nhận định của Chủ tịch Hồ Chí

Minh về những thành tựu mà miền Bắc đạt được trong những năm 1955 - 1965.

- Hình 16.2. Nông dân được chia ruộng trong cải cách ruộng đất (1955): Bức ảnh cho

thấy niềm vui của người nông dân khi được chia ruộng, tấm biển trong ảnh có ghi tên người được nhận và thuộc thành phần bẩn nông.

- Hình 16.3. Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm công trường đại thuỷ nông Bắc - Hưng - Hải, công trình thuỷ lợi lớn nhất miên Bắc (1958): Nhấn mạnh ý nghĩa to lớn của công trình trị thuỷ

đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của miền Bắc nói riêng và cả nước nói chung. Khi đến

Một phần của tài liệu Sgv Lsdl 9 Kntt.docx (Trang 159 - 169)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(322 trang)
w