Chương 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN
2.1. Hiện trạng chất lượng môi trường và tài nguyên sinh vật khu vực dự án
2.1.2. Hiện trạng các thành phần môi trường đất, nước, không khí, …
Để đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường khu vực dự án và những tác động về môi trường sau khi dự án đi vào hoạt động, Công ty TNHH Spartronics Việt Nam đã kết hợp với Trung tâm phân tích và đo đạc môi trường Phương Nam tiến hành đo đạc và lấy mẫu hiện trạng môi trường khu vực dự án.
A/ Hiện trạng chất lượng môi trường không khí
Vị trí đo đạc, lấy mẫu không khí: tại khu đất trống thực hiện Dự án. Các số liệu phân tích chất lượng môi trường không khí được thể hiện ở Bảng sau:
Bảng 2. 4: Các vị trí lấy mẫu
Kí hiệu mẫu
Vị trí lấy mẫu
Phương pháp lấy
mẫu
Thời gian lấy mẫu
XQ01 Khu vực cổng chính dự kiến – trên đường N6
X: 1222089; Y: 0690910
- TCVN 7878- 2:2010
- TCVN 5067:1995 - TCVN 6137:2009 - TCVN 5971:1995 - HD12-KK- CO
- NIOSH Method 1501
- Ngày 2/6/2021 - Ngày 4/6/2021 - Ngày 7/6/2021
XQ02 Khu vực cổng phụ dự kiến – trên đường N5
X: 1222271; Y: 0690931
XQ03 Khu vực dự kiến xây dựng HTXLNT
X: 1222237; Y: 0691008
XQ04 Giữa khu đất thực hiện dự án
X: 1222183; Y: 0690932
(Nguồn: Trung tâm phân tích và đo đạc môi trường Phương Nam, 2021)
Hình 2. 2 Sơ Sơ đồ vị trí lấy mẫu môi trường không khí, môi trường đất Phương pháp lấy mẫu khí
Kỹ thuật đơn giản nhất để lấy một mẫu khí là hút không khí có chất độc qua
dụng cụ thu giữ (ống hấp thụ). Các thiết bị thu giữ chất độc thường có tốc độ bơm từ 0,25 đến 2,50 lít/phút, với thời gian lấy mẫu 30 phút.
Nguyên tắc hoạt động của thiết bị là: không khí được hút vào từ miệng hút, qua bộ lọc bụi để tránh sự cản trở cho phương pháp xác định. Không khí tiếp tục đi qua các bình hấp thụ đã chứa sẵn chất lỏng hấp thụ phù hợp, sau đó qua bình bảo vệ, qua thiết bị đo lưu lượng khí rồi qua máy bơm và ra ngoài.
Với bụi: dùng thiết bị thu bụi để thu và xác định hàm lượng bụi trong không khí xung quanh nói chung, cũng như để xác định hàm lượng kim loại, chất hữu cơ, sol khí… có mặt trong khí quyển. Bộ lọc bụi gồm giá lọc và màng lọc, Giá lọc sử dụng
được làm từ vật liệu trơ đối với khí lưu huỳnh dioxit và không hút ẩm. Quá trình lọc
qua bộ lọc phải đạt hiệu quả cao (99%) đối với cỏc hạt bụi lớn hơn 0,3àm. Bộ lọc phải đảm bảo đủ độ thông khí để không ảnh hưởng tới việc lấy mẫu khí.
Với CO: sử dụng dung dịch Bari clorua để kết tủa và đem về phòng thí nghiệm để phân tích.
Khí SO2: sử dụng dung dịch hấp thụ tetracloro thủy ngân (tetracloromercurat - TCM) sẽ tạo thành phức chất diclorosulfito thủy ngân và đem về phòng thí nghiệm để phân tích.
Khí NO2 : sử dụng dung dịch hấp thụ kiềm NaOH sẽ cho ion nitrit và đem về
phòng thí nghiệm để phân tích.
