2.1. Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Quận Liên Chiểu – TP Đà Nẵng
2.1.4. Tình hình cơ bản về HĐKD của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Quận Liên Chiểu trong giai đoạn 2011-2013
2.1.4.1. Tình hình huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Quận Liên Chiểu.
Đối với hoạt động ngân hàng, vốn là yếu tố quyết định mọi hoạt động kinh doanh. Thực tế tại các NHTM hiện nay, vốn tự có chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, còn lại là vốn huy động, vốn đi vay và vốn khác. Trong đó, vốn huy động luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất và ổn định nhất. Do vậy, có thể khẳng định vốn huy động hay công tác huy động vốn có vai trò to lớn quyết định đến khả năng hoạt động và phát triển của ngân hàng. Tình hình huy động vốn của Agribank Liên Chiểu trong 3 năm qua như sau:
Bảng 2.2: Cơ cấu huy động vốn của Agribank Liên Chiểu năm 2011-2013
ĐVT: Tỷ đồng
Năm Chỉ tiêu
2011 2012 2013 Tỷ lệ tăng
giảm (%)
Số tiền (%) Số
tiền (%) Số
tiền (%) 2012
/2011
2013 /2012
Nguồn vốn huy động 478 483 605 1,0 25,3
1 Theo tính chất tiền gửi 478 100 483 100 605 100 1.1 Tiền gửi dân cư 320 66,9 356 73,7 424 70,1 11,3 19,1 1.2 Tiền gửi TCKT 81 16,9 78 16,1 81 13,4 -3,7 3,8 1.3 Tiền gửi khác 77 16,1 49 10,1 100 16,5 -36,4 104,1
2 Theo kỳ hạn 478 100 483 100 605 100
2.1 Tiền gửi KKH đến dưới 12 tháng 442 92,5 464 96,1 542 89,6 5,0 16,8
2.2 Tiền gửi CKH từ 12 tháng đến 60
tháng 36 7,5 19 3,9 63 10,4 -47,2 231,6
2.3 Tiền gửi CKH trên
60 tháng 0 0,0 0 0,0 0 0,0
3 Theo loại tiền huy động 478 100 483 100 605 100
3.1 Nội tệ 471 98,5 480 99,4 600 99,2 1,9 25,0
3.2 Ngoại tệ 7 1,5 3 0,6 5 0,8 -57,1 66,7
(Nguồn: Agribank Liên Chiểu – TP Đà Nẵng) Agribank Liên Chiểu luôn xác định trọng tâm trong công tác huy động vốn là phấn đấu tăng trưởng nhanh, ổn định nguồn tiền gửi dân cư. Trong 3 năm, từ năm 2011 đến năm 2013, hoạt động huy động vốn của Agribank Liên Chiểu tương đối hiệu quả và không ngừng tăng, đặc biệt năm 2013 tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh đạt 605 tỷ đồng, tăng 25,3% so với năm 2012. Có được kết quả trên là do Chi nhánh chú trọng khai thác các nguồn tiền gửi có lãi suất thấp như tiền gửi kho bạc và đẩy mạnh tiếp cận huy động vốn tại khu vực giải tỏa đền bù với các biện pháp như tiếp cận khách hàng ngay từ khi khách hàng mới nhận kết quả áp giá đền
bù; phối hợp với Ban quản lý dự án và chính quyền địa phương để đặt bàn huy động vốn ngay tại nơi chi trả tiền đền bù; cùng khách hàng đến tận Ban quản lý dự án chi tiền đền bù (nếu chi trả cho từng cá nhân); thiết lập các đầu mối cung cấp thông tin ở các tổ dân phố, cụm dân cư khi có những cá nhân, hộ gia đình có nguồn thu nhập lớn từ tiền bán đất…để cử cán bộ đến huy động kịp thời.
