Các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện trong giai đoạn

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƢỜNG DỰ ÁN ĐƢỜNG NỐI QL1A ĐI VÙNG ĐÔNG DUY XUYÊN VÀ ĐƢỜNG VEN BIỂN VIỆT NAM (Trang 117 - 131)

3.2. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong

3.2.2. Các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện trong giai đoạn

3.2.2.1. Các biện pháp quản lý

Lập kế hoạch quản lý môi trường cho việc xây dựng dự án nhằm cụ thể hóa các biện pháp bảo vệ môi trường được đề xuất trong báo cáo ĐTM được phê duyệt; cung cấp các thông tin về biện pháp quản lý môi trường tại UBND xã,

UBND thị trấn nơi thực hiện dự án để cộng đồng biết và tham gia giám sát.

Bố trí bộ phận chuyên môn phụ trách công tác quản lý, BVMT. Nhiệm vụ của bộ phận quản lý môi trường là lập kế hoạch quản lý môi trường, xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình giám sát, thực hiện kế hoạch kiểm tra, giám sát các

nhà thầu thi công thực hiện công tác bảo vệ môi trường.

Yêu cầu các nhà thầu xây dựng phải chấp hành nghiêm túc các biện pháp

BVMT đƣợc đề cập trong ĐTM đã phê duyệt, đồng thời thực hiện nghiêm túc các quy định khác của thành phố về vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng.

3.2.2.2. Các biện pháp kỹ thuật 3.2.2.2.1. biện pháp giảm thiểu các tác động liên quan đến chất thải

a. Giảm thiểu tác động của bụi, khí thải đến môi trường không khí

a1. Giảm thiểu bụi, khí thải trên công trường thi công

Biện pháp do chủ dự án thực hiện: Đƣa các yêu cầu về thực hiện các biện pháp bảo về môi trường trong hoạt động thi công vào hợp đồng thầu khoán và yêu cầu đơn vị thầu khoán nghiêm túc thực hiện.

Biện pháp do nhà thầu thực hiện: Tăng cường các biện pháp quản lý nhằm khống chế các nguồn phát sinh bụi nhƣ phân bổ kế hoạch thi công hợp lý, bảo đảm tiến độ, vận hành máy móc thiết bị đúng quy trình.

+ Phun nước giữ ẩm tại những đoạn đi qua khu dân cư, đoạn đường đầu tuyến, cuối tuyến nối vào đường hiện trạng và dọc trên tuyến đường đang triển

khai những đoạn đang thi công với tần suất phun 04 lần/ngày (hai lần vào buổi sáng và hai lần vào buổi chiều), tần suất này sẽ thay đổi nếu gặp thời tiết khô nóng, có gió lớn hoặc vào ngày mƣa.

+ Định kỳ hằng ngày vào cuối ngày làm việc cho công nhân tiến hành quét dọn, thu gom bụi đất khu vực công trường thi công, đặc biệt là tại 02 vị trí điểm đầu và điểm cuối nối vào đường hiện trạng.

+ Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động phát sinh bụi tại công trường bằng cách tăng cường công tác quản lý các hoạt động thi công và việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường tại công trường.

+ Tổ chức giám sát môi trường định kỳ trong suốt giai đoạn thi công nhằm có biện pháp điều chỉnh kịp thời.

+ Trang bị đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp cho công nhân nhƣ khẩu trang, mũ, quần áo bảo hộ và quán triệt công nhân sử dụng.

a2. Giảm thiểu tác động do khí thải từ máy móc thi công, vận chuyển

- Xây dựng kế hoạch vận chuyển hợp lý, loại phương tiện chuyên chở thích hợp. Điều tiết lƣợng xe vận chuyển hợp lý.

- Đƣa các điều khoản bắt buộc các đơn vị vận chuyển phải cam kết thực hiện khi tham gia vận chuyển nguyên vật liệu và máy móc thiết bị nhƣ:

+ Tiến hành rửa sạch bánh xe vận chuyển ra vào dự án nhất là những xe vận chuyển đất đá dư thừa tại vị trí đầu tuyến đường.

