Để triển khai thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường cho dự án đã được lựa chọn áp dụng. Chủ dự án xây dựng phương án về tài chính, tổ chức, bộ máy quản lý vận hành các công trình bảo vệ môi trường cho dự án như sau:
a. Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường và dự trù kinh phí, tiến độ thực hiện các công trình BVMT của dự án
Bảng 3.30. Bảng danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường và kinh phí thực
hiện
STT Tên công trình, biện pháp Đơn vị Số lượng Tổng chưa bao
gồm VAT (Đồng)
Thời gian thực
hiện
1 Hố lắng tạm + rãnh thoát
nước mưa chảy tràn HT 01 40.000.000 Năm
2024- 2025 2 Thùng đựng rác thải sinh hoạt Toàn bộ 01 15.000.000
3 Thùng chứa CTNH Toàn bộ 01 15.000.000
4 Hệ thống thoát nước Hệ 01 Trong kinh phí
xây dựng
Năm 2024- 2025
5 Hệ thống biển báo, cảnh báo Hệ 01 Trong kinh phí
xây dựng
Năm 2024- 2025
6 Quan trắc, giám sát môi
trường định kỳ Tạm
tính - 50.000.000
Trong suốt thời
gian thi công xây
dựng
b. Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường
Trong giai đoạn thi công, xây dựng dự án các đơn vị thi công sẽ chịu trách nhiệm thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường của dự án dưới sự giám sát của Chủ đầu tư. Khi tuyến đường được đưa vào sử dụng, cơ quan quản lý đường bộ, đơn vị quản lý tuyến đường tại địa phương sẽ chịu trách nhiệm phối hợp cùng Chủ đầu tư thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường.
3.4. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả nhận dạng, đánh giá, dự báo
Trong quá trình xây dựng Báo cáo ĐTM, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp đánh giá khác nhau nhằm đánh giá đầy đủ, chính xác và khách quan về các tác động có thể xảy ra.
Mức độ tin cậy, chi tiết của các phương pháp được trình bày cụ thể trong bảng dưới đây:
Bảng 3.31. Mức độ tin cậy của các đánh giá trong báo cáo ĐTM
TT Nội dung đánh
giá Độ chi tiết Độ tin
cậy Nguyên nhân
1 Đánh giá điều kiện tự nhiên và
Đối với điều kiện tự nhiên: Đã đánh giá được chi tiết các số liệu Cao Dựa trên số liệu thống kê
TT Nội dung đánh
giá Độ chi tiết Độ tin
cậy Nguyên nhân
kinh tế - xã hội khu vực thực hiện dự án
về khí tượng, thủy văn: lượng mưa, độ ẩm, nhiệt độ, số giờ nắng,…Phương pháp áp dụng:
Phương pháp thống kê Đối với điều kiện kinh tế xã hội:
Đánh giá cụ thể các số liệu về thu nhập, dân số, tình hình sản xuất, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo,
…. của xã dựa trên phương pháp thống kê
chính thức được trích từ Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Long
Các số liệu thống kê được cụ thể hóa qua từng năm, từng yếu tố khí tượng Dựa theo số liệu thống kê chính thức của UBND xã và của Chủ dự án cung cấp Các số liệu được thống kê chi tiết cho từng tiêu chí và từng nội dung
2 Đánh giá hiện trạng môi trường nền
Sử dụng phương pháp lấy mẫu ngoài thực địa và phân tích trong phòng thí nghiệm để đánh giá chất lượng môi trường không khí, đất, nước mặt, nước dưới đất và điều kiện vi khí hậu khu vực thực hiện dự án (đánh giá cụ thể nồng độ các thông số để có cơ sở so sánh với các QCVN 05:2015/BTNMT,
QCVN 03-MT:2015/BTNMT, QCVN 08-MT:2015/BTNMT, QCVN 09-MT:2015/BTNMT)
Trung bình
- Thiết bị lấy mẫu, phân tích mới, hiện đại
- Dựa vào phương pháp lấy mẫu tiêu chuẩn
Tuy nhiên còn mang tính chủ quan do ảnh hưởng của khâu phân tích
Các kết quả phân tích được trình bày theo từng chỉ tiêu, thông số
3 Đánh giá tải lượng ô nhiễm do bụi và nước thải
Báo cáo đã sử dụng phương pháp đánh giá nhanh để tính toán tải lượng và nồng độ bụi phát sinh tại khu vực dự án do các hoạt động vệ sinh, bóc lớp phủ bề mặt; hoạt động đào đắp đất;
hoạt động tập kết, vận chuyển nguyên vật liệu,….
