Điều kiện địa lý, địa chất

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THAM VẤN CỘNG ĐỒNG TRONG ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG của dự án “ĐƯỜNG TỈNH 907 TỈNH VĨNH LONG (Trang 53 - 58)

2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1. Điều kiện địa lý, địa chất

Địa hình

Thành phố Vĩnh Long nằm ven sông Cổ Chiên, bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng. Độ cao tuyệt đối dao động từ 0,6 - 2,5m. Do được bồi đắp từ nguồn phù sa, dải đất ven sông Cổ Chiên rộng 200 - 500m, có cao độ lớn hơn các khu vực cách xa sông (1,1 - 2,5 m). Các khu vực đất thấp có cao độ 0,5 - 1,1 m. Hướng dốc nói chung từ phía Bắc (ven sông) thấp dần xuống phía Nam (vào đồng). Độ dốc chung của bề mặt địa hình dưới 50. Địa hình bị chia cắt bởi các sông (sông Cổ Chiên thuộc lưu vực sông Tiền và các phụ lưu của nó như sông Long Hồ, sông Cái Cam, sông Cầu Lộ…) và mạng lưới kênh rạch dày đặc, có hướng chảy từ Tây Nam sang Đông Bắc và được nối liền với nhau bằng mạng lưới kênh mương chằng chịt. Mật độ phân cắt ngang thay đổi từ 1 - 3,5 km2/km.

Địa mạo - Thành phố Vĩnh Long thuộc đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, có bề mặt địa hình khá bằng phẳng, độ cao tuyệt đối dao động từ 0,6 - 2,5m. Độ dốc trung bình của bề mặt địa hình dưới 50. Đô thị Vĩnh Long có sông Cổ Chiên chạy dọc qua ranh giới phía Bắc với chiều dài 12,5km, rộng trung bình 500 - 1000m. Sông bị uốn khúc ngay tại thị xã Vĩnh Long. Đồng thời, trong vùng đô thị Vĩnh Long còn có các phụ lưu của sông Cổ Chiên là sông Long Hồ, sông Cầu Lộ, sông Cái Cam, rạch Cái Đôi… Hầu hết các sông rạch này đều chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc và được nối liền với nhau bằng mạng lưới kênh mương chằng chịt. Mật độ phân cắt ngang thay đổi từ 1 - 3,5km/km2. Đây là đặc điểm của đô thị Vĩnh Long nói riêng và đồng bằng sông Cửu Long nói chung.

- Đô thị Vĩnh Long bao gồm các dạng địa hình có nguồn gốc sau:

+ Địa hình thành tạo do sông: Bãi bồi thấp ven sông rạch: phát triển dọc theo các sông rạch lớn, nhỏ trên đô thị như rạch Cái Đôi, sông Cái Cam, sông Long Hổ. Các bãi bồi có chiều rộng trung bình 50 - 100m, độ cao tuyệt đối 0,8 - 1,0m, tạo thành các dải hơi nhô cao ven theo sông rạch. Cấu tạo bãi bồi thấp gồm bột, sét lẫn cát, sạn. Hiện nay bãi bồi đã được cải tạo thành nơi cư trú và vườn cây ăn quả của nông dân địa phương.

+ Bãi bồi cao: chỉ gặp một dải nhỏ ở ven sông Cổ Chiên thuộc địa phận xã Tân Vĩnh Thuận, chiều dài 3,5km, rộng trung bình 300 - 500m, chỗ rộng nhất đạt 700m. Độ cao tuyệt đối trung bình 1,0 - 1,2m. Cấu tạo từ bột sét màu xám đen chuyển xuống màu xám nâu. Sét dẻo dễ tạo hình. Hiện nay nửa diện tích bãi bồi đã được cải tạo san lấp thành nơi cư trú,

phần còn lại trồng cây ăn quả. Ngoài ra ở lòng sông Cổ Chiên hiện nay sông đang tạo ra các bãi cát ngầm. Thành phần chủ yếu là cát hạt mịn - trung màu vàng nhạt bở rời. Một số bãi cát ngầm đang được khai thác làm vật liệu san lấp.

