Các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện trong giai đoạn vận hành

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƢỜNG DỰ ÁN ĐƢỜNG NỐI QL1A ĐI VÙNG ĐÔNG DUY XUYÊN VÀ ĐƢỜNG VEN BIỂN VIỆT NAM (Trang 135 - 140)

3.2. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong

3.3.2. Các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện trong giai đoạn vận hành

Khi tuyến đường hoàn thành xây dựng (dự kiến quý I/2024). Sau khi tuyến đường được thi công hoàn thành, chủ dự án chỉ kiểm tra, quản lý trong thời gian bảo hành công trình 01 năm. Sau thời hạn bảo hành công trình, tuyến đường sẽ được bàn giao lại cơ quan chức năng để quản lý. Khi tuyến đường được đưa vào sử dụng, các tác động đến môi trường tự nhiên, kinh tế, xã hội chủ yếu là tác động tích cực, tuy nhiên vẫn tồn tại các tác động tiêu cực như phương tiện lưu thông nhiều gây ô nhiễm về khói bụi, khí thải động cơ, tiếng ồn,... giao thông thuận lợi sẽ hình thành nên các khu, cụm dân cư mới sẽ tăng đáng kể lưu lượng người và phương tiện giao thông qua khu vực nếu không có sự quản lý, giám sát tốt sẽ phát sinh những sự cố về tai nạn giao thông, sạt lở đất,... Khi giao thông thuận lợi, việc tiếp cận các khu rừng tự nhiên rất dễ dàng và thuận lợi, tạo áp lực khai thác, vận chuyển trái phép lâm sản.

3.3.2.1. Biện pháp giảm thiểu tác động liên quan đến chất thải

a. Biện pháp giảm thiểu tác động của bụi, khí thải

- Định kỳ vệ sinh mặt đường, không để đất đá tồn đọng trên đường.

- Bố trí đầy đủ hệ thống biển hiệu quy định tốc độ, tải trọng của các xe khi lưu thông trên tuyến đường.

- Định kỳ bảo dưỡng lớp mặt đường nhằm hạn chế lớp asphalt bị lão hóa, thường xuyên phun nước trên mặt đường nhất là vào mùa khô.

Đơn vị quản lý phối hợp với chính quyền địa phương và các ngành chức năng giám sát, kiểm tra các phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng, hóa chất, các chất độc hại phải đảm bảo độ che kín, không bị rơi vãi phát tán trên tuyến đường, tất cả các xe đảm bảo đã qua kiểm định về mức ồn và khí thải phát sinh đạt tiêu chuẩn.

b. Biện pháp giảm thiểu tác chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại

- Tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho người dân địa phương về biện pháp thu gom, xử lý, phân loại chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại;

- Thông báo cho người dân địa phương không được phơi rơm rạ và các sản phẩm nông nghiệp trên tuyến đường.

- Chủ đầu tƣ phối hợp với UBND xã Duy Vinh, UBND xã Duy Thành, UBND xã Duy Phước, UBND thị trấn Nam Phước nơi tuyến đường đi qua, đơn vị thu gom rác địa phương tổ chức bố trí phương án thu gom, vận chuyển rác thải

thải đi xử lý.

c. Biện pháp giảm thiểu tác động do nước mưa chảy tràn

- Tuyên truyền người dân sinh sống, sản xuất nông nghiệp gần khu vực tuyến đường thu gom chất thải rắn, nước thải từ hoạt động sản xuất, sinh hoạt để hạn chế mức độ ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn.

- Duy tu, bảo dưỡng thường xuyên lề đường, mái taluy, không để nước đọng hay xói lở.

- Xây dựng các hệ thống thoát nước dọc như thiết kế để đảm bảo thoát nước

khu vực, không gây ngập úng đất sản xuất và các hộ dân sống xung quanh tuyến đường.

- Đơn vị quản lý phân công công nhân định kỳ nạo vét các cống thoát nước dọc tuyến đường nhất là vào mùa mưa để không gây ứ đọng nước trên tuyến đường.

- Giảm thiểu các tác động làm thay đổi dòng chảy mặt, các nguy cơ xói lở:

do việc che chắn của tuyến đường đối với mương thoát các dòng chảy tự nhiên khác. Do vậy để giảm thiểu các tác động này biện pháp chủ yếu là khơi thông dòng chảy, tăng khả năng tiêu thoát nước vùng hạ lưu. Xây dựng theo đúng thiết kế hệ thống thoát nước trên tuyến đường.

- Thường xuyên duy tu bảo dưỡng tuyến đường, nạo vét các mương thoát nước, cống qua đường định kỳ để giảm thiểu nguy cơ ngập úng, đọng nước, sạt lỡ.

3.3.2.2. Biện pháp giảm thiểu không liên quan đến chất thải

a. Tiếng ồn

- Trồng cây xanh dọc 2 bên đường để tạo bóng mát, cảnh quan đường đồng thời hạn chế tiếng ồn phát tán ra môi trường xung quanh do hoạt động của các phương tiện giao thông.

