Biện pháp tổ chức thi công

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THAM VẤN CỘNG ĐỒNG TRONG ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG của dự án “ĐƯỜNG TỈNH 907 TỈNH VĨNH LONG (Trang 45 - 49)

Các biện pháp chủ đầu tư sẽ thực hiện để thực hiện thi công công trình bằng các biện pháp sau:

a. Công tác chuẩn bị

Bụi, khí thải, CTR, ồn, rung,

nước thải Lắp đặt hệ thống biển

báo, cảnh báo, ATGT

Bụi, khí thải, CTR, ồn, rung

Bụi, khí thải, CTR, ồn, rung,

sự cố cháy nổ

Thi công mặt đường

Thi công cầu, các công trình

thoát nước Thi công nền đường

Thi công móng đường Đào đắp đất

Vận chuyển, tập kết máy móc, nguyên vật liệu Phát quang mặt bằng

Bụi, khí thải, CTR, ồn, rung

Bụi, khí thải, CTR, ồn, rung

Bụi, khí thải, CTR, ồn, rung,

nước thải

Bụi, khí thải, CTR, ồn, rung, nước thải, sự cố môi trường

Bụi, khí thải, CTR, ồn, rung,

nước thải

Bụi, khí thải, CTR, ồn, rung,

nước thải Rà phá bom mìn

Giải phóng mặt bằng Công tác giải phóng mặt bằng được tách thành tiểu Dự án độc lập và được thực hiện bởi Ban GPMB/Trung tâm Phát triển Quỹ đất cấp huyện sẽ tiến hành phá dỡ, di dời các công trình vĩnh cửu như nhà cửa, cột điện... trước khi thu hồi đất và bàn giao cho Chủ dự án.

Chủ dự án có trách nhiệm đảm bảo cung cấp đủ, kịp thời các tài liệu cần thiết và kế hoạch về tiến độ Dự án, gói thầu theo từng giai đoạn xây dựng và kế hoạch phân bổ vốn đảm bảo cho việc triển khai hoàn thành công tác GPMB đúng tiến độ. Nguồn kinh phí thực hiện GPMB và tái định cư sẽ do cơ quan quyết định đầu tư cấp về các địa phương.

Sau khi hoàn tất công tác thu hồi đất, địa phương sẽ bàn giao mặt bằng cho Chủ dự án để thực hiện xây dựng các hạng mục công trình.

Rà phá bom mìn trong phạm vi mặt bằng thi công: Theo Quyết định số 96/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý và thực hiện công tác rà phá bom, mìn, vật nổ và Thông tư số 146/2007/TT-BQP hướng dẫn thực hiện Quyết định số 96/2006/QĐ -TTg ngày 04/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý và thực hiện công tác rà phá bom, mìn, vật nổ; nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình rà phá bom mìn, công tác.

Chuẩn bị công trường, tập kết máy móc, thiết bị Bao gồm các hoạt động san ủi tạo mặt bằng công trường, tập kết, lắp đặt máy móc thiết bị thi công. Bề mặt công trường sẽ được đắp đất, san ủi và có thể láng xi măng để bố trí bãi đúc dầm. Các hạng mục công trình trong công trường như trạm bảo dưỡng hiết bị, lán trại công nhân... sẽ được lắp đặt trong giai đoạn này. Hoạt động chuẩn bị mặt bằng sẽ được hoàn thành trước khi thi công công trình.

Công trường dự kiến sẽ được bố trí tại giữa tuyến đường, trong phạm vi GPMB.

Tại công trường sẽ bố trí nhà xưởng, lán trại bãi vật liệu, tập kết xe máy để phục vụ thi công. Công trường không bố trí trạm trộn Bê tông xi măng và trạm trộn bê tông asphalt (các vật liệu này sẽ được mua tại các cơ sở đã cấp phép trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.

Như vậy phạm vi ĐTM của Dự án không bao gồm các trạm trộn Bê tông xi măng và bê tông asphalt).

Các hoạt động chuẩn bị công trường san ủi tạo mặt bằng công trường, tập kết, lắp đặt máy móc thiết bị thi công. Bề mặt công trường sẽ được san ủi và có thể láng xi măng.

Các hạng mục công trình trong công trường như kho bãi, lán trại công nhân... sẽ được lắp đặt trong giai đoạn này. Hoạt động chuẩn bị mặt bằng sẽ được hoàn thành trước khi thi công công trình

b. Thi công nền đường

Quy trình thi công và nghiệm thu nền đường được tiến hành theo quy định thi công và nghiệm thu nền đường ô tô theo TCVN 9436-2012, trình tự thi công nền đường được tiến hành như sau:

- Lên ga nền đường nhằm xác định phạm vi, cao độ đào. Đào các rãnh dọc để thoát nước khi trời mưa.

