Đánh giá tác động môi trường

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƢỜNG DỰ ÁN ĐƢỜNG NỐI QL1A ĐI VÙNG ĐÔNG DUY XUYÊN VÀ ĐƢỜNG VEN BIỂN VIỆT NAM (Trang 80 - 85)

3.1. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong

3.1.1. Đánh giá tác động môi trường

Bảng 3. 1 Các nguồn tác động phát sinh trong giai đoạn chuẩn bị dự án

STT Hoạt động Các tác động phát sinh

I

Nguồn tác động liên quan đến chất thải

- Đốn hạ cây cối, bóc bỏ thảm phủ thực vật để chuẩn bị mặt bằng

- Phát sinh chất thải rắn (sinh khối thực vật).

- Chất thải rắn sinh hoạt, nước thải sinh hoạt của công nhân viên tham gia đốn hạ cây cối chuẩn bị mặt bằng.

II

Nguồn tác động không liên quan đến chất thải

- Thu hồi đất - Bồi thường cây cối - Bom mìn còn sót lại trong lòng đất.

- Phát quang cây cối

- Ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt và kinh tế gia đình của các hộ dân có đất, công trình bị ảnh hưởng.

- Ảnh hưởng đến trật tự xã hội và bộ máy quản lý Nhà nước tại địa phương.

- Ảnh hưởng đến công nhân thi công dự án; các tai nạn khác liên liên quan đến việc nổ bom mìn gây chết người, thương tật, hư hỏng các công trình hạ tầng….

- Ảnh hưởng đến hệ sinh thái hiện hữu tại khu vực.

3.1.1.1. Các nguồn tác động do thu hồi đất

Trong khu vực nghiên cứu lập dự án bao gồm là đất ở nông thôn, đất lúa, đất trồng cây lâu năm và hằng năm, còn lại là đất giao thông và các loại đất khác.

Bảng 1. 15 Bảng thống kê hiện trạng sử dụng đất

Stt Loại đất Diện tích

(m2)

Tỷ lệ (%)

1 Đất trồng lúa 107.133,00 63,14%

2 Đất trồng cây hoa màu 19.182,00 11,31%

3 Đất giao thông 9.977,00 5,88%

4 Đất nghĩa địa 6.622,00 3,90%

5 Đất mặt nước nuôi thủy sản 5.412,00 3,19%

6 Đất mặt nước (Sông, suối) 4.989,00 2,94%

7 Đất vườn+đất ở 14.217,00 8,38%

8 Đất thủy lợi 1.921,00 1,13%

9 Đất doanh nghiệp 215,00 0,13%

TỔNG 169.668,00 100%

UBND huyện Duy Xuyên đang phối hợp với các đơn vị có chức năng để khảo sác, xác định cụ thể hiện trạng rừng trong ranh giới dự án thực tế, thống kê sơ bộ diện tích cây cối hoa màu rừng, thống kê và thực hiện đền bù, hỗ trợ thỏa đáng theo kế hoạch cho các hộ dân bị thu hồi theo đúng quy định của pháp luật để hạn chế đến mức tối thiểu mức độ ảnh hưởng đến thu nhập của những hộ dân có đất bị thu hồi. Phổ biến đến người dân trong khu vực có đất bị thu hồi, thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết tại trụ sở UBND các xã thị trấn mà dự án đi qua; điểm sinh hoạt khu dân cư có đất bị thu hồi để người dân nắm rõ.

Dọc trên tuyến đường không có công trình kiến trúc, nhà cửa hiện hữu vì thế không không tiến hành đền bù giải tỏa mặt bằng cho người dân.

Đánh giác tác động:

Những tác động từ công tác thu hồi đất đai, đền bù, giải phóng mặt bằng đến môi trường tự nhiên là không đáng kể, tuy nhiên quá trình này có những tác động đến hoạt động sản xuất của hộ dân bị thu hồi đất sản xuất và tác động đến điều kiện kinh tế, xã hội khu vực. Việc thu hồi đất trồng lúa và đất lâm nghiệp của người dân sẽ gây tác động đến kinh tế làm mất đi một phần nguồn thu nhập của người dân, và làm gián đoạn hoạt động sản xuất của người dân. Tuy nhiên những tác động này sẽ đƣợc giảm nhẹ khi có sự quan tâm của cộng đồng và các cấp chính quyền địa phương, tạo điều kiện bắt tay vào việc tham gia sản xuất và tìm kiếm một ngành nghề phù hợp. Diện tích đất người dân bị chiếm dụng nhỏ, hiệu quả kinh tế từ hoạt động trồng cây không cao nên mức tác động từ hoạt động này không lớn

