Trồng trọt:
Nhìn chung vụ Đông Xuân và Hè Thu sản xuất nông nghiệp cho năng suất cao, mặc dù giá cả thị trường bấp bênh nhưng đời sống của bà con cơ bản ổn định. Tổng diện tích gieo trồng 1.431,2 ha /1.380 ha, đạt 103,7 % kế hoạch năm. Tổng sản lƣợng lương thực có hạt ước 7.877,33 tấn/6.500 tấn, vượt 21,19% kế hoạch; trong đó năng suất lúa vụ Đông Xuân đạt 76,2 tạ/ha; vụ Hè Thu đạt 58,6 tạ/ha. Nhìn chung cơ cấu giống và lịch thời vụ đƣợc thực hiện đảm bảo theo kế hoạch, tập trung là bộ giống trung ngày 70,45 %, giống ngắn ngày 29,55% diện tích, sản lƣợng cây rau màu đạt hiệu quả cao. Triển khai tổ chức sản xuất cây rau màu vụ Thu Đông, triển khai thực hiện liên doanh, liên kết sản xuất và tiêu thụ ớt chỉ thiên cao sản.
Phối hợp với Hội Nông dân xã hỗ trợ mỗi tổ diệt chuột cộng đồng với 400 cái bẫy bán nguyệt trên 08 thôn. Hỗ trợ thuốc và lúa giống để các thôn tổ chức diệt chuột ở 2 vụ. Thực hiện công tác chỉnh trang đồng ruộng, dồn điền, đổi thửa tại cánh đồng
Cây Kết với tổng diện tích khoảng 4 ha, đến nay việc sản xuất của nhân dân rất thuận lợi. Thành lập các đoàn đi kiểm tra thực tế tại đồng ruộng vào các thời điểm giai đoạn lúa đứng cái làm đòng, trổ. Chương trình “3 cùng”, “3 giảm, 3 tăng” được các thôn tiếp tục tập trung thực hiện. Đặc biệt đã tuyên truyền tốt đến nông dân việc sạ thƣa theo qui trình kỹ thuật 4 kg/sào.
Về chăn nuôi:
Thành lập BCĐ phòng chống dịch bệnh và xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi; tập trung chỉ đạo, triển khai kịp thời các biện pháp phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm; phun 06 đợt hóa chất khử trùng tiêu độc (KTTĐ) trên địa bàn toàn xã. Tiếp tục vận động nhân dân triển khai thực hiện tốt các biện pháp phòng chống trên đàn vật nuôi; tăng cường thông báo nhân dân phòng chống bệnh viêm da nổi cụ trên đàn bò, số con bò mắc bệnh Viêm da nổi cục là 95 con, số con chết và phản ứng phải tiêu hủy là 14 con với tổng trọng lƣợng là 1524 kg, đến nay đã qua 37 ngày kể từ khi con bệnh cuối cùng khỏi bệnh thì chƣa có con bệnh mới phát sinh thêm.; tập trung thông báo phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi; đến ngày
10/12/2021, toàn xã có 196 con heo bị chết và tiêu hủy với 11.591 kg. Tổng đàn gia súc (Trâu, bò, lợn): 1464 con tăng 179 con so với cùng kì, trong đó: trâu 81 con; bò 1383 con. Lợn 852 con, tăng 52 con so với cùng kỳ, trong đó lợn nái chiếm 47%.
Tổng đàn gia cầm: 37.000 con, tăng 1.500 con so với cùng kỳ, trong đó: gà 29.000 con; vịt, ngan, ngỗng: 8.000 con. Công tác nuôi trồng thủy sản tại đội 8 thôn Triều Châu đƣợc 3 tấn tôm/ 02 hộ nuôi.
Triển khai thực hiện tiêm phòng vụ 1, Kết quả tiêm phòng bệnh LMLM trên đàn trâu bò đạt tỷ lệ 61,9% tổng đàn; THT trên đàn trâu bò đạt tỷ lệ 58,4% tổng đàn; DT trên đàn lợn đạt tỷ lệ 82,28% tổng đàn; THT-PTH trên đàn lợn đạt tỷ lệ 82,28% tổng đàn.
Thực hiện tiêm phòng vụ 2: LMLM trên đàn trâu bò: 1000/1464 con =68,3% tổng đàn;
THT trên đàn trâu bò: 975/1464 =66,6% tổng đàn; DT trên đàn lợn: 650/852 con = 76,3% tổng đàn; THT-PTH trên đàn lợn: 650/852 con = 76,3% tổng đàn. Triển khai tiêm phòng bệnh viêm da nổi cục trên đàn trâu, bò đƣợc 1375 con/ 1497 con đạt 91,85% tổng đàn.