+ Che phủ bạt cẩn thận và chắc chắn trong suốt quá trình vận chuyển, xe tải chở đất, cát vật liệu di chuyển trên đường phải thấp hơn thành thùng xe.

+ Lái xe phải có bằng lái, không chạy quá tốc độ hay chở quá tải trọng cho phép.

+ Điều chỉnh vận tốc hợp lý khi qua các khu dân cƣ và các khu vực có đường đất

+ Thực hiện xây dựng đường giao thông nội bộ kiên cố nhằm giảm bụi bốc lên do xe chạy.

+ Sàn xe đƣợc lót kín, phía trên có phủ bạt để giảm sự rơi vãi đất đá thải trên đường trong quá trình vận chuyển, không chở quá tải trọng cho phép.

+ Yêu cầu các lái xe phải giảm tốc độ khi đi qua khu vực có dân cƣ sinh sống.

+ Yêu cầu các phương tiện vận chuyển đất đá, nguyên vật liệu ra vào dự án phải đảm bảo tiêu chuẩn về khí thải và bụi theo quy định của luật đăng kiểm, bảo dưỡng kiểm tra thường xuyên.

- Các thiết bị máy móc phải hoạt động tốt và cần phải đƣợc bảo dƣỡng thường xuyên để giảm sự phát thải các khí độc hại như CO, SO2, NO2, ... vào không khí.

- Ôtô vận chuyển Sử dụng nhiên liệu dầu DO có hàm lƣợng S=0,005%.

- Sẽ không vận chuyển vào giờ nghỉ ngơi của người dân từ 11h30 đến 13h30 và sau 18h đến 5h sáng hôm sau.

a3. Giảm thiểu bụi trong quá trình trộn bê tông

- Phun nước làm ẩm vật liệu (cát, sỏi) trước khi định lượng để hạn chế phát sinh bụi.

- Trang bị đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân như: áo quần bảo hộ, khẩu trang chống bụi... cho công nhân trực tiếp làm việc tại khu vực trộn bê tông.

a4. Giảm thiểu bụi, mùi trong quá trình thảm nhựa đường

- Bố trí thi công hợp lý nhƣ tránh thi công trong thời gian có gió quầng, xem xét đối tượng chịu tác động cuối hướng gió…

- Thực hiện nhanh chóng nhằm giảm thời gian gây tác động.

- Trang bị đầy đủ các phương tiện hỗ trợ thi công.

- Thông báo cho các đối tượng chịu tác động (cuối hướng gió) để có biện pháp giảm thiểu tác động của mùi nhựa đường như che chắn, đóng chặt cửa…

- Bố trí vận chuyển và thi công rải nhựa đường một cách hợp lý để hạn chế tác động đến các đối tƣợng xung quanh.

- Khi thảm nhựa phải rào chắn, đặt biển cảnh báo, cử người phân luồng giao thông khu vực thi công để phòng tránh tai nạn giao thông.

Ngoài ra chủ dự án sẽ thường xuyên trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ lao động cho công nhân nhƣ khẩu trang, mũ và quần áo bảo hộ, giày… Tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường cho công nhân và người quản lý lao động trên công trường. Cho họ thấy được lợi ích trong việc bảo vệ môi trường lao động trong sạch gắn liền với bảo vệ sức khoẻ của chính mình và cộng đồng.

b. Giảm thiểu tác động do chất thải rắn b1. Giảm thiểu tác động do chất thải rắn xây dựng

* Đối với đất, đá thải:

- Tận dụng đất đào để san đắp tại dự án.

- Giải pháp quản lý tại các bãi thải:

+ Tạo mương thoát nước xung quanh bãi thải để thoát nước, hạn chế xói lở, bồi lắng ra khu vực xung quanh.

+ Gia cố bờ bao bằng các tảng đá (tận dụng đá phát sinh trong quá trình đào nền) và đê bao, tạo rãnh thoát nước xung quanh bãi thải để hạn chế xói lở trôi trƣợt đất đá xuống khe suối, khu vực xung quanh.

+ Bảo đảm khoảng cách từ chân bãi chứa đến bờ sông lân cận tối thiểu khoảng 30 m để hạn chế việc bồi lắng đất đá tại bãi xuống suối.

+ Tiến hành đầm nén để hạn chế xói lở.

