3.1. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công, xây dựng
3.1.2. Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường
3.1.2.2. Công trình, biện pháp giảm thiểu nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải
a. Phương án đền bù
Tác động do chiếm dụng đất để xây dựng công trình giao thông vì lợi ích quốc gia là một loại tác động không thể đảo ngược. Biện pháp giảm thiểu hiệu quả nhất là thực hiện tốt phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ hoặc tái định cư được xây dựng theo các quy định của Nhà nước, có tính đến nguyện vọng của người bị ảnh hưởng.
Phương án thu hồi đất của dự án là tiến hành thu hồi, giải tỏa trắng và đền bù toàn bộ đất đai và tài sản trên đất thuộc diện tích khu vực dự án. Theo quy định của Luật Đất đai, dự án thuộc đối tượng Nhà nước tiến hành thu hồi đất và bàn giao đất cho Chủ đầu tư. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm góp kinh phí theo phương án đền bù được phê duyệt. Tổng kinh phí đền bù và hỗ trợ cho các cá nhân, hộ dân và cơ quan chịu ảnh hưởng ước tính khoảng 294.000.000.000 đồng (được phân bổ trong tổng vốn đầu tư dự án) và đơn giá bồi thường thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước.
Ngoài ra, dự án có hoạt động chiếm dụng và chuyển đổi mục đích sử dụng đất chuyên trồng lúa nước sang mục đích phi nông nghiệp do đó, Chủ dự án sẽ tiến hành nộp tiền bảo vệ đất trồng lúa theo quy định của Luật đất đai và Nghị định số 62/2019/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định số 35/2015/NĐ-CP về quản lý sử dụng đất trồng lúa. Phần kinh phí này sẽ được sử dụng bởi Ủy ban nhân dân các cấp theo quy định cụ thể như sau:
+ Sử dụng không thấp hơn 50% kinh phí dùng hỗ trợ cho người trồng lúa để áp dụng giống mới, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong sản xuất lúa; hỗ trợ liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
Phần kinh phí còn lại để thực hiện các việc sau:
+ Phân tích chất lượng hóa, lý tính của các vùng đất chuyên trồng lúa nước có năng suất, chất lượng cao định kỳ 10 năm để sử dụng hiệu quả và có biện pháp cải tạo phù hợp;
+ Cải tạo nâng cao chất lượng đất chuyên trồng lúa nước hoặc đất trồng lúa nước còn lại: tăng độ dày của tầng canh tác; tôn cao đất trồng lúa trũng, thấp; tăng độ bằng phẳng mặt ruộng; thau chua, rửa mặn đối với đất bị nhiễm phèn, mặn và các biện pháp cải tạo đất khác;
+ Đầu tư xây dựng, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn xã, trong đó ưu tiên đầu tư hệ thống giao thông, thủy lợi trên đất trồng lúa;
+ Khai hoang, phục hóa đất chưa sử dụng thành đất chuyên trồng lúa nước hoặc đất trồng lúa nước còn lại.
b. Rà phá bom mìn
Bom mìn, vật liệu nổ cần được rà phá trước khi tiến hành các hoạt động xây dựng.
Trình tự các bước ra phá bom mìn, vật liệu nổ cần được thực hiện đúng quy định.
Dự án sẽ phối hợp với các đơn vị chức năng ở địa phương trong cả giai đoạn thiết kế để xác định được rằng bom mìn, vật liệu nổ là mối đe doạ đối với công trình.
Dự án sẽ ký hợp đồng với đơn vị chức năng để rà phá bom mìn, vật liệu nổ cho các công trình.
Phương pháp thi công rà phá bom mìn, vật nổ dự kiến: Thi công rà phá bom mìn, vật nổ được thực hiện theo các bước:
+ Khoanh khu vực dò tìm, xử lý bom mìn, vật nổ + Phát dọn mặt bằng
+ Dò tìm bằng máy dò tìm đến độ sâu 0,3m + Đánh dấu, đào kiểm tra và xử lý tín hiệu đến độ sâu 0,3m + Dò tìm bằng máy dò bom đến độ sâu 5m (đặt máy ở nấc có độ nhạy cao) + Đào đất, kiểm tra và xử lý tín hiệu đến độ sâu 3m
+ Đào đất, kiểm tra và xử lý tín hiện đến độ sâu 5m Chú ý: khi dò bom mìn dưới ruộng nước, đầm ao có độ sâu <0,5m phải đắp bờ hút cạn nước mới tiến hành dò tìm, xử lý bom mìn, vật nổ để tránh sót bom mìn. Khi dò bom mìn trên cạn phải cắm biển báo nguy hiểm, bố trí lực lượng cảnh giới, ngăn người, súc vật, phương tiện đi qua khu vực thi công để tránh xảy ra tại nạn.
Thu gom, phân loại, quản lý vận chuyển và hủy bom mìn, vật nổ dò tìm được theo đúng tiêu chuẩn an toàn về bảo quản, vận chuyển và sử dụng vật liệu nổ QCVN 01:2012/BQP quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về rà phá bom mìn, vật nổ; Thông tư 129/2021BQP: Quy trình quản lý chất lượng trong điều tra, khảo sát và rà phá bom mìn vật nổ.