Bảng 2. 5: Kết quả phân tích môi trường không khí khu vực Dự án
TT Chỉ
tiêu
Đơn vị
Phương pháp thử XQ01 XQ02 XQ03 XQ04 QCVN
Kết quả ngày 2/6/2021
1. Tiếng
ồn dBA TCVN 7878-
2:2010 51,4 51,9 52,6 51,9 70(ii)
2. Bụi àg/m3 TCVN
5067:1995 69 72 89 72 300(i)
3. SO2 àg/m3 TCVN
5971:1995 22 41 35 44 350(i)
4. NO2 àg/m3 TCVN
6137:2009 42 52 41 50 200(i)
5. CO àg/m3 HD12 – KK-CO 4.600 4.600 4.700 4.600 30.000(i)
6. Toluen àg/m3 NIOSH Method
1501 < 14 < 14 < 14 < 14 500(iii)
7. Xylen àg/m3 NIOSH Method
1501
<
29,6
<
29,6
<
29,6 < 29,6 1.000(iii) Kết quả ngày 4/6/2021
8. Tiếng
ồn dBA TCVN 7878-2:2010 51,4 51,9 52,6 51,9 70(ii)
9. Bụi àg/m3 TCVN 64 70 76 68 300(i)
TT Chỉ
tiêu
Đơn vị
Phương pháp thử XQ01 XQ02 XQ03 XQ04 QCVN
5067:1995
10. SO2 àg/m3 TCVN
5971:1995 26 41 33 47 350(i)
11. NO2 àg/m3 TCVN
6137:2009 40 51 48 56 200(i)
12. CO àg/m3 HD12 – KK-CO 4.600 4.600 4.700 4.600 30.000(i)
13. Toluen àg/m3 NIOSH Method
1501 < 14 < 14 < 14 < 14 500(iii)
14. Xylen àg/m3 NIOSH Method
1501
<
29,6
<
29,6
<
29,6 < 29,6 1.000(iii) Kết quả ngày 7/6/2021
15. Tiếng
ồn dBA TCVN 7878-
2:2010 51,4 51,9 52,6 51,9 70(ii)
16. Bụi àg/m3 TCVN
5067:1995 71 76 81 84 300(i)
17. SO2 àg/m3 TCVN
5971:1995 31 45 42 49 350(i)
18. NO2 àg/m3 TCVN
6137:2009 44 48 37 48 200(i)
19. CO àg/m3 HD12 – KK-CO 4.600 4.700 4.800 4.600 30.000(i)
20. Toluen àg/m3 NIOSH Method
1501 < 14 < 14 < 14 < 14 500(iii)
21. Xylen àg/m3 NIOSH Method
1501
<
29,6
<
29,6
<
29,6 < 29,6 1.000(iii)
(Nguồn: Trung tâm phân tích và đo đạc môi trường Phương Nam, 2021)
Ghi chú:
- (i): QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh;
- (ii): QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;
- (iii): QCVN 06:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong môi trường không khí xung quanh;
Nhận xét:
Qua kết quả đo đạc tại thời điểm này được xem là số liệu “nền” làm căn cứ để giám sát chất lượng môi trường không khí khi dự án đi vào hoạt động. Qua kết quả
phân tích cho thấy chất lượng môi trường không khí hiện tại còn rất tốt, các chỉ tiêu môi trường không khí xung quanh khu vực dự án đều thấp hơn so với giới hạn cho phép theo quy chuẩn chất lượng không khí xung quanh QCVN 05:2013/BTNMT, QCVN 06:2009/BTNMT. Sức chịu tải của môi trường tương đối tốt. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện và hoạt động của Dự án, Công ty sẽ có các biện pháp giảm thiểu tối đa chất thải phát sinh, hạn chế khả năng làm biến đổi môi trường khu vực. Như vậy môi trường nền của dự án đạt tiêu chuẩn phù hợp để đầu tư dự án tại vị trí này.
B/ Hiện trạng môi trường đất
Dự án được thực hiện tại lô A, đường N6, khu công nghiệp Nam Tân Uyên, phường Khánh Bình, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương (trên hình thức thuê nhà xưởng của Công ty CP Công nghiệp Đông Hưng). Đây là KCN đã được đầu tư quy hoạch, san lấp mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh.
Hiện trạng khu đất để thực hiện dự án đã được hoàn chỉnh về mặt bằng, Công ty CP Công nghiệp Đông Hưng đang tiến hành triển khai xây dựng công trình. Như vậy, đây là một trong những thuận lợi rất lớn trong quá trình triển khai dự án.
- Vị trí lấy mẫu đất:
Bảng 2. 6: Vị trí lấy mẫu môi trường đất
Mã số
mẫu Tọa độ Vị trí lấy mẫu Tình trạng mẫu/
thể tích mẫu
Đ01 X: 1222237;
Y: 0691008
Khu vực xây dựng hệ thống xử lý nước thải (dự kiến) Mẫu đất khô/2kg
(Nguồn: Trung tâm phân tích và đo đạc môi trường Phương Nam, 2021)
- Kết Quả thử nghiệm:
Bảng 2. 7: Kết quả phân tích mẫu đất.
