Điều kiện khí hậu, khí tượng

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THAM VẤN CỘNG ĐỒNG TRONG ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG của dự án “ĐƯỜNG TỈNH 907 TỈNH VĨNH LONG (Trang 58 - 61)

2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

2.1.1.2. Điều kiện khí hậu, khí tượng

Khí hậu tỉnh Vĩnh Long nói chung và của huyện Mang Thít, Vũng Liêm nói riêng mang đặc trưng của vùng: khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh, ít mưa; mùa hạ nóng, mưa nhiêu . Nền nhiệt trong năm tương đối cao và ổn định. Biên độ chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm là tương đối lớn. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 27,20C và có sự phân hóa và tương phản giữa 02 mùa rõ rệt:

Các đặc điểm khí hậu thể hiện qua các yếu tố khí tượng như sau:

a. Nhiệt độ không khí

Nhiệt độ không khí có ảnh hưởng đến sự lan truyền và chuyển hoá các chất ô nhiễm trong không khí. Nhiệt độ không khí càng cao thì tốc độ các phản ứng hóa học trong khí quyển càng lớn và thời gian lưu các chất ô nhiễm càng nhỏ. Ngoài ra, nhiệt độ không khí còn ảnh hưởng đến quá trình bay hơi dung môi hữu cơ, các chất gây mùi hôi, là yếu tố quan trọng tác động lên sức khỏe con người. Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí và môi trường lao động là những yếu tố gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khoẻ con người và đời sống hệ sinh thái động thực vật. Điều đó cũng giải thích tại sao yếu tố nhiệt độ không khí được dùng để tính toán mức độ ô nhiễm môi trường không khí và trong thiết kế kiểm soát ô nhiễm môi trường. Nhiệt độ không khí càng cao thì tác động của các độc tố càng mạnh, có nghĩa là tốc độ lan truyền và chuyển hoá các chất ô nhiễm trong môi trường càng lớn.

Tại khu vực dự án, khí hậu trong năm có sự phân hóa thành hai mùa rõ rệt (mùa khô và mùa mưa). Nhiệt độ không khí trung bình năm khoảng 27,20C. Nhiệt độ không khí trung bình tháng thấp nhất 25,00C (tháng 1). Nhiệt độ không khí trung bình tháng cao nhất 28,70C (tháng 4). Vào các tháng mùa khô, nhiệt độ không khí xuống thấp hàng ngày 19,2 - 240C (4 - 8h sáng) và lên cao 36 - 38,20C (13 - 15h). Về mùa mưa nhiệt độ xuống thấp trong ngày 21,20C và lên cao nhất 32,90C. Một số giá trị về nhiệt độ tại khu vực được trình bày trong bảng sau:

Bảng 2.1. Nhiệt độ trung bình các tháng trong các năm (đơn vị:0C) Năm

Tháng Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Trung bình năm 27,3 27,4 27,6 27,7 27,2

Tháng 1 26,6 26,0 26,5 26,9 25,0

Năm Tháng Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Tháng 2 26,4 26,0 26,8 26,8 25,6

Tháng 3 27,6 27,7 28,2 28,2 28,0

Tháng 4 28,9 28,7 29,5 29,3 28,3

Tháng 5 27,9 28,4 28,7 30,0 28,7

Tháng 6 27,9 27,4 27,9 27,7 28,3

Tháng 7 27,0 27,3 27,5 27,9 27,4

Tháng 8 27,3 27,2 27,1 27,9 27,7

Tháng 9 27,9 27,0 27,1 27,3 27,1

Tháng 10 27,4 27,7 28,0 26,9 27,2

Tháng 11 27,3 27,7 27,4 27,4 27,4

Tháng 12 25,9 27,5 25,9 26,2 26,0

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Long

b. Độ ẩm

Độ ẩm không khí là một trong những tác nhân ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát tán, lan truyền các chất gây ô nhiễm. Từ mặt đất, các vi sinh vật phát tán vào môi trường không khí, độ ẩm lớn tạo điều kiện vi sinh vật phát triển nhanh chóng và bám vào các hạt bụi ẩm lơ lửng trong không khí bay đi xa, gây truyền nhiễm bệnh. Độ ẩm không khí tại khu vực có sự phân hóa rất lớn giữa các mùa. Trong mùa khô, cùng với việc ít mưa, độ ẩm không khí khu vực xuống rất thấp. Ngược lại, trong mùa mưa, độ ẩm không khí khá cao. Độ ẩm không khí trung bình tại khu vực dự án qua các năm được trình bày trong bảng dưới đây.