Kinh tế tập thể:
HTX nông nghiệp Duy Phước đã chủ động chạy lách triều, linh hoạt trong điều hành nước tưới, đảm bảo nước tưới trong gieo sạ. Tập trung triển khai thực hiện phương án phòng chống mặn vụ Đông Xuân và Hè Thu trong điều kiện hết sức khó khăn về nguồn nước; triển khai xây dựng trạm bơm 3/2, đầu tư xây dựng kênh 19/5 và một số hệ thống kênh mương nội đồng. Tổ chức liên doanh sản xuất với khoảng 53,5 ha lúa giống, lúa thương phẩm. Trong đó, Hợp tác xã thực hiện khoảng 20ha (gồm các thôn thôn Câu Lâu Đông: 10ha và thôn Lang Châu Bắc:10ha), 01 ha sản xuất mô hình điểm và cá nhân bà Đặng Thị Ngọc Ánh sản xuất 32,5 ha. Xây dựng phương án tưới - tiêu và phòng chống hạn mặn cho cây trồng năm 2022 và các năm tiếp theo trên địa bàn xã.
Tổng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp năm 2021 (theo giá cố định 2010) ƣớc đạt 59,36 tỷ đồng/ 59,31 tỷ, đạt 100,08% so với kế hoạch. Tăng 3,09% so với năm
2020; chiếm tỷ trọng 7,74%.
Công tác PCTT – TKCN:
Tổ chức Tổng kết công tác PCTT – TKCN năm 2020; kiện toàn BCH PCTT – TKCN xã với 35 đồng chí, xây dựng Đội xung kích PCTT – TKCN xã với 91 đồng chí; triển khai xây dựng kế hoạch, phương án PCTT – TKCN năm 2021, kế hoạch
công tác PCTT – TKCN giai đoạn 2021 – 2025. Tổ chức kiểm tra công tác PCTT – TKCN tại các cơ quan, trường, trạm, HTX và các 8 thôn. Xây dựng 8 parie tại các điểm xung yếu có nguy cơ ngập sâu tại các trục đường chính. Tập trung khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra.
Sản xuất Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và Thương mại dịch vụ
Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng trong năm đƣợc duy trì mặc dù gặp khó khăn trong tình hình dịch bệnh Covid – 19; giá trị sản xuất từ công nghiệp, TTCN và xây dựng ƣớc đạt 392,83 tỷ đồng/392,8 tỷ đồng, đạt 100,007% kế hoạch, tăng 10,01% so với năm 2020, chiếm tỷ trọng 51,23%.
Thương mại dịch vụ tiếp tục hoạt động ổn định, duy trì hoạt động kinh doanh, buôn bán, doanh thu của các dịch vụ nông nghiệp nhƣ làm đất, thu hoạch tiếp tục đƣợc
duy trì… Tổng giá trị TMDV ƣớc đạt 314,58 tỷ đồng/ 314,61 tỷ đồng, đạt 99,99% kế hoạch, tăng 11,99% so với năm 2020, chiếm tỷ trọng 41,03%.
2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội tại khu vực xã Duy Vinh
a. Sản xuất Công nghiệp –TTCN - Xây dựng:
Mặc dù bị tác động bởi dịch bệnh Covid 19 nhƣng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty may Huy Hoàng II, Công ty chế biến hải sản Đại Thành vẫn đảm bảo duy trì hoạt động, người lao động có việc làm ổn định, thu nhập cao.
Công ty đóng sửa tàu thuyền gỗ Phong Phú đã có 12 hợp đồng đóng mới tàu thuyền giải quyết lao động có việc làm thường xuyên1. Nghề chiếu cói truyền thống đƣợc duy trì, trong năm sản lƣợng ƣớc đạt 82.800/80.000 đôi bằng 103,5%
kế hoạch. Các ngành nghề may gia công tại nhà, cơ khí, mộc, nề hoạt động cầm chừng vì thiếu nguồn nguyên liệu do ảnh hưởng dịch Covid – 19.