+ Đồng bằng tớch tụ sụng biển: Chiếm ẵ diện tớch vựng nghiờn cứu tập trung ở phần phớa Nam và Đông Nam đô thị. Bề mặt đồng bằng khá bằng phẳng, rộng và liên tục. Độ cao tuyệt đối 0,7 - 1,5m. Cấu tạo khá đồng nhất gồm bột, sét, bột sét pha cát màu xám, xám nâu.

Phần lớn diện tích đồng bằng có lớp thổ nhưỡng là đất phù sa trên nền đất phèn tiềm tàng.

Hiện nay đồng bằng đang được canh tác trồng lúa.

+ Đồng bằng tích tụ sông - đầm lầy: Tập trung ở phía Tây Nam vùng đô thị thuộc khu vực Vĩnh Bình - Tân An. Bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng, hơi trũng hơn so với bề mặt đồng bằng. Độ cao 0,4 - 1,1m. Dải đồng bằng trũng này được cấu tạo bởi lớp sét bột chứa mùn thực vật màu xám đen, bề dày 0,7 - 3,3m. Hiện nay phần lớn diện tích của khu vực vị lầy hóa, đát phèn khó canh tác. Độ pH 5,54 - 6,35. Tuy nhiên nhiều nơi trên bề mặt đồng bằng đã được cải tạo thành nơi ở, ruộng lúa.

+ Địa hình nhân sinh: Là bề mặt san lấp để xây dựng đô thị, phân bố tập trung ở khu vực thị xã Vĩnh Long, dọc theo một số đường quốc lộ chính như đường từ phà Mỹ Thuận đến Vĩnh Long, từ Vĩnh Long đi Cần Thơ và đi Trà Vinh… Với cao độ 0,8 - 2,3m. Ở các khu vực này người ta đã đào đắp bề mặt đồng bằng để phục vụ xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp. Thành phần của các thành tạo này đa dạng gồm cát bột lẫn sạn và các mảnh vụn đá, gạch ngói.

b. Điều kiện địa chất

Căn cứ báo cáo của 04 tờ bản đồ An Biên - Sóc Trăng (AC-48-XXI & AC-48-XXII), tờ tờ Long Xuyên (C-48-XVI), tờ Mỹ Tho (C-48-XVII) và tờ Trà Vinh - Côn Đảo (C-48- XXIII & C-48-XXIX) tỷ lệ 1/200.000 do Cục địa chất Việt Nam xuất bản năm 1994 thì các phân vị địa tầng trong khu vực nghiên cứu được phân chia từ cổ đến trẻ như sau:

Hệ Neogen - Trong phạm vi nghiên cứu, các trầm tích Neogen nằm ở độ sâu từ 176,2 - 218,0m.

Toàn bộ bề dày của trầm tích này chưa được khống chế hết, bao gồm các phân vị địa tầng sau đây:

Thống Miocen trên, hệ tầng Phụng Hiệp (N13ph)

- Thống Miocen trên, hệ tầng Phụng Hiệp do Lê Văn Cự và nhiều người khác tìm ra.

Theo tài liệu [1], các trầm tích hệ tầng Phụng Hiệp gặp trong các lỗ khoan sâu từ 420m trở xuống, chỉ gặp phần mái của hệ tầng. Bề mặt mái của các trầm tích hệ tầng Phụng Hiệp hơi lồi lõm và nghiêng thoải về phía sông Cổ Chiên. Thành phần trầm tích gồm có: cát bột kết, bột kết màu xám xanh loang lổ nâu vàng, nâu hồng, rắn chắc. Các trầm tích hệ tầng Phụng Hiệp bị các trầm tích hệ tầng Cần Thơ phủ bất chỉnh hợp, bề dày trầm tích hệ tầng Phụng Hiệp khoảng 320 - 380m.

