Các hàm ý quản lý và những kiến nghị

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn và lòng trung thành của du khách đối với dịch vụ du lịch tại Tp. Đà Lạt (Trang 75 - 79)

Như đã trình bày ở Chương 4, trong mô hình hồi quy, nghiên cứu đã xác định được mức độ quan trọng của các yếu tố tác động trực tiếp đến sự thỏa mãn du khách và sự thỏa mãn du khách tác động đến lòng trung thành dịch vụ du lịch. Trong đó, ảnh hưởng mạnh nhất là yếu tố thức ăn tại nơi đến, kế đến là yếu tố cơ sở vật chất và tiếp theo là các yếu tố giá cảm nhận, yếu tố an toàn, yếu tố vệ sinh, yếu tố cơ sở hạ tầng, yếu tố lòng mến khách, cuối cùng là yếu tố đội ngũ nhân viên. Như vậy, để nâng cao sự thỏa mãn du khách và từ đó nâng cao lòng trung thành của du khách đối với dịch vụ du lịch tại Đà Lạt – Lâm Đồng, thông qua kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số kiến nghị như sau:

− Đối với thành phần thức ăn tại nơi đến (TA), kết quả nghiên cứu cho thấy, thành phần thức ăn tại nơi đến có mức độ ảnh hưởng cao nhất đến sự thỏa mãn của du khách với Beta = 0.287. Tuy nhiên, du khách lại cảm nhận không cao yếu tố thức ăn tại nơi đến, giá trị trung bình Mean (TA) chỉ đạt 3.628. Tỷ lệ du khách đánh giá từ giá trị Đồng ý = 4 trở lên chỉ đạt 38.6, đánh giá thấp nhất là yếu tố TA4 (Các món ăn được chế biến và phục vụ đảm bảo vệ sinh) có giá trị trung bình Mean = 3.498 và cao nhất là yếu tố TA2 (Có nhiều món ăn để du khách lựa chọn) có giá trị trung bình Mean = 3.775. Điều này có thể được lý giải vì mong muốn của du khách khi đến với Tp. Đà Lạt là được thưởng thức các món ăn ngon mang nét đặc trưng của Tp. Đà Lạt như thức ăn từ rau, hoa của miền ôn đới mà ở Việt Nam chỉ Đà Lạt mới có, các món ăn được chế biến phong phú, hấp dẫn, hợp khẩu vị và đảm bảo vệ sinh. Tuy nhiên, khi sử dụng dịch vụ ăn uống tại Tp. Đà Lạt du khách đã không nhận được dịch vụ như mong đợi. Kết quả trên đã chứng tỏ thức ăn tại Tp. Đà Lạt chưa làm du khách hài

lòng cao. Vì vậy, muốn nâng cao sự thỏa mãn cũng như lòng trung thành của du khách đối với dịch vụ du lịch của thành phố Đà Lạt, các cơ sở kinh doanh ăn uống cần tập trung vào việc đảm bảo quy trình vệ sinh, an toàn thực phẩm khi phục vụ, xây dựng thực đơn phong phú, có nhiều các món ăn đặc trưng của thành phố Đà Lạt như các món ăn được chế biến từ các loại hoa, các món ăn nấu với Atisô, các món rau trộn… bên cạnh đó cần nghiên cứu kỹ về văn hóa ẩm thực của các vùng miền, đất nước khác nhau để có thể chế biến thức ăn phù hợp với khẩu vị của du khách.

− Đối với thành phần cơ sở vật chất (CSVC), nhân tố đáp ứng có tác động mạnh thứ 2 đến sự thỏa mãn của du khách (với β = 0.228). Tuy nhiên kết quả nghiên cứu cho thấy, du khách cảm nhận chưa cao yếu tố này, giá trị trung bình Mean (CSVC) = 3.811. Tỷ lệ du khách đánh giá từ giá trị Đồng ý = 4 trở lên chỉ đạt 48.057%, tỷ lệ du khách đánh giá từ điểm Bình thường = 3 trở xuống (từ 1 đến dưới 3) là 13.806%, đánh giá thấp nhất là yếu tố CSVC5 (Nhà hàng hoạt động thường xuyên để phục vụ khách) có giá trị trung bình Mean = 3.7. Du khách cho rằng hệ thống nhà hàng hoạt động và phục vụ vào mọi thời điểm sẽ làm họ thỏa mãn hơn và từ đó trung thành dịch vụ hơn. Khi đi du lịch, du khách muốn tự do khám phá, tìm hiểu và sử dụng dịch vụ bất cứ khi nào khách có nhu cầu, do đó đối với thành phố du lịch, hệ thống nhà hàng cần hoạt động thường xuyên hơn để có thể đáp ứng được nhu cầu của du khách, không chỉ hệ thống nhà hàng trong các khách sạn cao cấp mà cả hệ thống nhà hàng ngoài khách sạn, các nhà hàng với những món ăn đặc trưng, hấp dẫn.

