CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN BÁN TẠI DRT
3.1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
3.1.1. Xu hướng phát triển của lĩnh vực Phát thanh – Truyền hình
Trong dự thảo quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển dịch vụ phát thanh, truyền hình Việt Nam đến năm 2020 vừa được Bộ Thông tin và Truyền thông công bố lấy ý kiến, nhiều chỉ tiêu quan trọng được đặt ra đối với sự phát triển lĩnh vực truyền hình Việt Nam.
Cụ thể, trong giai đoạn 2012 – 2016, tốc độ tăng trưởng dịch vụ truyền hình trả tiền đạt khoảng 25 – 30%; giai đoạn 2016 – 2020, tốc độ tăng trưởng này đạt khoảng 10 – 15%. Đến năm 2020, doanh thu dịch vụ truyền hình trả tiền đạt khoảng 800 triệu – 1 tỷ USD.
Tốc độ tăng trưởng doanh thu dịch vụ quảng cáo phát thanh, truyền hình hằng năm từ 15 - 20%, đến năm 2016 đạt khoảng 600 – 700 triệu USD;
năm 2020 đạt khoảng 800 triệu – 1 tỷ USD.
Trong mục tiêu phát triển, đến năm 2020, sẽ cung cấp ổn định khoảng 70 - 80 kênh truyền hình quảng bá, trong đó có 10 – 15 kênh thông tin tuyên truyền thiết yếu quốc gia và 60 – 65 kênh thông tin tuyên truyền thiết yếu địa phương.
Còn với dịch vụ truyền hình trả tiền, mục tiêu đến năm 2016 sẽ phát triển khoảng 30 – 40% số hộ gia đình thu xem dịch vụ này. Đến năm 2020, tỷ lệ này là khoảng 70 – 80%.
Điểm đáng chú ý liên quan đến định hướng phát triển, là sẽ không phát triển thêm dịch vụ truyền hình quảng bá tương tự mặt đất, mà ưu tiên phát triển loại hình số mặt đất, di động mặt đất, số vệ tinh, kết hợp trên mạng viễn
thông đã có sẵn phù hợp với định hướng số hóa và xu hướng hội tụ công nghệ và dịch vụ…
Đồng thời khuyến khích các đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền tham gia phát sóng các kênh chương trình phát thanh, truyền hình quảng bá.
Trong định hướng phát triển dịch vụ trả tiền, truyền hình cáp sẽ phát triển theo hướng bền vững, chất lượng, cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh, tránh việc tham gia quá nhiều, đặc biệt là của các doanh nghiệp nhà nước đầu tư ngoài ngành vào lĩnh vực truyền hình.
Trong đó sẽ không cấp phép mới dịch vụ truyền hình cáp sử dụng công nghệ tương tự; còn với dịch vụ truyền hình cáp truyền thống công nghệ số sẽ hình thành từ 02 - 03 doanh nghiệp và tối đa không quá 05 doanh nghiệp trên phạm vi vùng không trùng nhau về địa lý trên cơ sở liên kết giữa các doanh nghiệp truyền hình cáp đang hoạt động hoặc mua lại các hạ tầng cáp đã có sẵn.
Với dịch vụ truyền hình IPTV sẽ hình thành từ 03 - 04 doanh nghiệp trên cơ sở tận dụng hạ tầng mạng viễn thông đã đầu tư; với dịch vụ truyền hình mặt đất kỹ thuật số có có tối đa 03 doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc và 05 doanh nghiệp trên phạm vi vùng không trùng nhau về địa lý.
Dịch vụ truyền hình trực tiếp qua vệ tinh cũng chỉ hình thành tối đa 03 doanh nghiệp. Còn dịch vụ truyền hình di động bảo đảm trên thị trường hình thành tối đa 02 doanh nghiệp cung cấp.
Nội dung trong thông tư trên cũng chỉ rõ sẽ kiểm soát chặt chẽ giá thành, tăng cường công tác quản lý giá cước đối với doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ truyền dẫn, phát sóng cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền, quản lý khuyến mãi đối với dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền.
Đồng thời có khuyến nghị và biện pháp kịp thời trong trường hợp phát hiện có cạnh tranh không lành mạnh về giá hoặc tăng giá quá mức ảnh hưởng
đến quyền lợi của người sử dụng, phá giá gây thiệt hại cho doanh nghiệp khác, gây mất ổn định thị trường.
Ngoài ra cũng sẽ kiểm soát giá thành của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông cơ bản khi cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình nhằm kiểm soát việc bù chéo, phá giá dịch vụ, cạnh tranh không lành mạnh, gây khó khăn cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình khác.
3.1.2. Mục tiêu phát triển của DRT đến năm 2022
Từ hiện trạng của Đài Phát thanh - Truyền hình Đà Nẵng, trong những năm tới mục tiêu phát triển của Đài như sau:
- Đáp ứng yêu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị do thành phố đề ra, đáp ứng nhu cầu thông tin, nâng cao dân trí, giải trí, ... của nhân dân thành phố Đà Nẵng.
- Hướng đến xây dựng Đài Phát thanh - Truyền hình Đà Nẵng là một trong những Đài mạnh của khu vực Miền Trung.
- Tiếp tục quảng bá thương hiệu DRT đến khu vực Đông Nam Á và xa hơn nữa.
- Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chương trình trên sóng phát thanh và truyền hình, chú trọng tăng cường chất lượng phủ sóng phát thanh, phát sóng vùng lõm, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa biên giới và hải đảo.
- Đến năm 2020, phấn đấu thời lượng phát sóng kênh truyền hình DRT1 sẽ đạt 24h/ngày và kênh truyền hình DRT2 sẽ đạt 20h/ngày, trong đó thời lượng tự sản xuất từ 8 đến 10h/ngày; trên kênh phát thanh sẽ đạt 24h/ngày, trong đó thời lượng tự sản xuất từ 7 đến 9h/ngày.
- Đẩy mạnh hoạt đông kinh doanh có thu là Dịch vụ cho thuê quảng cáo truyền hình.
- Quan tâm hoạt động marketing nói chung và xúc tiến bán nói riêng.
- Nâng cao chất lượng, nội dung các chương trình phát sóng, phấn đấu
đưa Đài DRT ngày càng phát triển, xứng đáng là phương tiện thông tin thiết yếu, công cụ tuyên truyền hiệu quả, vũ khí tư tưởng sắc bén, diễn đàn phù hợp của các tầng lớp nhân dân; không ngừng nghiên cứu, tiếp cận công nghệ phát thanh, truyền hình hiện đại đảm bảo làn sóng của Đài luôn đúng định hướng về nội dụng an toàn về kỹ thuật, phong phú về đề tài, đa dạng và hấp dẫn về hình thức thể hiện.
- Tiếp tục đầu tư trang thiết bị máy móc cho bộ phận sản xuất, phát sóng theo hướng hiện đại, đồng bộ.
- Nâng cấp các thiết bị đã xuống cấp hoặc không đồng bộ.
- Đầu tư về xây lắp cũng như các thiết bị phục vụ phát triển phù hợp với điều kiện phát triển kinh thế - văn hóa - xã hội của thành phố.
- Đẩy mạnh phát triển sản xuất chương trình theo phương thức xã hội hóa.
- Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực quản lý, trình độ khoa học kỹ thuật cho công chức, viên chức và người lao động của Đài.
- Tăng nguồn thu quảng cáo bằng cách kêu gọi những nhà tài trợ các chương trình, giảm giá thành quảng cáo dịch vụ trên sóng phát thanh, truyền hình ...
- Có chế độ đãi ngộ đối với những người có năng lực vượt trội.