❖ Giám sát chất thải rắn thi công - Vị trí giám sát: Tại các vị trí lưu giữ đất đá loại, vật liệu phá dỡ và vật liệu xây dựng;
- Thông số giám sát + Thực hiện phân định, phân loại các loại chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường và các quy định pháp luật khác có liên quan.
+ Định kỳ chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại cho đơn vị có đầy đủ năng lực, chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý theo đúng quy định.
- Tần suất giám sát: Giám sát thường xuyên trong suốt thời gian thi công.
- Quy định áp dụng: Luật Bảo vệ môi trường và các quy định pháp luật khác có liên quan.
❖ Giám sát chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nguy hại - Vị trí giám sát: Tại công trường thi công.
- Thông số giám sát + Thực hiện phân định, phân loại các loại chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường và các quy định pháp luật khác có liên quan.
+ Định kỳ chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại cho đơn vị có đầy đủ năng lực, chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý theo đúng quy định.
- Tần suất giám sát: Giám sát thường xuyên trong suốt thời gian thi công.
- Quy định áp dụng: Luật Bảo vệ môi trường và các quy định pháp luật khác có liên quan.
❖ Giám sát nước thải sinh hoạt - Kiểm tra, giám sát việc quản lý và hợp đồng thu gom xử lý nước thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động của Dự án (nhà vệ sinh di động).
- Tần suất: Thường xuyên và liên tục.
- Cam kết không thải nước thải từ nhà vệ sinh di động ra môi trường mà định kỳ hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, xử lý theo quy định.
❖ Giám sát môi trường không khí xung quanh - Vị trí giám sát: Tại các khu vực bị tác động bởi hoạt động thi công, vận chuyển của Dự án
- Thông số giám sát: Tổng bụi lơ lửng (TSP), Ồn (Leq), Rung (Laeq).
- Tần suất giám sát: 06 tháng/lần trong suốt thời gian thi công dự án.
- Quy chuẩn so sánh: QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh, QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn và QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung.
❖ Giám sát khác - Vị trí giám sát:
+ Tại công trường thi công;
+ Trên toàn bộ tuyến đường thi công;
+ Tại các vị trí cống thoát nước ngang đường;
- Thông số giám sát:
+ Giám sát bảo vệ môi trường của công trường thi công (hệ thống biển báo, hàng rào, thiết bị phòng cháy, chữa cháy, dụng cụ bảo hộ lao động...);
+ Giám sát việc tuân thủ các giải pháp về đảm bảo ATGT của nhà thầu;
+ Giám sát việc thoát nước của hệ thống cống ngang và tình trạng ngập úng;
+ Giám sát việc hoàn nguyên môi trường;
- Tần suất giám sát: Giám sát thường xuyên trong suốt thời gian thi công.
5.1.2. Giám sát trong giai đoạn vận hành
Do đặc thù của dự án, dự án không làm phát sinh các yếu tố gây tác động đến môi trường nên không thực hiện giám sát chất lượng môi trường trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động.
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT
1. Kết luận
Việc đầu tư xây dựng dự án “Đường tỉnh 907 tỉnh Vĩnh Long (Giai đoạn 2)” là rất quan trọng và cần thiết, phù hợp với nhu cầu thiết thực của người dân địa phương. Khi tuyến đường đi vào hoạt động sẽ mang lại nhiều lợi ích kinh tế, xã hội cho địa phương.Khi tuyến đường hoàn thiện sẽ góp phần vào việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông của địa phương và của huyện. Đồng thời, khi đi vào sử dụng, tuyến đường là yếu tố góp phần việc lưu thông hàng hóa, phát triển thương mại cũng như kinh tế - xã hội của các xã dọc theo tuyến đường, ngoài ra ), kết hợp phát triển giao thông với thủy lợi nhằm ngăn lũ, triều cường, ngăn mặn, tạo điều kiện thuận lợi trong việc đi lại của người dân, đáp ứng nhu cầu lưu thông, vận chuyển hàng hóa, nâng chất tiêu chí số 2 về giao thông, thủy lợi trong xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Bên cạnh các tác động tích cực, thì hoạt động của dự án sẽ gây các tác động tiêu cực đến môi trường như: bụi từ các hoạt động đào đất, phá dỡ công trình, hoạt động san ủi mặt bằng; bụi và khí thải từ các phương tiện giao thông; tiếng ồn từ các phương tiện, máy móc hoạt động trong quá trình xây dựng; nước thải sinh hoạt và chất thải rắn sinh hoạt của công nhân trong quá trình xây dựng, như đã trình bày trong chương 3 của báo cáo này. Đồng thời, việc triển khai dự án sẽ chiếm dụng một phần đất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất vườn và đất xây dựng do đó tác động đến đời sống các hộ dân đang sinh sống dọc theo tuyến đường chạy qua cũng như đến môi trường đất, môi trường không khí, môi trường nước, cảnh quan và hệ sinh thái.