− Đối với thành phần giá cảm nhận (GIA), có tác động mạnh thứ 3 đến sự thỏa mãn của du khách (với β = 0.206). Tuy nhiên kết quả nghiên cứu cho thấy, du khách đánh giá không cao yếu tố giá cảm nhận với giá trị trung bình Mean (GIA) = 3.788. Tỷ lệ du khách đánh giá từ giá trị Đồng ý = 4 trở lên chỉ đạt 49.254%, tỷ lệ du khách đánh giá từ điểm Bình thường = 3 (từ 1 đến dưới 3) trở xuống là 11.94%. Điều này cho thấy du khách có thỏa mãn hay không phụ

Hiện nay, không chỉ Đà Lạt mà một số nơi khác, du khách đánh giá là các tour du lịch nội địa giá cao hơn so với đi du lịch tại một số quốc gia khác trong vùng như Thái Lan, Campuchia..., điều này ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm du lịch của du khách. Do đó, để có thể thu hút được du khách nhiều hơn, tạo sự thỏa mãn cho du khách, các cơ sở cung cấp dịch vụ tại thành phố Đà Lạt cần tạo ra các sản phẩm dịch vụ với giá thành thấp để có thể cạnh tranh về chi phí, tuy nhiên không ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm dịch vụ của đơn vị mình.

Các cơ sở kinh doanh các mặt hàng đặc trưng của Đà Lạt (rau, củ, quả, dâu tây, mứt…) cũng cần có mức giá hợp lý cho khách du lịch, vì thông thường khách du lịch phải mua một mức giá cao hơn rất nhiều so với giá thông thường, điều này cũng ảnh hưởng đến việc quyết định chi tiêu của du khách, nếu giá hợp lý hơn thì số lượng sản phẩm bán được sẽ nhiều hơn.

− Đối với thành phần an toàn (AT), có tác động mạnh thứ 4 đến sự thỏa mãn của du khách (với β = 0.192). Tuy nhiên kết quả nghiên cứu cho thấy, du khách đánh giá chỉ ở mức tương đối yếu tố an toàn với giá trị trung bình Mean (AT) = 3.837. Tỷ lệ du khách đánh giá từ giá trị Đồng ý = 4 trở lên đạt 52.612%, tỷ lệ du khách đánh giá từ điểm Bình thường = 3 (từ 1 đến dưới 3) trở xuống là 15.299%. Điều này cho thấy du khách có thỏa mãn hay không cũng phụ thuộc vào độ an toàn khi đi du lịch tại thành phố Đà Lạt. Do đó, để nâng cao sự thỏa mãn của du khách, các cơ sở kinh doanh cũng như chính quyền Đà Lạt – Lâm Đồng cần xây dựng một môi trường sống an toàn, không để xảy ra các tình trạng trộm cắp, cướp giật, lừa đảo, để du khách có thể tin tưởng và an tâm khi đi du lịch tại Đà Lạt.

− Đối với thành phần vệ sinh (VS), có tác động mạnh thứ 5 đến sự thỏa mãn của du khách (với β = 0.180). Tuy nhiên kết quả nghiên cứu cho thấy, du khách đánh giá chỉ ở mức tương đối yếu tố vệ sinh với giá trị trung bình Mean (VS) = 3.757. Tỷ lệ du khách đánh giá từ giá trị Đồng ý = 4 trở lên đạt 45.896%, tỷ lệ du khách đánh giá từ điểm Bình thường = 3 (từ 1 đến dưới 3) trở xuống là

13.433%. Điều này cho thấy vấn đề vệ sinh tại thành phố Đà Lạt chưa tạo ra sự thỏa mãn cao đối với du khách. Ngày nay vấn đề vệ sinh và môi trường đặc biệt được quan tâm khi khí hậu trái đất đang có những biến đổi không tốt. Chính điều này đã tác động mạnh đến du khách khi nhìn nhận vấn đề vệ sinh khi đi du lịch hay trong cuộc sống. Do đó, để du khách có những đánh giá tốt, thỏa mãn với vấn đề vệ sinh, chính quyền, nhân dân và các cơ sở kinh doanh trên địa bàn thành phố Đà Lạt cần đẩy mạnh công tác đảm bảo vệ sinh môi trường, tránh những tình trạng ô nhiễm tại các khu điểm du lịch, đường phố, rác thải xuống hồ Xuân Hương…