+ Sau khi đổ thải xong, tiến hành san gạt, để hạn chế rửa trôi đất.

- Tưới nước giảm bụi trên tuyến đường vận chuyển từ vị trí đào nền về tới các bãi thải với khoảng cách trung bình khoảng, tần suất tưới 4 lần/ngày ( 2 lần buổi sáng, 2 lần buổi chiều) vào những ngày nắng nóng, có gió mạnh.

* Đối với các chất thải khác từ quá trình xây dựng:

- Bố trí công nhân thu gom rác thải và dọn vệ sinh trên toàn công trường sau mỗi ngày làm việc theo phương châm làm đến đâu gọn đến đấy.

- Hạn chế tối đa phế thải phát sinh bằng việc tính toán hợp lý khối lƣợng

nguyên vật liệu sử dụng, đồng thời thắt chặt công tác quản lý, giám sát công trình và giáo dục, nhắc nhở công nhân thực hành tiết kiệm trong thi công.

- Tuyên truyền, giáo dục công nhân thực hành tiết kiệm, thao tác gọn gàng để tránh rơi vãi vật liệu xây dựng, tự giác thu dọn dụng cụ và chất thải rơi vãi tại nơi làm việc sau mỗi ngày làm việc để giữ gìn vệ sinh chung.

- Sắt thép vụn, bao bì xi măng: đƣợc thu gom để bán phế liệu.

- Gỗ cốp pha: đƣợc tái sử dụng, phần thải ra đƣợc sử dụng làm chất đốt.

- Những chất thải còn lại không tận dụng đƣợc: vận chuyển về đổ thải tại các bãi chứa đất đá thải.

* Đối với sinh khối phát sinh từ quá trình phát quang cây cối, thảm thực vật:

Khi tiến hành giải phóng mặt bằng chủ dự án sẽ phối hợp với chính quyền địa phương và người dân thu hoạch cây gỗ có giá trị kinh tế, phần còn lại (cành

cây vụn, lá cây, cỏ, bụi rậm,... ) tiến hành quét dọn gọn gàng dứt điểm từng vị trí thi công sau đó thu gom tập trung tại đầu tuyến đường, thuê đơn vị thu gom xử lý như chất thải rắn thông thường.

b2. Giảm thiểu tác động do chất thải rắn sinh hoạt

Các họat động giảm thiểu tác động chất thải rắn sinh hoạt nhƣ sau:

- Bố trí các giỏ, thùng đựng rác tại các vị trí phát sinh CTR nhƣ khu lán trại công nhân, nhà điều hành công trình.

- Tổ chức thu gom, phân loại chất thải tại nguồn để có biện pháp xử lý thích hợp đối với từng loại chất thải, cụ thể:

+ Các chất thải vô cơ có thể tái chế, tái sử dụng (nhƣ: giấy vụn, thùng carton, vật dụng bằng nhựa, kim loại, chai lọ...): đƣợc thu gom để bán phế liệu.

+ Đối với các chất thải có thể tái chế (nhƣ giấy vụn, thùng carton, các vật

dụng bằng thủy tinh, nhựa không còn có thể tái sử dụng) bán lại cho các đơn vị thu mua phế liệu.

- Giáo dục nâng cao nhận thức về công tác bảo vệ môi trường cho công nhân và cán bộ quản lý để hình thành thói quen, nếp sống văn minh.

- Hợp đồng với các đơn vị có chức năng để thu gom xử lý lƣợng chất thải rắn phát sinh này.

c. Giảm thiểu tác động do chất thải nguy hại

Các CTNH phát sinh tại công trường xây dựng sẽ được thu gom, quản lý theo quy định tại Thông tƣ số 36/2015/TT-BTNMT. Cụ thể nhƣ sau:

- Biện pháp thu gom, tập kết, lưu giữ:

+ Bố trí công nhân bảo trì máy móc thu gom toàn bộ các chất thải này sau mỗi lần sửa chữa, bảo trì, biện pháp thu gom nhƣ sau:

+ Dầu mỡ thải, dầu cặn: sẽ đƣợc thu gom, chứa trong các can nhựa có nắp đậy kín và dán nhãn nhận biết.