Tuy nhiên, có thể nhận thấy là những tác động tiêu cực do dự án gây ra là không lớn và có thể giảm thiểu bằng các giải pháp nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng đến đời sống và hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân sinh sống dọc theo tuyến đường. Chủ dự án chúng tôi cam kết sẽ thực hiện đầy đủ các giải pháp bảo vệ môi trường như trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Để tránh tối đa những ảnh hưởng xấu đến môi trường, Chủ dự án sẽ chọn các nhà thầu có trình độ chuyên môn cao, trang thiết bị thi công hiện đại; có đội ngũ công nhân xây dựng chuyên nghiệp với kỷ luật cao. Ngoài ra có các điều khoản ràng buộc về công tác bảo vệ môi trường trong các hợp đồng thầu xây dựng.
2. Kiến nghị
Với những lợi ích kinh tế, xã hội mà dự án mang lại, những giải pháp bảo vệ môi trường khả thi, Chủ dự án kính đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Long thẩm định, phê duyệt Báo cáo ĐTM của dự án làm cơ sở pháp lý để dự án sớm triển khai và đi vào hoạt động.
Đồng thời, trong quá trình triển khai các hoạt động của dự án, Chủ dự án rất mong nhận được sự phối hợp kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý môi trường địa phương trong việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường, các kế hoạch bảo đảm
an toàn lao động, vệ sinh môi trường của dự án.
3. Cam kết
Trên cơ sở phân tích, đánh giá tác động tới môi trường của dự án, trong quá trình xây dựng và hoạt động của dự án, Chủ dự án cam kết đảm bảo thực hiện đầy đủ các biện pháp kiểm soát các nguồn phát sinh chất thải, xử lý các chất thải đạt tiêu chuẩn sau:
Tuân thủ các quy định chung về bảo vệ môi trường trong các giai đoạn của dự án:
+ Thực hiện đúng Luật Bảo vệ môi trường;
+ Thực hiện đúng các Nghị định, Thông tư và các văn bản pháp luật hiện hành có liên quan đến hoạt động của dự án.
- Thực hiện nghiêm túc chương trình quản lý và giám sát môi trường như đã trình bày trong Báo cáo. Các giải pháp, biện pháp bảo vệ môi trường sẽ được thực hiện trong giai đoạn thi công xây dựng và giai đoạn hoạt động của dự án, bao gồm:
+ Quản lý các công trình xử lý nước thải và thu gom chất thải rắn theo đúng phương án đã đề ra.
+ Các nguồn thải sẽ được kiểm soát chặt chẽ và nồng độ các chất ô nhiễm phát thải vào môi trường đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn như sau hoặc hiện hành theo quy định của Nhà nước:
Cam kết xử lý chất thải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường và các yêu cầu về bảo vệ môi trường khác có liên quan. Cụ thể:
+ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn - QCVN 26:2010/BTNMT và QCVN 24/2016/BYT- quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn – mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc.
+ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh (QCVN 05:2013/BTNMT).
+ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các chất độc hại trong không khí (QCVN 06:2009/BTNMT).
+ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vi khí hậu – Giá trị cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc (QCVN 26:2016/BYT)
+ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chiếu sáng – Mức cho phép chiếu sáng tại nơi làm việc (QCVN 22:2016/BYT).
+ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh (QCVN 05:2013/BTNMT).
+ QCVN 19:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và chất vô cơ.
+ Cam kết thu gom, quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại theo đúng quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020; Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường và Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Thực hiện chương trình giám sát môi trường định kỳ theo phương án đã đề ra trong mục 5.2 của báo cáo này và trình nộp cơ quan quản lý môi trường theo quy định.
Cam kết khắc phục ô nhiễm môi trường trong trường hợp có sự cố, rủi ro môi trường trong quá trình hoạt động của dự án.
Sau khi được phê duyệt Báo cáo ĐTM, chúng tôi sẽ tiến hành thực hiện phương án bảo vệ môi trường đúng nội dung của Báo cáo ĐTM đã được phê duyệt trong suốt quá trình xây dựng và hoạt động dự án.