Thống Pliocen dưới, hệ tầng Cần Thơ (N12ct)

Thống Pliocen dưới, hệ tầng Cần Thơ do Lê Đức An và nhiều người khác tìm ra vào năm 1980. Theo tài liệu các trầm tích hệ tầng Cần Thơ bắt gặp trong các lỗ khoan từ độ sâu 297m trở xuống. Thành phần trầm tích chủ yếu là cát kết hạt trung lẫn sạn màu xám tro đến xám sáng phớt vàng xen kẹp các lớp cát bột kết, sét bột kết màu nâu vàng, gắn kết chắc. Bề dày của hệ tầng Cần Thơ thay đổi từ 100 - 160m và có xu thế tăng bề dày về phía Đông Bắc (từ lỗ khoan VL1 đến lỗ khoan 890) và về phía Đông Nam (từ lỗ khoan 210 đến lỗ khoan 898). Thành phần trầm tích hạt thô trong mặt cắt giảm dần về phía Tây Nam (từ lỗ khoan 890 đến lỗ khoan VL1) và Đông Nam (từ lỗ khoan 210 đến lỗ khoan 898). Các trầm tích hệ tầng Cần Thơ bị phủ bất chỉnh hợp bởi các trầm tích của hệ tầng Năm Căn, tuổi Pliocen muộn (N22nc) và phủ bất chỉnh hợp lên các trầm tích được tạm xếp vào hệ tầng Phụng Hiệp (N31ph).

Thống Pliocen trên, hệ tầng Năm Căn (N22nc)

- Thống Pliocen trên, hệ tầng Năm Căn do Nguyễn Ngọc Hoa và nhiều người khác tìm ra năm 1990. Theo tài liệu, các trầm tích của hệ tầng Năm Căn gặp phổ biến trong các lỗ khoan từ độ sâu 190m trở xuống, thành phần trầm tích chủ yếu là cát kết, sét bột kết xen các lớp cát kết màu xám vàng loang lổ, cấu tạo phân lớp mỏng. Môi trường trầm tích là môi trường vũng vịnh nửa kín. Bề dày của hệ tầng Năm Căn thay đổi từ 95 - 161m và có xu thế tăng dần về phía Đông Nam (từ lỗ khoan 210 đến lỗ khoan 898). Thành phần hạt mịn (sét bột kết) cũng có xu thế tăng dần từ phía lỗ khoan 210 đến lỗ khoan 898. Các trầm tích của hệ tầng Năm Căn bị phủ bởi các trầm tích của hệ tầng Mỹ Tho và phủ trên các trầm tích hệ tầng Cần Thơ.

Hệ đệ tứ - Trên diện tích vùng nghiên cứu, các trầm tích Đệ Tứ phân bố trên toàn vùng, gồm nhiều kiểu nguồn gốc thành tạo khác nhau, được hình thành từ Pleitocen sớm đến Holocen muộn và được xếp vào các phân vị sau:

Thống Pleistocen dưới, trầm tích sông - biển, hệ tầng Mỹ Tho (amQ3Imt)

- Thống Pleistocen dưới, trầm tích sông - biển, hệ tầng Mỹ Tho do Nguyễn Ngọc Hoa và nhiều người khác tìm ra năm 1992. Theo tài liệu, các trầm tích hệ tầng Mỹ Tho chỉ bắt gặp trong các lỗ khoan từ độ sâu 137m trở xuống. Thành phần trầm tích của hệ tầng chủ yếu là cát, cát sạn, bột sét pha cát, màu xám nâu vàng. Bề dày của hệ tầng Mỹ Tho thay đổi từ 11 - 55m. Bề dày trầm tích giảm từ phía lỗ khoan 210 (55m) đến lỗ khoan 898 (10,5m) và từ phía lỗ khoan VL1 (46,5m) đến lỗ khoan 890 (37m) tương ứng với xu thế này thành phần trầm tích hạt mịn cũng tăng theo. Trầm tích hệ tầng Mỹ Tho phủ lên trên lớp bột sét phong

hóa laterit của hệ tầng Năm Căn (N22nc) và bị phủ bất chỉnh hợp bởi các trầm tích của hệ tầng Thủy Đông (Q1II III− tđg).