3.1.1.2. Tác động do các chất thải phát sinh trong quá trình giải phóng mặt bằng

Hiện nay, trên bề mặt khu vực xây dựng tuyến đường có diện tích đất trồng, rừng trồng, ruộng lúa bị chiếm dụng khoảng 169.668m2. Các hoạt động phát quang

cây cối, thảm thực vật làm phát sinh bụi đất, tiếng ồn, chất thải rắn gây ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân, người dân tham gia giải phóng mặt bằng và chất lượng môi trường xung quanh khu vực Dự án, các hoạt động này diễn ra như sau:

a. Bụi, khí thải

Bụi, khí phải phát sinh từ quá trình sử dụng máy móc phát quang cây cối, thảm thực vật bị chiếm dụng bởi tuyến đường. Quá trình phát quang cây cối giải phóng mặt bằng chủ yếu làm thủ công, dọc chiều dài tuyến đường do vậy nguồn thải này mang tính chất nhỏ lẻ, phân tán. Không gian tại khu dự án thoáng đãng, nhiều cây cối nên hạn chế được sự phát tán của bụi ra môi trường xung quanh. Do đó, tác động của nguồn thải này không đáng kể nếu có biện pháp quản lý, giảm thiểu.

b. Chất thải rắn

- Chất thải rắn từ hoạt động phát quang thảm thực vật: Hầu hết là các cây bụi nhỏ, cây rừng tự nhiên, cây keo lá tràm khoảng 2,3 năm tuổi. Thành phần sinh khối thực vật thải bỏ gồm: gỗ, cây bụi, lau lách, khối lƣợng sinh khối phát sinh tại khu vực dự án, Khối lƣợng ƣớc tính trung bình khoảng 0,1 m3 chất thải/1 m2 diện

tích dự án. Theo bản vẽ hiện trạng dự án, tổng diện tích có đất có cây cối, thảm thực vật của hai khu vực của dự án bao phủ khoảng 169.668m2. Tổng khối lƣợng chất thải rắn phát sinh khoảng 10.000m3. Chủ dự án phối hợp cùng người dân phát quang để tận dụng cây cối có lợi ích kinh tế thì bán còn lại sẽ làm chất đốt.

- Chất thải rắn từ hoạt động sinh hoạt của công nhân: Để thực hiện quá trình phát quan chuẩn bị mặt bằng thực hiện dự án, giai đoạn này cần khoảng 20 lao động tham gia, quá trình thực hiện chỉ khoảng 10 ngày. Hoạt động của công nhân trong giai đoạn này làm phát sinh chất thải rắn sinh hoạt. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt của công nhân chủ yếu là bao bì đựng thực ăn, bao ni lông, chai lọ bằng nhựa, thủy tinh, vỏ đồ hộp, thực phẩm thừa,… Lƣợng chất thải rắn sinh phát sinh hằng ngày khoảng 16 kg/ngày. (Theo QCVN 01:2019/BXD, định mức rác thải sinh

hoạt do mỗi người thải ra hằng ngày là 0,8 kg).

- Mặc dù, khối lƣợng rác thải rắn sinh hoạt phát sinh không nhiều nhƣng nếu không có biện pháp thu gom, xử lý hợp lý thì lƣợng rác tồn đọng lại đến thời

gian xây dựng ngày càng nhiều và gây tác động tiêu cực nhƣ:

+ Ảnh hưởng đến chất lượng môi trường không khí do phân hủy chất thải hữu cơ trong rác thải;

+ Ảnh hưởng đến môi trường nước mặt do nước mưa cuốn trôi rác thải làm tăng độ đục nguồn nước, cản trở dòng chảy, gây bồi lắng;

+ Tạo môi trường thuận lợi cho các loại côn trùng, vi sinh vật gây bệnh phát triển. Từ đó, làm gia tăng khả năng phát sinh và lây truyền dịch bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân trên công trường và các khu dân cư.

c. Môi trường nước

Các nguồn gây ô nhiễm cho môi trường nước trong giai đoạn chuẩn bị mặt bằng của dự án: nước thải sinh hoạt của công nhân; nước mưa chảy tràn qua khu vực dự án.

- Trong giai đoạn chuẩn bị mặt bằng có khoảng 20 công nhân thực hiện

công tác phát quang, thu hồi các loại cây có giá trị của người dân với thời gian ngày. Lượng công nhân này sẽ thải ra một lượng nước sinh hoạt. Nước thải sinh hoạt của công nhân có chứa các chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ, các chất cặn bã, vi sinh… Tuy nhiên do thời gian hoạt động ngắn, lao động chủ yếu là người dân địa phương vì vậy lượng nước thải phát sinh không nhiều.

- Nước thải sinh hoạt phát sinh từ công nhân viên trong giai đoạn này khoảng 0,9m3/ngđ (Theo Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của Chính phủ về Thoát nước và xử lý nước thải thì lượng nước thải tính bằng 100% lượng nước cấp).