Stt Thông số Đơn vị Kết quả thử
nghiệm
QCVN 03-MT:2015/BTNMT
Đất công nghiệp
01 As mg/kg 3,36 25
02 Cd mg/kg 2,09 10
03 Cu mg/kg 28,1 300
04 Zn mg/kg 20.3 250
05 Pb mg/kg 22,4 300
06 Cr mg/kg 2,11 300
(Nguồn: Trung tâm phân tích và đo đạc môi trường Phương Nam, 2021)
Nhận xét:
Qua kết quả phân tích cho thấy chất lượng môi trường đất hiện tại rất tốt, các chỉ tiêu đều thấp hơn so với giới hạn cho phép theo QCVN 03-MT:2015/BTNMT. Sức chịu tải của môi trường tương đối tốt. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện và hoạt động của Dự án, Công ty sẽ có các biện pháp giảm thiểu tối đa chất thải phát sinh, hạn chế khả năng làm biến đổi môi trường đất tại khu vực.
C. Hiện trạng chất lượng môi trường nước
Theo điều kiện thủy văn tại khu vực dự án, Dự án được thực hiện trong KCN
Nam Tân Uyên, do vậy nước thải phát sinh sẽ được xử lý đạt Tiêu chuẩn tiếp nhận nước thải của KCN Nam Tân Uyên. Sau khi nước thải được dẫn về HTXLNT tập trung của KCN Nam Tân Uyên sẽ được xử lý đạt loại A theo QCVN 40:2011/BTMT và được thải ra suối Ông Đông, sau cùng đổ vào sông Đồng Nai.
Về nước ngầm: KCN Nam Tân Uyên đã hoàn chỉnh về hệ thống cấp nước nên
các dự án đầu tư vào KCN Nam Tân Uyên không được phép khai thác và sử dụng nước ngầm. Do đó xuyên suốt thời gian xây dựng cũng như khi dự án đi vào hoạt động
không có sử dụng nước ngầm nên quá trình thực hiện ĐTM không thực hiện lấy mẫu nước ngầm.
Về nước thải: Cơ sở hạ tầng của KCN Nam Tân Uyên đã được đầu tư tương đối
hoàn chỉnh, đặc biệt là Trạm xử lý nước thải tập trung. Theo quy hoạch của KCN thì
Trạm xử lý nước thải tập trung được đầu tư với công suất thiết kế là 8.000 m3/ngày đêm, đảm bảo tiếp nhận và xử lý đạt tiêu chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT, cột A trước khi thải ra môi trường. Vì vậy, trong quá trình thực hiện ĐTM, báo cáo không tiến hành lấy mẫu nước tại Dự án.
Hệ thống thoát nước mưa được tách riêng biệt với hệ thống thu gom, thoát nước thải. Phương án thu gom nước mưa:
- Thoát nước mưa trên mái: nước mưa thu trên mái về các máng xối được dẫn xuống cỏc hố ga trờn mặt đất bằng ống nhựa PVC ỉ168 mm.
- Thoát nước mưa chảy tràn trên mặt đất: Hệ thống thoát nước mưa chảy tràn sử dụng hệ thống cống tròn BTCT có khả năng chịu lực, kích thước D400, D600mm, D800mm đoạn cống đấu nối vào HTTN mưa KCN sử dụng dụng D1000mm. Hệ thống cống thoát nước mưa được bố trí xung quanh nhà nhà xưởng, văn phòng và đường nội bộ, có độ dốc khoảng 0,3 % thu gom nước mưa chảy tràn trên mặt đất và nước mưa
trên mái từ các ống xối, qua các hố ga để lắng cát và một số thành phần rác có kích thước lớn, sau đó đấu nối vào HTTN mưa chung của KCN Nam Tân Uyên.
- Vị trí đấu nối nước mưa của dự án: 02 điểm. 01 vị trí tại hố ga nước mưa nằm trên đường N5 và 01 vị trí tại hố ga nước mưa nằm trên đường N6 của KCN Nam Tân Uyên.
- Vị trí đấu nối nước thải của dự án sau xử lý: 01 điểm tại 01 hố ga nước thải trên đường N5 của KCN Nam Tân Uyên.