Bảng 2.2. Độ ẩm tương đối trung bình các tháng trong các năm (đơn vị: %) Năm

Tháng Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Trung bình năm 85 83 82 83 86

Tháng 1 81 86 76 77 82

Tháng 2 81 78 77 74 81

Tháng 3 78 77 75 76 76

Tháng 4 79 76 76 79 88

Tháng 5 88 84 85 91 86

Tháng 6 87 87 88 88 87

Tháng 7 89 88 87 88 90

Tháng 8 89 87 89 90 90

Tháng 9 87 89 87 92 91

Tháng 10 87 85 83 86 91

Tháng 11 89 83 83 84 88

Tháng 12 85 82 80 84 84

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Long

c. Lượng mưa

Mưa có tác dụng làm sạch môi trường không khí và pha loãng nồng độ chất thải lỏng và làm các chất thải rắn có quá trình phân hủy nhanh hơn. Đồng thời, các hạt mưa cũng kéo theo các hạt bụi và hoà tan một số chất độc hại trong không khí rồi rơi xuống đất và cuốn theo các hạt đất, cát cũng như các vật liệu nằm trên bề mặt đất trong quá trình hình thành

dòng chảy dẫn đến tăng khả năng gây ô nhiễm môi trường đất và môi trường nước (kể cả nước mặt và nước dưới đất, đặc biệt tại các điểm tiếp nhận). Mưa làm sạch bụi ở các lá cây, do đó làm tăng khả năng hút bụi của các dải cây xanh cách ly bảo vệ khu dân cư.

Lượng mưa trong năm trong khu vực tương đối ít, trung bình hàng năm khoảng 1239 mm. Trên 90% lượng mưa tập trung vào mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11. Lượng mưa từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau chiếm chưa đầy 10. Tổng số ngày mưa trung bình năm khoảng 136 ngày. Đặc trưng lượng mưa trạm Vĩnh Long thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.3. Lượng mưa trung bình các tháng tại khu vực (đơn vị: mm) Năm

Tháng Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Trung bình năm 1.725 1.409 1.160,8 1.742,0 1.678,6

Tháng 1 57 37 64,8

Tháng 2 53 5 14,8 15

Tháng 3 49 6 0,4

Tháng 4 39 18 2,4 43,2 112,8

Tháng 5 311 184 158,2 36,2 82,4

Tháng 6 143 296 173 415,6 67,8

Tháng 7 197 233 242,2 135 250,6

Tháng 8 206 120 187 181,6 301,2

Tháng 9 208 172 198,6 394,4 229,6

Tháng 10 296 159 164,2 365,2 219,2

Tháng 11 93 72 32,8 74,2 317,2

Tháng 12 73 107 3,4 81,8 17,6

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Long

d. Số giờ nắng

Bức xạ mặt trời ảnh hưởng trực tiếp đến nhiệt độ, độ ẩm trong khu vực, độ bền vững khí quyển, thông qua đó ảnh hưởng đến quá trình phát tán.

Theo số liệu điều tra, tổng giờ nắng hàng tháng tương đối dồi dào. Vùng đồng bằng sông Cửu Long là vùng nhiều nắng nhất toàn quốc. Trong các tháng mùa khô từ tháng 11 đến tháng 5 số giờ nắng vượt quá 200 giờ/tháng. Các tháng ít nắng là tháng 6 - 10 ứng với 2 cực đại của lượng mưa và lượng mây.

Bảng 2.4. Số giờ nắng trung bình tại khu vực (Đơn vị: giờ) Năm

Tháng Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Trung bình năm 2.197 2.276 2.511 2.445 2.237

1 189 160 237 273 216

2 196 238 244 240 211

3 242 228 264 265 270

4 243 239 237 230 207

5 157 208 219 132 173

Năm Tháng Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

6 163 148 160 165 178

7 145 155 186 194 155

8 175 152 158 186 196

9 181 166 157 173 147

10 156 208 215 115 144

11 162 175 187 184 140

12 188 199 247 189 200

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Long

e. Chế độ gió

Trong vùng gió đổi chiều rõ rệt theo mùa và có hướng thịnh hành phù hợp với gió mùa toàn khu vực miền Tây Nam Bộ. Mùa mưa hướng gió thịnh hành là hướng Tây Nam, mùa khô hướng gió thịnh hành là hướng Đông Bắc. Từ tháng 11 đến tháng 12 gió thịnh hành theo hướng Tây Bắc và Đông Bắc, tháng 1 hướng Đông, từ tháng 2 đến thánh 4 hướng Đông và Đông Nam, trong tháng 5 giờ chuyển hướng từ Đông Nam sang Tây Nam, từ tháng 6 đến tháng 9 gió thịnh hành theo hướng Tây Nam, tháng 10 hướng Tây Nam và Tây. Tốc độ gió trung bình khoảng 2 - 3 m/s, tốc độ gió mạnh nhất không vượt quá 25 m/s. Tần suất và tốc độ gió thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.5. Tần suất và tốc độ gió trung bình của khu vực

Tháng B ĐB Đ ĐN N TN T TB Tốc độ max, hướng

1 6 9 52 8 1 2 1 6 12, Đ

2 1 3 54 16 1 1 0 1 13, Đ

3 0 3 48 23 3 3 1 1 12, Đ, ĐN

4 - - - -

5 1 2 5 25 13 27 3 1 16, TN, ĐN

6 1 2 3 3 4 45 20 2 22, TN

7 1 0 1 1 5 49 18 2 16, TN

8 0 0 0 1 4 52 28 1 23, T

9 1 2 2 3 5 28 29 6 17, TN

10 6 5 13 6 4 16 13 12 16, TN

11 15 20 17 7 1 2 2 14 20, ĐN

12 17 13 15 6 1 1 3 15 10, B

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THAM VẤN CỘNG ĐỒNG TRONG ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG của dự án “ĐƯỜNG TỈNH 907 TỈNH VĨNH LONG (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)