* Giá trị ngành Công nghiệp - TTCN - Xây dựng: ước đạt 555,3 tỷ đồng,
chiếm tỷ trọng 62,35 %, giảm 0,9% so với NQ, tăng 13,97% so cùng kỳ
b. Lĩnh vực Thương mại - Dịch vụ - Du lịch:
Do ảnh hưởng tình hình dịch Covid-19 hàng hóa và lao động bị đứt gãy nên
phần lớn lao động dịch vụ, du lịch phải nghỉ việc, một số quán ăn uống tại địa phương phải ngưng hoạt động trong thời điểm thực hiện phòng chống dịch. Các điểm du lịch sinh thái cộng đồng, các cơ sở sản xuất thủ công truyền thống, các điểm tiếp đón khách ngừng hoạt động2. Điểm sản xuất kinh doanh hàng nông sản và sản phẩm OCOP tại lò gạch cũ thôn Vĩnh Nam có thời gian dài tiếp đón khách, chủ yếu khách nội địa, tuy nhiên từ khi đợt dịch lần thứ tƣ bùng phát đã dừng hoạt động. Dự án du lịch Làng cau Trà Đông, Nông trại Xanh tiếp tục thỏa thuận bồi thường giải phóng mặt bằng đã và đang xúc tiến triển khai thi công, dự án trang trại nuôi tôm công nghệ cao tại thôn Đông Bình với diện tích 34 ha đang trong quá trình nghiên cứu đầu tƣ. Công tác kiểm tra hoạt động buôn bán tại chợ Bàn Thạch luôn đƣợc duy
trì trong thời gian phòng chống dịch. Công tác kiểm tra chất lƣợng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm đảm bảo kịp thời góp phần bình ổn giá cả trên thị trường.
* Giá trị ngành Thương mại- dịch vụ: ước đạt 254,1 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 28,8%, giảm 3,51% so với Nghị quyết, tăng 9,43% so với cùng kỳ, không đạt chỉ tiêu đề ra.
c. Lĩnh vực Nông nghiệp:
+ Trồng trọt: Tổng diện tích gieo sạ 2 vụ 300ha. Tổng sản lượng lương thực 2.015 tấn, đạt 105,82% so với Nghị quyết, tăng 7,4% so với cùng kỳ3. Tập trung điều hành tốt công tác sản xuất, khâu làm đất, thủy lợi, giống, phân bón... theo dõi, hướng dẫn chăm sóc cây trồng vụ Đông Xuân, Hè Thu. Các loại cây trồng khác
như: bắp, đậu phụng, rau màu ổn định, năng suất đạt khá. Đặc biệt kinh tế vườn từ cây cau với hơn 31.000 cây cho quả, giá cả tăng đột biến, nhiều hộ có thu nhập
khá cao.
+ Chăn nuôi: đàn gia súc, gia cầm giảm hơn so với cùng kỳ đặc biệt đàn heo, trong năm do tình hình dịch bệnh viêm da nổi cục trên đàn trâu bò, dịch bệnh tả lợn
Châu phi nên có thời điểm làm cho người nông dân gặp khó khăn đầu ra, đến nay tình hình dịch bệnh đã đƣợc kiểm soát và ổn định4. Tỷ lệ tiêm phòng vắc-xin trên đàn gia súc, gia cầm đạt trên 95%.
+ Khai thác đánh bắt thủy sản: Tổng công suất tàu thuyền 11.948 CV giảm 3.256 CV so cùng kỳ, sản lƣợng khai thác biển ƣớc đạt 2.535/3.000 tấn, bằng 84.5% KH, sản lƣợng khai thác sông ƣớc đạt 400/400 tấn, bằng 100% 5
+ Nuôi trồng: Vụ 1các hồ nuôi đã xuống giống khoảng 78/88 ha, 02 vụ tôm nuôi trong năm người nuôi trồng đạt hiệu quả đặc biệt vụ 1, tổng sản lượng đạt 300tấn /300 tấn, bằng 100% kế hoạch.
* Giá trị ngành Nông nghiệp: ƣớc đạt 81,2 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 9,12%, giảm 7,52% so với Nghị quyết, tăng 0,87% so với cùng kỳ.
* Kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế năm 2021: Giá trị tổng sản phẩm xã hội: 890,6 tỷ đồng, bằng 97,04% so với Nghị quyết, tăng 9,99% so với cùng kỳ.
* Bình quân thu nhập đầu người năm 2021: 44,7 triệu đồng, tăng 3,7 triệu đồng/người so với năm 2020.