+ Các chất thải dính dầu mỡ (nhƣ: can chứa, bao bì, giẻ lau, phụ tùng hƣ hỏng…): đƣợc thu gom chứa trong các túi ni lông buộc kín miệng.

- Biện pháp quản lý, xử lý:

+ Nhà thầu xây dựng hợp đồng với đơn vị thu gom có chức năng đến vận chuyển toàn bộ CTNH đi xử lý theo quy định.

+ Do khối lượng CTNH phát sinh không lớn và không thường xuyên nên tần suất thu gom sẽ do nhà thầu bố trí linh động khi CTNH phát sinh đủ khối.

d. Giảm thiểu tác động do nước thải d1. Giảm thiểu tác động nước thải sản xuất

Nước thải xây dựng phát sinh chủ yếu tại khu vực công trường thi công.

Lượng nước thải xây dựng phát sinh không nhiều, phần lớn được thấm vào vật liệu thi công.

- Đối với nước rửa rửa vật liệu, dụng cụ thi công, trộn bê tông thì tiến hành đào hố lắng có kích thước LxBxH = 1,5x1,5mx2m tại vị trí tập kết thiết bị, vật tư

thi công để thu gom lắng cặn, nước sau khi lắng cặn được tận dụng tưới bụi, tưới gạch, đá phục vụ thi công

- Đối với nước rửa bánh xe, tại cổng ra vào dự án đoạn giao với đường nhựa nội thị công ty đào hai hố lắng mỗi hố lắng có kích thước LxBxH =

2,5x2mx2m để thu gom lắng cặn có trong nước thải từ quá trình rửa bánh xe, nước sau khi lắng cặn được tận dụng tưới đường giảm bụi và rửa xe. Khi kết thúc quá trình thi công xây dựng hố lắng đƣợc tiến hành lấp tại chỗ.

Ngoài ra, chủ đầu tƣ yêu cầu nhà thầu thi công thực hiện các biện pháp quản lý nhằm giảm thiểu tác động nhƣ:

- Quán triệt công nhân sử dụng nước thi công hợp lý, tiết kiệm.

- Tổ chức thi công hợp lý để hạn chế phát sinh nước thải.

d2. Giảm thiểu tác động nước thải sinh hoạt

- Thuê nhà vệ sinh di động bố trí tại công trường thi công, cụ thể là bố trí tại Ban chỉ huy công trường và khu vực lán trại của công nhân. Dự kiến sẽ bố trí 01 nhà vệ sinh di động tại Ban chỉ huy công trình tại đầu tuyến đường và một nhà vệ sinh di động bố trí tại vị trí đang thi công và tập trung đông công nhân thi công

- Định kỳ đơn vị thi công thuê đơn vị có chức năng đến hút cặn đƣa đi xử lý đồng thời sẽ di dời nhà vệ sinh đến những vị trí thi công tiếp theo của tuyến đường và cây cầu. Khi kết thúc thi công sẽ tháo dỡ để trả lại cho đơn vị cung cấp và hoàn trả mặt bằng cho dự án.

Ngoài ra, chủ đầu tư ưu tiên tuyển dụng công nhân xây dựng tại địa phương nhằm giảm số lượng công nhân lưu trú tại công trường, qua đó giảm phát sinh nước thải sinh hoạt.

d3. Giảm thiểu tác động nước mưa chảy tràn - Giảm thiểu tác động nước mưa chảy tràn tại vị trí thi công:

+ Tại vị trí thi công, tiến hành đào rãnh thoát nước mưa dọc và lắp đặt cống ngang đường theo thiết kế để thoát nước trên mặt đường trong thời gian thi công.

+ Tổ chức lu lèn nền đường đạt độ chặt theo thiết kế ngay sau khi san nền và hoàn thành dứt điểm trong ngày, nhất là trước khi có mưa lớn.

+ Ngừng thi công vận chuyển đất vào những ngày có mƣa lớn kéo dài.

+ Tổ chức dọn vệ sinh sạch sẽ trên công trường sau mỗi ngày làm việc để hạn chế cuốn trôi chất thải theo nước mưa chảy tràn ra khu vực xung quanh.