− Đối với thành phần cơ sở hạ tầng (CSHT), có tác động mạnh thứ 6 đến sự thỏa mãn của du khách (với β = 0.164). Tuy nhiên kết quả nghiên cứu cho thấy, du khách đánh giá chưa cao yếu tố cơ sở hạ tầng với giá trị trung bình Mean (CSHT) = 3.732. Tỷ lệ du khách đánh giá từ giá trị Đồng ý = 4 trở lên đạt 45.149%, tỷ lệ du khách đánh giá từ điểm Bình thường = 3 (từ 1 đến dưới 3) trở xuống là 19.03%, đây là một tỉ lệ khá cao. Điều này cũng phù hợp với thực tế về hệ thống giao thông từ các địa phương khác đến Đà Lạt đang trong tình trạng xuống cấp sửa chữa như quốc lộ 20, tuyến được nối liền thành phố Hồ Chí Minh – Đà Lạt, quốc lộ 27, nối liền thành phố Tháp Chàm – Đà Lạt, Buôn Ma Thuột – Đà Lạt, tỉnh lộ 723 nối thành phố Nha Trang – Đà Lạt. Cơ sở hạ tầng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự thỏa mãn của du khách khi đi du lịch tại Đà Lạt, do đó các cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương cần thực hiện tốt việc đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng để có thể đảm bảo thực hiện được mục tiêu phát triển du lịch, liên kết phát triển du lịch giữa các địa phương một cách hiệu quả nhất.

− Đối với thành phần lòng mến khách (LMK), có tác động mạnh thứ 7 đến sự thỏa mãn của du khách (với β = 0.164). Kết quả nghiên cứu cho thấy, du khách đánh giá khá cao yếu tố lòng mến khách với giá trị trung bình Mean (LMK) = 4.357. Tỷ lệ du khách đánh giá từ giá trị Đồng ý = 4 trở lên đạt 90.299%, một tỉ

xuống chỉ có 1.493%. Yế tố lòng mến khách cũng được du khách quan tâm, và yếu tố này cũng tác động đến sự thỏa mãn và lòng trung thành của du khách đối với dịch vụ du lịch tại Đà Lạt – Lâm Đồng. Mặc dù được du khách đán giá khá cao, tuy nhiên trong thực tế so với những năm trước đây, sự hiền hòa thân thiện của con người Đà Lạt đang giảm dần vì sự di dân từ nhiều vùng khác đến, vì sự tác động của các yếu tố lợi nhuận ảnh hưởng đến nét văn hóa trong ứng xử của con người nơi đây. Để tiếp tục nhận được những đánh giá cao của du khách và từ đó du khách thỏa mãn với du lịch của Đà Lạt cao hơn, người dân, các cơ sở kinh doanh cần gìn giữ nét văn hóa hiền hòa, thanh lịch, mến khách và Đà Lạt đã có từ nhiều năm qua.

− Đối với thành phần đội ngũ nhân viên (NV), có tác động mạnh thứ 8 đến sự thỏa mãn của du khách (với β = 0.143). Tuy nhiên kết quả nghiên cứu cho thấy, du khách đánh giá chưa cao yếu tố đội ngũ nhân viên với giá trị trung bình Mean (NV) = 3.719. Tỷ lệ du khách đánh giá từ giá trị Đồng ý = 4 trở lên chỉ đạt 39.552%, tỷ lệ du khách đánh giá từ điểm Bình thường = 3 (từ 1 đến dưới 3) trở xuống là 11.567%. Đội ngũ nhân viên là những người cung cấp dịch vụ trực tiếp cho du khách, chất lượng phục vụ được du khách đánh giá trực tiếp thông qua đội ngũ nhân viên. Tuy nhiên nghiên cứu cho thấy đánh giá của du khách chưa cao đối với yếu tố này, đây là điều mà các cơ sở kinh doanh du lịch cần khắc phục, xây dựng cho mình một đội ngũ nhân viên đầy đủ kiến thức, kỹ năng, thái độ và cung cách phục vụ, đội ngũ nhân viên phải tạo được sự thỏa mãn cao nhất đối với du khách để từ đó tăng lòng trung thành của du khách đối với dịch vụ du lịch tại thành phố Đà Lạt – Lâm Đồng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn và lòng trung thành của du khách đối với dịch vụ du lịch tại Tp. Đà Lạt (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)