Trong những năm qua, Chi nhánh rất quan tâm đến công tác huy động vốn với phương châm “đi vay để cho vay”, đa dạng hóa nguồn vốn bằng việc đa dạng các hình thức, biện pháp, các kênh huy động vốn từ mọi nguồn trong mọi thành phần kinh tế xã hội, chú trọng làm tốt công tác hoạt động chăm sóc khách hàng, mở rộng thị trường. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, với sự thành lập và đi vào hoạt động của một số ngân hàng trên địa bàn, thị phần huy động vốn của Agribank Liên Chiểu cũng bị thu hẹp dần. Một số ngân hàng TMCP có tính thanh khoản không đảm bảo nên đã lách trần lãi suất hoặc sử dụng cơ chế tài chính để lôi kéo và thu hút tiền gửi từ các NHTM lớn.
2.1.4.2. Tình hình cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Quận Liên Chiểu.
Thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, góp phần đem lại nhiều kết quả tích cực cho việc phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Trong đó, ngân hàng là kênh hỗ trợ vốn kịp thời và hữu hiệu nhất cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Nhận thức rõ vai trò vị trí quan trọng của mình, Agribank Liên Chiểu luôn chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương, chiến lược phát triển của thành phố, xây dựng kế hoạch phát triển toàn diện, đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa hình thức tài trợ sao cho vốn ngân hàng tiếp cận được nhiều khách hàng … đặc biệt ưu tiên vốn cho phát triển khu vực kinh tế tư nhân, vốn phát triển khu vực nông nghiệp nông thôn và tập trung chủ yếu vào các đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại - dịch vụ … Công tác quản lý và sử dụng vốn của chi nhánh tiếp tục được thực hiện theo phương châm hiệu quả và an toàn.
Hoạt động cho vay của chi nhánh trong các năm qua đã đạt được những kết quả khả quan sau :
Bảng 2.3: Cơ cấu cho vay của Agribank Liên Chiểu năm 2011-2013
ĐVT: Tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu
2011 2012 2013
Tỷ lệ tăng giảm (%) 2012/2011 2013/2012
Doanh số cho vay 744 737 728 -0,9 -1,2
Doanh số thu nợ 689 724 717 5,1 -1,0
Dư nợ cho vay 357 370 381 3,6 3,0
1 Theo thời gian 357 370 381
1,1 Ngắn hạn 215 241 267 12,1 10,8
1,2 Trung dài hạn 142 129 114 -9,2 -11,6
2 Theo thành phần kinh tế 357 370 381
2,1 Cá nhân 16 18 23 12,5 27,8
2,2 HKD 32 40 52 25,0 30,0
2,3 Doanh nghiệp 309 312 306 1,0 -1,9
3 Theo mục đích vay vốn
3,1 Cho vay kinh doanh 341 352 358 3,2 1,7
3,2 Cho vay tiêu dùng 16 18 23 12,5 27,8
Nợ xấu 0,547 5,713 0,629 944,4 -89,0
Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ (%) 0,15 1,54 0,17 926,7 -89,0
(Nguồn: Agribank Liên Chiểu – TP Đà Nẵng) Cùng với sự tăng trưởng về nguồn vốn, hoạt động tín dụng của Agribank Liên Chiểu cũng không ngừng tăng theo nhưng với tốc độ tăng trưởng chậm. Cơ cấu cho vay có phần tập trung ở những khoản cho vay ngắn hạn, cho vay doanh nghiệp với mục đích cho vay kinh doanh. Năm 2012 tổng dư nợ của Chi nhánh đạt 370 tỷ đồng, tăng 13 tỷ đồng so với năm 2011, tỷ lệ tăng 3,6%. Trong năm 2013, tình hình kinh tế đất nước có nhiều biến động thất thường gây ảnh hưởng đến kế hoạch tăng trưởng dư nợ của các NHTM nói chung và Agribank Liên Chiểu nói riêng; tuy nhiên, Ban lãnh đạo ngân hàng đã kịp thời chỉ đạo, đề ra những giải pháp hợp lý nên tốc độ tăng trưởng cho vay năm 2013 vẫn tiếp tục tăng; cụ thể năm 2013
dư nợ cho vay đạt 381 tỷ đồng, tăng 11 tỷ đồng, tăng 3,0% so với năm 2012. Nhìn chung tốc độ tăng trưởng tín dụng của Chi nhánh có tăng qua các năm, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng tín dụng này còn chậm.