Thống Pleistocen giữa - trên, trầm tích sông - biển, hệ tầng Thủy Đông (Q1II IIItđg)

- Thống Pleistocen giữa - trên, trầm tích sông - biển, hệ tầng Thủy Đông do Nguyễn Ngọc Hoa và nhiều người khác tìm ra năm 1990. Theo tài liệu, các trầm tích hệ tầng Thủy Đông bắt gặp trong các lỗ khoan từ độ sâu 77,5m trở xuống. Thành phần trầm tích của hệ tầng Thủy Đông: phía dưới là cát sạn, cát màu xám xen kẹp, thấu kính bột sét, phía trên chủ yếu là bột sét, bột sét pha cát màu nâu đỏ loang lổ. Bề dày của hệ tầng Thủy Đông thay đổi từ 30 - 76m. Bề dày trầm tích của hệ tầng có xu hướng giảm từ khu vực sông Cổ Chiên ra xa: 75,3m ở lỗ khoan 890 đến 30m ở lỗ khoan VL1 và từ 64m ở lỗ khoan 210 đến 30m ở lỗ khoan 898. Thành phần trầm tích trong mặt cắt ít thay đổi song cũng có xu thế giảm dần kích thước cấp hạt trong mặt cắt từ phía lỗ khoan 210 đến lỗ khoan 898. Trầm tích của hệ

tầng Thủy Đông phủ bất chỉnh hợp lên trầm tích của hệ tầng Mỹ Tho (amQ31mt) và bị phủ bất chỉnh hợp bởi các trầm tích của hệ tầng Long Mỹ.

Thống Pleistocen thượng, trầm tích biển, hệ tầng Long Mỹ (mQ3IIIlm)

- Trên diện tích thị xã Vĩnh Long, các trầm tích được xếp vào hệ tầng Long Mỹ bắt gặp trong các hố khoan từ độ sâu 25m trở xuống, thành phần trầm tích chủ yếu: bột sét, bột sét pha ít cát, bột sét màu vàng nhạt, loang lổ đỏ gạch, nâu vàng. Các trầm tích của hệ tầng phủ bất chỉnh hợp lên các trầm tích của hệ tầng Thủy Đông (Q1I III− tđg) và bị phủ bất chỉnh hợp

bởi các trầm tích của hệ tầng Hậu Giang (mQ1 2IV− hg). Bề dày trầm tích thay đổi từ 31 - 55m.

Và có xu thế giảm bề dày trầm tích từ lỗ khoan VL1 (52m) đến lỗ khoan 890 (41,2m).

Thành phần trầm tích có sự biến đổi chuyển tướng từ kiểu mặt cắt thứ nhất (cát, cát bột) ở khu vực phía Đông - Đông Nam sang kiểu mặt cắt thứ hai (bột sét) ở khu vực phía Tây Bắc của đô thị.

Thống Holocen dưới - giữa, trầm tích biển, hệ tầng Hậu Giang (mQ1 2IVhg)

- Gặp trong các lỗ khoan từ 3m trở xuống và gồm: kiểu trầm tích bờ biển cổ: các kiểu trầm tích này gặp từ 15 - 58m (LK261). Thành phần chủ yếu là cát hạt mịn đến trung, xen ít cát mỏng bột màu xám, xám xanh gắn kết yếu. Kiểu trầm tích vũng vịnh hở: thành phần trầm tích chủ yếu là bột sét màu xám xanh, ít dẻo, chứa di tích sò ốc và foraminifera. Bề dày các trầm tích của hệ tầng Hậu Giang thay đổi từ 11 - 51m. Và có xu thế tăng bề dày về phía Đông Nam và Tây Nam sông Cổ Chiên: từ 18m (lỗ khoan 210) đến 53m (lỗ khoan 898) và từ 18,5m (lỗ khoan 890) đến 40m (lỗ khoan VL1). Bề mặt đáy của các trầm tích hệ tầng được nâng cao ở khu vực lỗ khoan P9. Các trầm tích của hệ tầng có sự chuyển tiếp về thành phần trầm tích giữa hai kiểu mặt cắt, song vẫn phản ánh kiểu mặt cắt biển tiến. Các trầm

tích của hệ tầng phủ bất chỉnh hợp lên các trầm tích của hệ tầng Long Mỹ (mQ1 2IV− hg) và bị phủ bởi các trầm tích sông - biển tuổi Holocen giữa - muộn.