Đơn vị thi công rà phá bom mìn có trách nhiệm thông báo với Bộ Chỉ huy quân sự trên địa bàn về tình hình thực hiện nhiệm vụ các vấn đề cần thiết: vị trí hủy nổ, kế hoạch thi công của đơn vị và thời gian đóng quân trên địa bàn.
c. Công trình, biện pháp giảm thiểu tác động của tiếng ồn và độ rung
+ Điều tiết, lập kế hoạch thi công hợp lý, không đồng thời hoạt động tất cả các phương tiện máy móc cùng thời điểm để tránh tác động cộng hưởng của tiếng ồn và rung.
- Thường xuyên bảo dưỡng và định kỳ kiểm tra các phương tiện vận chuyển, đảm bảo đạt tiêu chuẩn môi trường theo quy định và luôn đảm bảo máy móc hoạt động tốt.
- Trang bị các thiết bị thi công, máy móc phương tiện thi công hiện đại, đảm bảo hoạt động tốt; không sử dụng phương tiện, máy móc thi công quá cũ, kém chất lượng, sử dụng nhiên liệu đúng với thiết kế của động cơ để giảm thiểu tiếng ồn.
- Lắp đặt và bảo trì thường xuyên các thiết bị giảm thanh trên các thiết bị xây dựng để giảm tiếng ồn.
- Quy định tốc độ xe, máy móc khi hoạt động trong khu vực đang thi công.
- Hạn chế bóp còi và giảm tốc độ xe khi qua khu dân cư đông đúc.
- Bố trí các trạm trộn bê tông và nhựa đường ra khỏi khu vực dân cư đông đúc.
+Trang bị các thiết bị thi công, máy móc phương tiện thi công hiện đại, đảm bảo hoạt động tốt; không sử dụng phương tiện, máy móc thi công quá cũ, kém chất lượng, sử dụng nhiên liệu đúng với thiết kế của động cơ để giảm thiểu tiếng ồn.
+ Quy định tốc độ giới hạn của xe khi hoạt động trong khu vực đang thi công.
+Lập kế hoạch mua sắm nguyên, nhiên, vật liệu hợp lý, không để vận chuyển lượng lớn nguyên vật liệu vào cùng một thời gian để tránh việc làm tăng mật độ giao thông đột biến trong khu vực, hạn chế tiếng ồn, rung do hoạt động cộng hưởng giao thông đến đời sống dân cư lân cận các tuyến đường vận chuyển.
+ Yêu cầu các lái xe khi lưu thông phải tuân thủ nghiêm chỉnh Luật An toàn giao thông đường bộ, không chạy quá tốc độ tối đa cho phép và không được chở quá trọng tải quy định.
Đánh giá: Đây là các biện pháp đơn giản, dễ thực hiện và mang lại hiệu quả ngay khi thực hiện.
d. Biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường tự nhiên, kinh tế xã hội
Dự án tập trung một lực lượng lao động làm việc hàng ngày trong suốt thời gian thi công là điều kiện dễ nảy sinh mâu thuẫn giữa công nhân và người dân địa phương. Sự xáo trộn xã hội, kéo theo một số hiện tượng tiêu cực có thể dẫn đến các tệ nạn xã hội (cờ bạc, rượu chè, ma túy, mại dâm,...). Chính vì vậy, chủ dự án có các biện pháp phòng ngừa ứng phó kịp thời như:
Tăng cường công tác tuyên truyền, kiểm tra, giám sát các khu vực thi công.
Kết hợp với chính quyền địa phương trong việc quản lý công nhân lao động, ưu tiên tuyển dụng lao động tại chỗ.
Đối với hệ thống đường giao thông: Kiểm tra độ chịu tải của hệ thống giao thông khu vực để xác định loại xe vận chuyển có trọng tải phù hợp khi tham gia giao thông. Có các giải pháp khắc phục và sửa chữa các tuyến đường hư hỏng do quá trình thi công của dự án gây ra để đảm bảo không ảnh hưởng đến đi lại của người dân trong khu vực, thống nhất đơn vị quản lý giao thông đặt hệ thống các biển báo và cùng với địa phương làm công tác tuyên truyền giáo dục cộng đồng nâng cao nhận thức về an toàn giao thông.
Tuyên truyền giáo dục cho công nhân xây dựng về mối quan hệ với người dân địa phương, thực hiện tốt chế độ khai báo tạm trú theo quy định.
Thường xuyên liên hệ, phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước tại địa phương để thực hiện tốt vấn đề quản lý lao động.
Đánh giá: Đây là các biện pháp đơn giản, dễ thực hiện và mang lại hiệu quả ngay khi thực hiện.
e. Giảm thiểu tác động đến hệ sinh thái
Thực hiện các biện pháp quản lý và xử lý chất thải như đã nêu ở trên. Không xả các chất thải sinh hoạt, chất thải thi công và chất thải nguy hại không đáp ứng Quy chuẩn môi trường (QCVN 14:2008/BTNMT và QCVN 40:2011/BTNMT)
Thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động do nước mưa chảy tràn.