Tình hình nợ xấu của Agribank Liên Chiểu qua 3 năm từ năm 2011 đến năm 2013 có tăng giảm đột biến. Nguyên nhân là do có một công ty thuộc tập toàn Vinashin kinh doanh thua lỗ nên năm 2012 chuyển toàn bộ dư nợ hơn 5 tỷ đồng sang nợ xấu, làm cho nợ xấu của Chi nhánh năm 2012 tăng lên đáng kể so với năm 2011 tăng 5,2 tỷ đồng; tỷ lệ nợ xấu tăng từ 0,15% lên 1,54% trong tổng dư nợ. Sang năm 2013, dưới sự chỉ đạo của Nhà nước và Agribank Việt Nam, Chi nhánh đã thực hiện các biện pháp xử lý và thu hồi một phần dư nợ làm cho nợ xấu năm 2013 giảm còn 629 triệu đồng, chiếm 0,17% trong tổng dư nợ. Với tình hình nợ xấu như trên cho thấy chất lượng tín dụng tại Chi nhánh tương đối tốt. Để làm được điều này, Chi nhánh đã có những nỗ lực trong khâu thẩm định các khoản cho vay, trong thời gian khách hàng vay vốn thường xuyên theo dõi, kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, khi có dấu hiệu không trả được nợ Chi nhánh tiến hành làm việc với khách hàng để tìm hướng xử lý, nếu không được Chi nhánh cương quyết khởi kiện để bán TSĐB thu hồi nợ.
2.1.4.3. Kết quả kinh doanh
Trong những năm qua, tình hình kinh tế thị trường có những biến động bất ổn gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Tuy nhiên, bằng sự nổ lực, phấn đấu, tinh thần làm việc nhiệt tình, trách nhiệm của toàn thể cán bộ nhân viên ngân hàng đã giúp cho hoạt động kinh doanh của Agribank Liên Chiểu đạt được hiệu quả ổn định và tăng đều qua các năm như sau:
Bảng 2.4: Kết quả kinh doanh của Agribank Liên Chiểu năm 2011-2013
ĐVT: Tỷ đồng Năm
Chỉ tiêu
2011 2012 2013 Tỷ lệ tăng giảm
(%) Số
tiền (%) Số
tiền (%) Số
tiền (%) 2012
/2011
2013
/2012
1 Tổng thu 68 83 91 22,1 9,6
T.đó: Thu từ hoạt động tín dụng
58 85,3 74 89,2 85 93,4 27,6 14,9
2 Tổng chi 44 57 62 29,5 8,8
T.đó: Chi từ hoạt động tín dụng
32 72,7 46 80,7 49 79,0 43,8 6,5
3 Chênh lệch thu chi
24 26 29 8,3 11,5
(Nguồn: Agribank Liên Chiểu – TP Đà Nẵng) Từ bảng số liệu 2.4 ta thấy nguồn thu tạo nên quỹ thu nhập của Agribank Liên Chiểu chủ yếu là từ hoạt động tín dụng, bình quân chiếm gần 90%, riêng năm 2011 chỉ chiếm 85,3% trong tổng thu, do tỷ lệ thu lãi thấp, phần lớn các doanh nghiệp vẫn còn chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, mặc dù Chính phủ đã có nhiều biện pháp hỗ trợ song tại thời điểm đó, tình hình vẫn chưa khả quan.
Sang năm 2012, 2013, các khách hàng vay vốn đã biết thích ứng và điều chỉnh linh hoạt hơn tình hình hoạt động kinh doanh, và bước đầu đã vượt qua được giai đoạn khó khăn, kinh doanh bắt đầu có hiệu quả trở lại. Nhìn chung kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Liên Chiểu có những bước tăng trưởng ổn định, bền vững dù nền kinh tế có những khó khăn nhất định. Tình hình chênh lệch thu chi của Chi nhánh tăng đều qua các năm.