+ Đối với những ngày mưa lớn, mưa kéo dài khi thi công cần lưu ý đến việc sạt lỡ đất, khơi thông dòng chảy nhằm cho nước thoát nhanh để không gây nên hiện tƣợng ngập lụt, nếu xét thấy cần thiết thì cho dừng thi công nhằm đảm bảo an toàn cho công nhân và nguồn nước mặt tại khu vực.

Chủ dự án đôn đốc đơn vị tƣ vấn giám sát tổ chức giám sát nhà thầu thi công thực hiện đào mương thoát nước dọc trên các đoạn tuyến đi qua khu dân cư, thi công cống ngang đường trước khi triển khai thi công nền đường.

- Giảm thiểu tác động nước mưa chảy tràn tại vị trí bãi tập kết, bãi thải:

+ Tập kết đất san nền tại bãi thải phù hợp với tiến độ thi công, không lưu

giữ quá lâu tại công trường, đặc biệt vào những ngày có mưa lớn để tránh chảy

tràn ra khu vực xung quanh. Tại bãi chứa đất tầng phủ công ty đào rãnh thoát nước tạm thời tại chân bãi thải, nhằm thu gom dẫn nước mưa chảy tràn vào khu vực bải thải.

+ Hoạt động vận chuyển tập kết nguyển vật liệu bám sát với tiến độ thi công tuyến đường, thi công cầu để tránh tình trạng nguyên vật liệu tồn đọng tại vị trí tập kết.

+ Không vận chuyển tập kết nguyên vật liệu, không vận chuyển đất thải ra khu vực bãi thải vào ngày mƣa kéo dài.

3.2.2.2.2. Biện pháp giảm thiểu nguồn tác động không liên quan đến chất thải

a. Giảm thiểu tác động do tiếng ồn, độ rung - Các biện pháp quản lý:

+ Tổ chức thi công nhanh gọn, dứt điểm trên từng phân đoạn, hạn chế vận hành các máy móc phát sinh tiếng ồn lớn cùng một lúc.

+ Lập kế hoạch cung ứng vật tƣ hợp lý, phù hợp với kế hoạch thi công công trình để hạn chế tập trung nhiều xe vào cùng một thời điểm.

- Các biện pháp kỹ thuật:

+ Khi thi công nền đường tại khu vực gần các công trình kiến trúc, khu dân cƣ sẽ chia thành các lớp đắp mỏng, tăng lƣợt lu để không tăng tải trọng lu, nhờ vậy sẽ hạn chế đƣợc mức rung động phát sinh.

+ Vận hành máy móc đúng quy trình kỹ thuật và tắt những máy móc hoạt động gián đoạn nếu thấy không cần thiết.

+ Đối với các máy móc phát sinh tiếng ồn và rung động lớn có khả năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người sẽ bố trí công nhân thay ca thường xuyên.

+ Định kỳ bảo dưỡng máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển, tra dầu mỡ bôi trơn các ổ trục để hạn chế phát sinh tiếng ồn, rung động.

- Nhắc nhở nhà thầu chú trọng giảm ồn khi thi công tại đoạn gần các khu vực có dân cƣ.

- Ngoài ra, trong quá trình thi công, BQL sẽ hợp đồng với đơn vị có chuyên môn tổ chức giám sát môi trường định kỳ theo chương trình đề ra nhằm kiểm soát mức độ ảnh hưởng của tiếng ồn và rung động để có giải pháp xử lý kịp thời.

b. Giảm thiểu tác động hệ sinh thái

- Quán triệt đơn vị thi công chỉ thực hiện giải phóng mặt bằng trong phạm

vi khu đất của tuyến dự án; quản lý tốt công nhân trong quá trình thực hiện, tuyệt đối không để xảy ra trường hợp lợi dụng dự án để vào khai thác rừng và săn bắt trái phép động vật hoang dã.

- Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của công nhân về vai trò của rừng phòng hộ và vai trò của bản thân trong việc bảo vệ rừng và hệ sinh thái trong

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƢỜNG DỰ ÁN ĐƢỜNG NỐI QL1A ĐI VÙNG ĐÔNG DUY XUYÊN VÀ ĐƢỜNG VEN BIỂN VIỆT NAM (Trang 117 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)