- Lượng nước thải sinh hoạt này nếu không được xử lý trước khi thải vào nguồn tiếp nhận sẽ là một nguồn gây ô nhiễm môi trường đáng kể, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng môi trường nước, có nguy cơ xâm nhập vào nguồn nước cấp,

gây ra các loại dịch bệnh ảnh hưởng xấu tới sức khỏe cộng đồng. Do số lượng lao động tập trung ít, công nhân chỉ làm việc trong ngày rồi về không ở lại khu vực dự án nên mức độ ô nhiễm là không đáng kể.

- Tác động của nước mưa chảy tràn: Nước mưa chảy tràn qua toàn bộ khu đất cuốn theo bụi, đất, cát, dầu mỡ, các chất thải rắn rơi vãi trên mặt đất sẽ gây ô nhiễm nước mặt khu vực, nước mưa ngấm vào lòng đất sẽ gây ô nhiễm nguồn nước ngầm ở tầng nông. Các tác động này cũng có thể hạn chế được bằng cách thu gom sạch sẽ các chất thải, vệ sinh thường xuyên công trường.

d. Chất thải nguy hại

- Chất thải nguy hại phát sinh chủ yếu là Dầu mỡ thải từ quá trình bảo dƣỡng, sửa chữa thiết bị thi công, giẻ lau dính dầu mỡ, phụ tùng hƣ hỏng dính dầu mỡ. Chất thải từ quá trình phát quang mặt bằng.

- Tiếng ồn phát sinh hoạt động máy móc và hoạt động phát quang chuẩn bị mặt bằng. Tuy nhiên do thời gian tiến hành ngắn nên khả năng tác động của tiếng ồn trong giai đoạn này không đáng kể.

f. Nguồn tác động do bom mìn còn sót lại sau chiến tranh

* Nguồn phát sinh

Các loại bom, mìn, vật nổ… có thể còn sót lại trong lòng đất sau chiến tranh. Chủ dự án hợp đồng với đơn vị có chức năng để thực hiện rà phá bom

mìn cho toàn bộ diện tích của khu vực dự án. Tổng chiều dài tuyến đường cần rà phá khoảng 5km, độ sâu rà phá bom mìn khoảng 03m. Khi dự án đƣợc Ban quản lý GPMB bàn giao mặt bằng, đơn vị thi công sẽ tiến hành rà phá bom mìn, dự kiến khoảng 15-20 ngày.

Đối tƣợng, quy mô bị tác động:

- Công nhân tham gia rà phá bom mìn

- Người dân và động, thực vật lân cận khu vực dự án.

Đánh giá tác động:

Diện tích, chiều dài rà phá bom mìn tương đối lớn nên gây khó khăn cho việc bố trí nhân lực, máy móc và trang thiết bị. Công việc rà phá bom mìn đòi hỏi việc thực hiện phải đúng quá trình kỹ thuật, đảm bảo an toàn do tính chất công việc tồn tại nhiều yếu tố nguy hiểm. Các loại bom mìn còn sót lại có khả năng phát nổ gây sát thương cao cho công nhân thi công và phá hủy máy móc thiết bị trên công trường. Đối với các loại bom mìn có sức công phá lớn có thể gây thiệt mạng hoặc để lại thương tật vĩnh viễn cho người thi công.

g. Tác động đến hệ sinh thái khu vực

Những tác động liên quan đến hệ sinh thái khu vực từ quá trình chiếm dụng đất, giải phóng mặt bằng là: Làm giảm diện tích của hệ sinh thái đất rừng sản xuất, hệ sinh thái vườn. Bên cạnh đó, việc thu hồi đất thực hiện dự án cũng gây xáo trộn, thu hẹp và phá vỡ tính nguyên vẹn của hệ sinh thái khu vực... Do vậy, việc bóc bỏ thảm thực vật để xây dựng dự án không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ động vật, thực vật đang có trong phạm vi dự án (làm mất đi các loài thực vật, mất đi một phần nơi cư trú và kiếm ăn của các loài động vật…), mà còn ảnh hưởng đến hệ động, thực vật ở các khu vực lân cận (do ảnh hưởng đến nơi kiếm ăn và đường di chuyển của các loài động vật…). Các tác động này trước hết sẽ làm giảm sự xuất hiện của các loài động, thực vật trong khu vực. Tuy nhiên, hiện trạng khu vực tiển khai tuyến đường là đất trồng cây hằng năm; đất chuyên trồng lúa nước; đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác; đất rừng sản xuất vì thế sự đa dạng sinh học

tại khu vực này không cao. Vì thế mức độ tác động đến hệ sinh thái đƣợc đánh giá tương đối lớn.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƢỜNG DỰ ÁN ĐƢỜNG NỐI QL1A ĐI VÙNG ĐÔNG DUY XUYÊN VÀ ĐƢỜNG VEN BIỂN VIỆT NAM (Trang 80 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)