- Bố trí đầy đủ hệ thống biển hiệu quy định tốc độ hay cấm còi khi đi qua khu vực tập trung dân cƣ.

3.3.2.3. Các biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố

a. An toàn giao thông

- Cắm các biển báo giao thông, đèn tín hiệu dọc tuyến đường quy định tốc độ, loại xe chạy. Các biển báo, tín hiệu tương quan với mạng lưới đường khu vực.

- Chỉ đưa tuyến đường vào hoạt động sau khi đã bố trí đầy đủ các hạng mục đảm bảo an toàn giao thông nhƣ đèn hiệu, đèn cảnh báo, vạch sơn, biển báo hiệu.

để gia súc, động vật nuôi của các hộ dân ven đường đi ra đường gây cản trở giao thông.

- Cơ quan quản lý sẽ phối hợp cùng với Chính quyền địa phương phân rõ bộ phận chịu trách nhiệm quản lý, xây dựng kế hoạch quản lý để hạn chế đến mức thấp nhất hiện tƣợng lấn chiếm hành lang giao thông.

- Tăng cường kiểm tra chất lượng công trình ở những khúc quanh co, ở đoạn đường dễ xảy ra tai nạn để bảo đảm an toàn.

- Nghiêm cấm các hoạt động lấn chiếm lòng đường, vỉa hè để xây dựng hàng quán nhà cửa, không sử dụng để phơi rơm rạ, sản phẩm nông nghiệp.

b. Biện pháp phòng chống sự cố sụt lún, rạn nứt nền đường, cống, ngầm qua đường, Sự cố sạt lỡ đất đá bờ taluy, sạt lỡ đất đá khu vực mố cầu, sụp cầu

Xây dựng tuyến đường, cầu theo đúng thiết kế đã được thẩm định, phê duyệt.

Phối hợp với các cơ quan chức năng thường xuyên kiểm tra, khảo sát các khu vực có nguy cơ sạt lở để lập kế hoạch ứng phó, xử lý.

Bố trí các biển cảnh báo nguy hiểm tại những vị trí dễ xảy ra nguy cơ bị sạt lỡ, lún để người dân được biết để chủ động trong công tác phòng tránh và tạo thảm thực vật để bảo vệ mặt đường.

Hạn chế tối đa tác động của nước bề mặt bằng cách kết hợp giữa hai biện

pháp rãnh thu, thoát nước với tạo phủ lớp vật liệu bền vững, chống thấm trên tuyến đường; xây dựng tường, kè chắn chân taluy, giảm tải trọng, hạ độ cao và tạo bậc thang để tăng tính ốn định của bề mặt taluy.

Đối với phạm vi hành lang bảo vệ các tuyến đường, không xây dựng các công trình, nhà ở, điểm dân cƣ.

Duy tu bảo dưỡng, thông hố thu nước trên đường, đảm bảo tốt cho việc tiêu

thoát nước, tránh gây tắc làm tăng tốc độ dòng chảy nước mưa gây sạt lở chân đường.

Duy tu, bảo dưỡng thường xuyên nền đường, mái taluy âm dương, mố cầu, chân cầu không để nước đọng hay xói lở.

Sau khi tuyến đường được thi công hoàn thành, chủ dự án chỉ kiểm tra, quản lý trong thời gian bảo hành công trình 01 năm. Sau thời hạn bảo hành công trình, tuyến đường sẽ được bàn giao lại cơ quan chức năng để quản lý.

c. Biện pháp phòng chống Sự cố thiên tai, nghập úng

- Thường xuyên theo dõi tình hình thiên tai, bão lụt; biến động dòng chảy qua các thời kỳ.

- Phối hợp với các ban ngành liên quan thường xuyên kiểm tra, khảo sát các khu vực ven suối có nguy cơ sạt lở, ngập úng cục bộ trong mùa mƣa lũ để lập kế hoạch ứng phó, xử lý.

- Cơ quan quản lý tổ chức kiểm tra tuyến đường, báo cáo những hư hỏng nếu có, các biển báo, cây cối bị ngã đổ sau mùa bão lũ để có phương án duy tu, sửa chữa tuyến đường nếu xảy ra sạt lở gây nguy hiểm đến an toàn của người tham gia giao thông.

3.5. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá

Báo cáo ĐTM Dự án đã nêu, phân tích, đánh giá khá cụ thể và đầy đủ các nguồn tác động có thể phát sinh trong suốt quá trình triển khai dự án, cả trong giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn thi công và giai đoạn vận hành.

Trong quá trình tiến hành lập báo cáo ĐTM, chúng tôi đã tập hợp đƣợc lượng lớn dữ liệu, số liệu và sử dụng nhiều phương pháp ĐTM có mức độ tin cậy cao, đồng thời tham khảo thực tế hoạt động của một số dự án có tính chất tương tự

trong khu vực, do vậy các đánh giá trong báo cáo đƣợc thực hiện một cách chi tiết, trung thực, ít phụ thuộc vào tính chủ quan của người đánh giá, đảm bảo độ tin cậy.

Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có một số đánh giá có độ chi tiết chƣa cao do còn thiếu số liệu, dữ liệu làm cơ sở cho công tác đánh giá. Mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá về các tác động môi trường, các rủi ro sự cố môi trườ ng có khả năng xảy ra khi triển khai dự án đươc thể hiện ở bảng nhận xét sau

Các phương pháp, mức độ tin cậy của từng phương pháp sử dụng trong báo cáo đƣợc tóm tắt ở bảng sau:

Bảng 3. 25. Tổng hợp các nhận xét về mức độ chi tiết và độ tin cậy của đánh giá

TT Nội dung đánh giá Phương pháp

đánh giá Nhận xét mức độ chi tiết và độ tin cậy

1 Giai đoạn chuẩn bị và thi công xây dựng

1.1 - Đánh giá tác động do bụi khuếch tán

- Phương pháp đánh giá nhanh.

- Phương pháp so sánh.

- Mức độ chi tiết tương đối độ, độ tin cậy cao nhờ có số liệu cụ thể về khối lƣợng đất đào, việc tính toán lƣợng bụi khuếch tán bằng các mô hình toán có độ tin cậy cao.

1.2

- Đánh giá tác động

do bụi và khí thải từ phương tiện vận chuyển

- Phương pháp đánh giá nhanh.

- Phương pháp sosánh.

- Mức độ chi tiết tương đối độ, độ tin cậy cao Do số liệu đầy đủ về số lượt phương tiện vận chuyển, tuy nghiênviệc sử dụng hệ số ô nhiễm theo tài liệu của WHO thiết lập từ năm 1993 nên kết quả tính toán có độ sai lệch với thực tế.

1.3

- Đánh giá tác động do tiếng ồn, độ rung từ các máy móc, phương tiện thi công

- Phương pháp so sánh

- Phương pháp liệt kê

- Mức độ chi tiết cao, độ tin cậy khá cao do kế thừa số liệu từ nhiều kết quả nghiên cứu thực tế trên thế giới, có tính toán cụ thể cho dự án và so sánh với tiêu chuẩn tiếng ồn nơi làm việc của BYT

1.4

- Đánh giá tác dộng do chất thải sinh hoạt (nước thải và chất thải rắn).

- Phương pháp đánh giá nhanh.

- Phương pháp so sánh.

- Mức độ chi tiết cao, độ tin cậy cao do khối lượng, lưu lượng chất thải được tính toán riêng cho dự án trên cơ sở số liệu chủ đầu tƣ cung cấp

và tham khảo các số liệu trong quá trình xây dựng các dự án khác trong khu vực.

1.5

- Đánh giá tác động do chất thải xây dựng

- Phương pháp đánh giá nhanh.

- Phương pháp so sánh.

- Mức độ chi tiết trung bình, độ tin cậy trung bình do thiếu số liệu báo cáo về chất thải từ quá trình xây dựng công trình ở nước ta.

1.6

- Đánh giá các tác đông xã hội (cản trở

giao thông, mâu thuẫn, nạn lao đông). - Phương pháp điều tra,

khảo sát.

- Mức độ chi tiết tương đối cao, độ tin cậy tương đối cao nhờ nhận dạng và đánh giá các tác động này trên cơ sở xem xét điều kiện cụ thể của dự án và thông tin của các dự án.

2 Giai đoạn vận hành

2.1 - Đánh giác tác động do bụi và khí thải từ phương tiện giao thông

- Phương pháp đánh giá nhanh.

- Phương pháp so sánh.

- Mức độ chi tiết cao, độ tin cậy trung bình do số lượng phương tiện được đưa ra tính toán là giải thuyết,quảng dườngđi lại của các xe đềulà số liệu giả thuyết.Hệ số ô nhiễmdựa theo phương pháp đánh giá nhanh của WH, các số liệu phát thải này hiện nay thường không còn phụ hợp cho xe đời mới có hiệu suất đốt nhiên liệu cao hơn.

2.2 - Đánh giá tác động do chất thải rắn sinh hoạt

- Phương pháp đánh giá nhanh

- Phương pháp so sánh.

- Mức độ chi tiết cao, độ tin cậy cao do tham khảo nhiều số liệu và kết quả nghiên cứucua nhiều đề tài khảo sát thực tế, có tính toán riêng đánh giá cho từng dự án.

2.3 - Đánh giá tác động do các rủi ro sự cố

Mức độ chi tiết tương đối, độ tin cậy trung bình do các sự cố của một dự án thường khá da dạng và phức tạp, trong giới hạn của báo cáo chỉ đánh giá sơ bộ các rủi to và sự cố về mặt môi trường.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƢỜNG DỰ ÁN ĐƢỜNG NỐI QL1A ĐI VÙNG ĐÔNG DUY XUYÊN VÀ ĐƢỜNG VEN BIỂN VIỆT NAM (Trang 135 - 140)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)