- Khi chiều sâu đào đất lớn tiến hành lần lượt đào đất từng bên, độ chênh cao hai bên không quá 20cm.

- Lu lèn, kiểm tra độ chặt nền đào bằng phương pháp rót cát.

Công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng dựa trên các tiêu chuẩn sau:

+ Cao độ trong nền đào phải đúng cao độ thiết kế ở mặt cắt dọc với sai số là 20mm.

+ Độ dốc dọc nền đường sai số cho phép ≤5%.

+ Sai số độ dốc ngang ≤ 5%.

+ Sai số bề rộng mặt cắt ngang không quá 10cm.

+ Mái dốc nền đường đo bằng thước 3m không có điểm lõm quá 5cm.

- Đắp đất nền đường: Trước khi thi công công trình tư vấn giám sát kiểm tra kết quả thí nghiệm của từng vị trí lấy đất. Tuỳ theo độ dốc ngang thiên nhiên của nền đường mà có biện pháp đắp nền cụ thể như sau:

+ Nếu độ dốc ngang i < 20% thì chỉ đào bỏ lớp đất hữu cơ rồi tiến hành đắp.

+ Nếu độ dốc ngang i = 20-50% thì đồng thời rẫy cỏ và đào thành bậc cấp trước khi đắp nền đường.

+ Nếu độ dốc ngang i > 50% phải thiết kế công trình chống đỡ (tường chân, tường chắn).

Thi công cơ giới thì chiều rộng mỗi cấp tuỳ theo phương tiện đầm lèn, chiều cao <1m. Thi công thủ công chiều rộng mỗi cấp 1m và cao 0,5m. Cấp có độ dốc 2-3% hướng vào phía trong để thoát nước.

Đất đắp không được dùng đất có các tính chất sau:

+ Không được lẫn rác, rễ cây, cây cỏ, các mẫu gỗ vụn, tạp chất hữu cơ và đá cuội có đường kính lớn hơn 10cm.

+ Các loại đất có hàm lượng chất hữu cơ cao nhiều than bùn, rác rưởi.

+ Đất có hàm lượng nước W>100%.

+ Đất có độ chặt tự nhiên 800 Kg/m3. + Đất nhạy cảm với độ trương nở, có trị số trương nở >1,25.

+ Đất có chứa chất độc hoá học.

Tiến hành đắp đất theo từng lớp, chiều dày mỗi lớp sau khi lu lèn 20 cm. Đối với đất khó thấm nước thì phải tạo độ dốc ngang >4% và phải có các lớp dễ thoát nước xen kẽ vào giữa để thoát nước nền đường.

Nếu đất dùng để đắp có độ ẩm = (0,8 – 1,2) Wo (Với Wo là độ ẩm tốt nhất) thì không cần xử lý độ ẩm trước khi đắp. Nếu đất quá khô thì phải tưới thêm nước, còn đất quá ẩm ướt thì phải phơi đất sao cho đạt độ ẩm tốt nhất.

Sau khi rải một lớp thì phải đầm một lượt khắp diện tích từ ngoài vào giữa, vệt lu sau chồng lên vệt lu trước 15 – 20 cm rồi tiếp tục đầm các lượt tiếp theo. Các lớp nằm dưới đáy áo đường

>30cm thì phải lu kèn đạt K95. Các lớp dưới đáy áo đường 30cm thì phải lu đạt K98.

Tiến hành lu thử một đoạn 200m để xác định chiều dày rải, công lu thích hợp nhất cho các đoạn sau, thường lu ổn định dùng lu 8T lu từ 3 – 4 lượt/điểm, tiếp tục dùng lu rung 25T lu 8 -10 lượt/điểm, cuối cùng dùng lu thép 12T lu 6-8 lượt/ điểm.

c. Thi công các lớp móng đường

Lớp móng đường được thi công dựa trên cơ sở TCVN 8859:2011 về vật liệu thi công nghiệm thu lớp móng cấp phối đá dăm trong kết cấu áo đường ô tô.

Thi công lớp móng đất đồi chọn lọc:

- Tiến hành vận chuyển đất đồi chọn lọc từ mỏ về bằng ô tô vận chuyển. Dùng máy san hoặc máy ủi san ủi đất đắp thành từng lớp 20cm sao cho công tác lu lèn đạt độ chặt tốt nhất.

- Tiến hành lu lèn lớp móng đường đạt K≥0,98.

- Lu ổn định bằng lu 8T lu từ 3 – 4 lượt/ điểm.

- Lu rung 25T lu 8-10 lượt/điểm.

- Lu thép 12T lu 6-8 lượt/điểm.

- Kiểm tra độ chặt các lớp móng đường bằng phương pháp rót cát, thí nghiệm đảm bảo móng đường đạt Eyc ≥45Mpa.