Tính toán tải lượng và nồng độ chất ô nhiễm phát sinh trong nước thải sinh hoạt của công nhân
Cao
Dựa vào hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế Thế giới thiết lập nên độ tin cậy khá cao Các đánh giá được tính toán cho từng hạng mục, từng loại chất thải, ví dụ như: Bụi, khí thải, nước thải,…
4 So sánh các số liệu phân tích môi trường, các số liệu về nồng độ các chất ô nhiễm (bụi, khí thải, nước thải) với các quy chuẩn hiện hành để đánh giá mức độ tác động đến sức khỏe cộng đồng và môi
Báo cáo đã sử dụng phương pháp so sánh với các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành để so sánh nồng độ các chỉ tiêu chất lượng môi trường không khí, nước mặt, nước dưới đất, đất để đánh giá hiện trạng môi trường nền
Đồng thời, sử dụng phương pháp so sánh để đánh giá mức độ ô nhiễm của bụi, khí thải và nước thải trong các giai đoạn của dự án
Cao
Các số liệu được Nhà nước ban hành nên mang tính pháp lý cao
Các số liệu được so sánh theo từng chỉ tiêu tương ứng với từng quy chuẩn hiện hành đang được áp dụng
TT Nội dung đánh
giá Độ chi tiết Độ tin
cậy Nguyên nhân
trường xung quanh
5 Nhận diện các yếu tố gây ô nhiễm môi trường trong từng giai đoạn:
giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn thi công và giai đoạn vận hành
Sử dụng phương pháp chuyên gia để nhận diện các tác động, các yếu tố gây ảnh hưởng đến môi trường trong từng giai đoạn, các hoạt động phát sinh nguồn thải gây ảnh hưởng đến môi trường, cụ thể:
- Các hoạt động phát sinh bụi và khí thải
- Hoạt động phát sinh nước thải
- Hoạt động phát sinh CTR, CTNH
- Hoạt động phát sinh tiếng ồn, độ rung,….
Cao
Dựa vào kinh nghiệm của các chuyên gia có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và môi trường để nhận diện các yếu tố gây tác động môi trường của Dự án
6 Tiếp nhận và bổ sung ý kiến của các cá nhân, tổ chức về các nội dung của báo cáo ĐTM dự án và ảnh hưởng việc triển khai dự án
Báo cáo đã sử dụng phương pháp tham vấn cộng đồng.
Thông qua các văn bản của Chủ dự án gửi đến UBND các xã. Có sự phối hợp với lãnh đạo Thị trấn, Chủ dự án và đơn vị tư vấn để tổ chức cuộc họp để xin ý kiến các hộ dân, tổ chức chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi dự án, từ đó tiếp thu và ghi nhận các ý kiến, vấn đề liên quan đến một số nội dung trong báo cáo để chỉnh sửa, hoàn thiện hơn báo cáo. Đồng thời, việc tiếp xúc trực tiếp với nhân dân giúp cho Chủ dự án nắm bắt được ý kiến, nguyện vọng của nhân dân từ đó có phương án đền bù cho người dân một cách hợp lý và thỏa đáng cũng như có phương án hỗ trợ cho các trường hợp khó khăn đặc biệt
Cao
Dựa vào ý kiến chính thức bằng văn bản của UBND xã và có sự tiếp xúc trực tiếp với các hộ dân chịu ảnh hưởng
Quá trình tổ chức họp dân Chủ dự án đã phối hợp với UBND xã để mời đại diện cộng đồng dân cư và tổ chức chịu ảnh hưởng đến tham dự, do đó các ý kiến đóng góp của cộng đồng dân cư sẽ khá chi tiết và đáng tin cậy
Các phương pháp được áp dụng để dự báo các tác động trong Báo cáo ĐTM đều là các phương pháp phổ biến, đang được sử dụng rộng rãi trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường hiện nay tại Việt Nam và trên thế giới. Đồng thời, qua trình dự báo các tác động đến môi trường đã chọn lọc các phương pháp khoa học gắn liền với tính thực tiễn của dự án nên đã đưa ra các kết quả tiệm cận với thực tiễn, giúp Chủ dự án và các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường có cơ sở khoa học để triển khai các công việc tiếp theo của dự án.
Một số số liệu trích dẫn chỉ mang tính tương đối vì được thiết lập trên phạm vi rộng,
trong thời điểm nhất định nhưng nhìn chung báo cáo đã trình bày, phân tích được tất cả các tác động có thể có khi dự án được triển khai.