Thống Holocen giữa - trên, trầm tích sông - biển (amQ2 3IV)

- Trên diện tích vùng đô thị Vĩnh Long, các trầm tích sông - biển Holocen giữa - muộn bắt gặp phần lớn trên mặt và trong các lỗ khoan. Thành phần trầm tích chủ yếu là bột sét, bột sét pha cát và cát mịn màu xám, loang lổ nâu vàng. Bề dày của các trầm tích sông biển thay đổi từ 2 - 15m. Và có xu thế giảm dần bề dày từ phía lỗ khoan 210 đến 898. thành phần trầm tích có sự thay đổi theo không gian (thành phần bột sét tăng dần từ phía Đông về phía Tây) và thời gian (hàm lượng bột sét tăng dần từ phía dưới lên trên - mặt cắt biển tiến).

Thống Holocen trên, đới dưới, trầm tích sông (aQ3IV−1)

- Các trầm tích sông tuổi Holocen muộn, đới dưới, phân bố dọc sông Cổ Chiên tạo thành dải cù lao, độ cao tuyệt đối khoảng 0,8 - 1,2m. Thành phần gồm: bột sét pha cát màu xám lẫn nhiều rễ cây, mùn thực vật. Các trầm tích này phủ trên các trầm tích sông - biển tuổi Holocen giữa - muộn. Bề dày khoảng 2,2m.

Thống Holocen trên, đới dưới, trầm tích sông - đầm lầy (abQ3IV−1)

- Các trầm tích sông - đầm lầy phân bố chủ yếu ở khu vực Vĩnh Bình, xã Tân An kéo dài về phía Nam, Tây Nam. Thành phần trầm tích chủ yếu là bùn sét nhão chứa mùn thực vật màu xám nâu, xám đen. Bề dày trầm tích thay đổi từ 1,2 - 2,5m. Các trầm tích này phủ trực tiếp lên các trầm tích hệ tầng Hậu Giang.

Thống Holocen trên, đới giữa, trầm tích sông (aQ3IV−2)

- Các thành tạo trầm tích sông tuổi Holocen muộn, đới giữa phân bố dọc theo các sông nhánh đổ về sông Cổ Chiên. Thành phần trầm tích chủ yếu là cát bột, bột sét pha cát màu xám đen, dẻo, dính kết trung bình, lẫn mùn thực vật. Bề dày trầm tích thay đổi từ 1 - 2,5m.

Thống Holocen trên, đới trên, trầm tích sông (aQ3IV−3)

- Các trầm tích sông hiện đại phân bố thành dải cát ngầm dọc theo sông Cổ Chiên với thành phần là cát hạt trung - mịn, màu xám vàng, vàng nhạt, bở rời, chọn lọc tốt. Đây là nguồn cát san lấp đang được khai thác. Bề dày của thành tạo này thay đổi từ 2 - 12m, trung bình 4m.

Thống Holocen trên, đới trên, thành tạo nhân sinh (tQ3IV−3)

- Các thành tạo nhân sinh (đất đắp) phân bố chủ yếu ở các khu vực đô thị và dân cư sinh sống, cao hơn các vùng đồng bằng thấp xung quanh 0,5 - 0,8m. Thành phần của các thành tạo này chủ yếu cát, bột sét pha cát màu xám, xám đen, lẫn mùn thực vật và chứa các mảnh vụn đá, gạch ngói. Bề dày của các thành tạo này khoảng 0,5 - 1,0m.

Điều kiện địa chất động lực công trình.

- Do có hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt, địa hình tương đối thấp và thành phần lớp bên trên chủ yếu là bùn sét chứa vật liệu hữu cơ nên rất dễ tạo điều kiện cho hiện tượng lầy hóa phát triển.

- Hiện tượng lưu biến thường xảy ra ở đất loại sét cụ thể là lớp bùn sét, thể hiện sự biến dạng lâu dài của đất dưới tác dụng của tải trọng. Các công trình có móng đặt lên lớp này theo thời gian xảy ra hiện tượng lún, nứt do hiện tượng từ biến gây ra.

- Các hiện tượng bùn cát chảy, nước chảy vào hố móng, hiện tượng sạt lỡ thường xảy ra ở các hố đào, các bờ xâm thực của các con sông.

- Vùng nghiên cứu được xếp vào khu vực có động đất cấp 6 - 7 (thang 12 cấp).

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THAM VẤN CỘNG ĐỒNG TRONG ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG của dự án “ĐƯỜNG TỈNH 907 TỈNH VĨNH LONG (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)