2.2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội Thị Trấn Nam Phước
Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, an ninh – quốc phòng năm 2017, phương hướng nhiệm vụ năm 2018 của UBND thị trấn Nam Phước như sau:
a. Về phát triển thương mại dịch vụ
Năm 2017, ngành thương mại, dịch vụ của địa phương tiếp tục phát triển.
Hoạt động kinh doanh tại khu phố chợ Nam Phước sầm uất, nhộn nhịp, việc kinh doanh buôn bán ngày càng tăng, tập trung vào một số loại hình dịch vụ nhƣ: ăn uống, càfê giải khát, áo quần, trang trí nội thất, tín dụng ngân hàng, dịch vụ nhà đất, bảo hiểm... đã tạo khu phố chợ Nam Phước trở thành trung tâm thương mại – dịch vụ của huyện và các vùng lân cận.
Tổng doanh thu thương mại - dịch vụ ước đạt 823,6 tỷ đồng, tăng 23,47% so với năm 2016 (Nghị quyết đề ra là 23%).
b. Về Công nghiệp – Xây dựng
Ngành dệt tiếp tục bị đình trệ và dự báo khả năng phục hồi, ổn định trong thời gian đến là rất khó. Sản phẩm dệt cạnh tranh không nổi. Đời sống nhân dân
hoạt động trên lĩnh vực này đang gặp phải khó khăn. Trước thực trạng trên, địa phương đã tập trung tiếp tục vận động lao động ngành dệt chuyển sang một số ngành khác, đồng thời đã có kế hoạch hỗ trợ cho các hộ khó khăn nhằm từng bước ổn định cuộc sống. Đầu năm 2017, UBND thị trấn đã hỗ trợ 287 hộ dệt khó khăn trên địa bàn với số tiền 57.400.000 đồng.
Các ngành cơ khí nhỏ, may mặc, chế biến nông, thủy hải sản... hoạt động tương đối ổn định. Đặc biệt ngành xây dựng dân dụng năm 2017 tiếp tục phát triển mạnh mẽ tạo cơ sở bù đắp phần thiếu hụt giá trị sản xuất của ngành dệt.
Giá trị sản xuất ngành năm 2017 ƣớc đạt 637,23 tỷ đồng tăng 14,2% so với năm 2016 (so với Nghị quyết đề ra giảm 1,8% NQ là 16%).
Hạn chế trên lĩnh vực công nghiệp – xây dựng đó là việc định hướng phát triển ngành còn thiếu quan tâm, chƣa có chính sách.
c. Về Nông nghiệp
Năm 2017, thời tiết diễn biến phức tạp và khó lường, những đợt mưa lớn xảy ra trên diện rộng từ ngày 13 - 18/12/2016 đã gây ra lũ lụt, làm cho một số diện tích rau màu bị ngập úng, hƣ hại và phải xuống giống nhiều lần, tiến độ gieo trồng vụ Đông Xuân bị chậm lại, nhất là các loại cây trồng cạn. Đến giữa và cuối vụ, thời tiết tương đối thuận lợi, các loại cây trồng sinh trưởng phát triển tốt và cho năng suất khá, tuy nhiên các loại cây hoa màu thực phẩm nông dân sản xuất cho năng xuất cao nhƣng không bán đƣợc. Hoạt động chăn nuôi tuy không bị dịch bệnh nhƣng cũng gặp nhiều khó khăn do giá đầu ra sản phẩm chăn nuôi quá thấp nên ảnh hưởng đến việc đầu tư tái đàn. Tổng diện tích gieo trồng cả năm đạt 1.212 ha giảm 17 ha so với cùng kỳ năm 2016, trong đó cây lúa: 789 ha, tăng 1 ha và năng suất bình quân cả năm 65,24 tạ/ha tăng 0,44 tạ/ha so với cùng kỳ năm 2016.
Cây ngô: 222 ha, năng suất bình quân 63,17 tạ/ha. Cây lạc: 61,5 ha, năng suất bình quân 18,7 tạ/ha giảm 5,8 tạ/ha so với cùng kỳ năm 2016.
Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2017 đạt 34,05 tỷ đồng, tăng 2,19%
so với năm 2016, thấp hơn 1,81% so với Nghị quyết (Nghị quyết là 4%).
Nhìn chung, sản xuất nông nghiệp năm 2017 trong điều kiện khó khăn do biến đổi khí hậu nên giá trị sản xuất chƣa đạt yêu cầu đề ra. Hoạt động sản xuất của người dân bị ảnh hưởng đối với những hộ có đất canh tác dọc bờ sông Bà Rén trong mùa mƣa lũ kéo dài.