Thi công lớp móng cấp phối đá dăm:

-Công tác chuẩn bị được tiến hành như sau:

+ Khôi phục lại hệ thống cọc, cắm cọc hai mép phần xe chạy và hai mép ngoài lề đường.

+ Lấy mẫu CPĐD xác định Dmax, độ ẩm tốt nhất Wo. + Sử dụng máy rải để san rải vật liệu. Chiều dày của mỗi lớp CPĐD sau khi lu lèn không được lớn hơn 15cm.

+ Lu lèn lớp móng CPĐD đảm bảo độ chặt K≥0,98. Lu ổn định bằng lu nhẹ 6-8T từ 3-4 lượt/điểm, sau đó sử dụng lu rung 10 -12 T hoặc lu bánh lốp có tải trọng bánh 25 -40T lu từ 12 - 20 lượt/điểm đến khi đạt độ chặt yêu cầu, lu hoàn thiện bằng 2-3 lượt/điểm bằng lu bánh sắt 8 – 10T.

Sau khi thi công xong, cho nhân công san, quét và làm các công việc khác sao cho mặt đường không bị lồi lõm, gồ ghề và các hư hại khác cho đến khi thi công mặt đường bê tông.

c. Thi công các lớp mặt đường Thi công mặt đường bê tông nhựa:

Lớp mặt đường bê tông nhựa được thi công và nghiệm thu dựa trên quy trình thi công và nghiệm thu theo TCVN 8891:2011 về thi công và nghiệm thu mặt đường bê tông nhựa, TCVN 8863:2011 về thi công và nghiệm thu mặt đường láng nhựa nóng và theo công văn số 9565/BGTVT – CQLCL ngày 06/08/2014 về việc Một số công việc nhằm nâng cao chất lượng thiết kế, thi công BTN, khắc phục “hằn lún vệt bánh xe” trên các tuyến đường bộ.

Hỗn hợp bê tông nhựa sử dụng trong công trình này là hỗn hợp bê tông nhựa nóng, hạt trung loại chặt BTNC 19.

Thi công mặt đường dùng biện pháp thi công cuốn chiếu nhằm đảm bảo sự đồng đều của các lớp và sự bằng phẳng của mặt đường theo yêu cầu kỹ thuật.

Thi công lớp mặt đường BTXM:

Vữa bê tông được trộn theo tỷ lệ tại các trạm trộn sau đó được ô tô vận chuyển đến công địa rải và đầm theo yêu cầu kỹ thuật. Sau đó, sử dụng thiết bị là để làm phẳng mặt đường.

Thi công các khe nối, khe co và khe dãn. Sử dụng máy để tạo nhám cho mặt đường, tạo khe ngang có độ rộng 2mm, sâu 1-2mm, cách đều nhau khoảng 13mm.

Sau khi hoàn thành việc tạo nhám mặt đường, tiến hành loại bỏ vữa thừa và làm sạch bề mặt bê tông, gọt tròn các mép trên mỗi cạnh của các khe co giãn bán kính 6mm.

d. Thi công cầu và công trình thoát nước

Thi công cầu

Chọn thời điểm thi công vào mùa khô. Mực nước thi công thấp. Trình tự thi công mặt cầu được tiến hành như sau:

- Chuẩn bị mặt bằng thi công, san ủi mặt bằng, định vị tim mố trụ cầu.

- Đào đất móng mố trụ, lắp đặt cốt thép bệ trụ, ván khuôn bệ, đổ bê tông bệ trụ.

- Thi công thân mố trụ bằng ván khuôn và khung Bailey và hoàn thiện mố trụ.

- Thi công đường đầu cầu.

- Thi công kết cấu nhịp:Thi công lao lắp dầm.

- Thi công mối nối dầm ngang, dầm dọc, lớp chống thấm, khe co giãn và đổ bê tông lớp phủ mặt cầu.

- Thi công gờ chắn lan can, khe co giãn cao su.

- Lắp đặt biển báo, tường hộ lan.

- Hoàn thiện, vệ sinh và thu dọn công trình.

- Khơi dọn lại dòng chảy của sông, suối.

Thi công công trình thoát nước

Công tác thi công công trình thoát nước được tiến hành đồng thời với công tác thi công nền đường. Phương án thi công cụ thể như sau:

- Gia cố rãnh, mái ta luy, đúc tấm lát.

- Nghiệm thu cao độ, kích thước hình học hố móng rồi tiến hành lắp ghép ống cống, đổ bê tông thân hố ga.

- Lắp ghép ống cống, thi công tường đầu, tường cánh, hố thu, sân cống.

- Đắp đất và lắp đặt tấm đan trên hố ga.

- Đắp đất từng lớp hai bên cống.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THAM VẤN CỘNG ĐỒNG TRONG ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG của dự án “ĐƯỜNG TỈNH 907 TỈNH VĨNH LONG (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)