Về công trình lưu giữ, xử lý chất thải rắn

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Của Dự án “CÔNG TY TNHH SPARTRONICS VIỆT NAM TẠI NAM TÂN UYÊN” (Trang 179 - 186)

3.2. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường

3.2.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện

3.2.2.3. Về công trình lưu giữ, xử lý chất thải rắn

Rác thải sinh hoạt từ các khu văn phòng, nhà ăn, nhà xưởng được phân loại và thu gom vào các thùng chứa:

Thùng 120-240 lít khu vực sản xuất Thùng 60-90 lít khu vực văn phòng

Thùng 220 lít ở nhà ăn

Rác thải sinh hoạt phát sinh tại nhà máy sẽ được tập trung tại khu vực chứa chất thải rắn sinh hoạt gần nhà ăn khoảng 10m2, hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom rác thải của địa phương để thu gom và xử lý đúng theo quy định.

Chất thải rắn từ quá trình sản xuất sẽ được phân loại tại nguồn và chứa trong nhà chứa chất thải riêng biệt đảm bảo các yêu cầu theo đúng quy định. Nhà chứa chất thải rắn từ quá trình sản xuất tại nhà máy với diện tích 40m2 có tường bao, mái che mưa che nắng.

Chất thải được hợp đồng thu gom và xử lý với các đơn vị có chức năng.

Chất thải nguy hại

Chất thải sẽ được phân loại tại nguồn và chứa trong nhà chứa chất thải riêng biệt đảm bảo các yêu cầu theo đúng quy định. Nhà chứa chất thải nguy hại với diện tích 24m2 có tường bao, mái che mưa che nắng. Chất thải được hợp đồng thu gom và xử lý với các đơn vị có chức năng.

Sơ đồ thu gom chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại được áp dụng tại dự án

Hình 3.9.Sơ đồ thu gom chất thải tại dự án

Biển dấu hiệu cảnh báo

Rác thải sinh hoạt

Rác thải sản xuất

Phân loại tại nguồn

Phân loại và thu gom Dịch vụ thu gom

rác sinh hoạt

Tái sử dụng hoặc hợp đồng xử lý Vị trí tập

trung

Xử lý

Chất thải

nguy hại Phân loại Dịch vụ thu gom Xử lý

tại nguồn

Nhà chứa Chất thải nguy hại kiểu mẫu

Thùng chứa Chất thải nguy hại

Hình 3.10. Hình ảnh về khu vực chứa CTNH kiểu mẫu

3.2.2.4. Công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải và

khí thải

❖ Đối với bể tự hoại xử lý sơ bộ nước thải sinh hoạt

+ Cung cấp chế phẩm sinh học cho bể tự hoại nhằm cường sự hoạt động của các vi sinh vật yếm khí giúp cho quá trình phân huỷ các chất hữu cơ có trong nước thải được xảy ra nhanh hơn và triệt để hơn.

+ Định kỳ một lần/năm phải thuê xe hút một phần lượng bùn phát sinh trong bể tự hoại.

❖ Đối với hệ thống xử lý nước thải Đầu tư thiết kế hệ thống xử lý nước thải phù hợp với công suất nhằm tránh tình trạng quá tải của hệ thống.

Sẽ được thường xuyên lấy mẫu kiểm tra định kỳ với một số chỉ tiêu cơ bản như pH, COD, SS, BOD5 nhằm có những giải pháp điều khiển khâu vận hành thích hợp.

Máy móc thiết bị của hệ thống xử lý nước thải sẽ được kiểm tra định kỳ để đảm bảo rằng hệ thống luôn hoạt động trong tình trạng tốt nhất có thể. Có thiết bị quan trọng dự trù thay thế khi xảy ra sự cố.

Tuyển dụng cán bộ vận hành hệ thống xử lý có chuyên môn và kinh nghiệm nhằm theo dõi trong suốt quá trình vận hành của HTXLNT để tránh những sự cố về chất lượng nước thải đầu ra không đạt tiêu chuẩn.

Kết hợp với các cơ quan chuyên môn về môi trường nhằm theo dõi và khắc phục khi có sự cố xảy ra đối với hệ thống xử lý nước thải.

Đối với hệ thống xử lý khí thải Đầu tư thiết kế hệ thống xử lý khí thải phù hợp với công suất dự kiến nhằm tránh tình trạng quá tải của hệ thống.

Máy móc thiết bị của hệ thống xử lý sẽ được kiểm tra định kỳ để đảm bảo rằng hệ thống luôn hoạt động trong tình trạng tốt nhất có thể. Có thiết bị quan trọng dự trù thay thế khi xảy ra sự cố.

Tuyển dụng cán bộ vận hành hệ thống xử lý có chuyên môn và kinh nghiệm nhằm theo dõi trong suốt quá trình vận hành của HTXL để tránh những sự cố về chất lượng khí thải đầu ra không đạt tiêu chuẩn.

Kết hợp với các cơ quan chuyên môn về môi trường nhằm theo dõi và khắc phục khi có sự cố xảy ra đối với hệ thống xử lý.

Kiểm tra, giám sát hệ thống xử lý khí thải.

Định kỳ kiểm tra các thiết bị điều hòa, hệ thống AHU thông thoáng nhà xưởng.

Khi phát hiện có xảy ra sự cố tại phải nhanh chóng khắc phục.

❖ Đối với mùi hôi từ Trạm Xử lý nước thải sinh hoạt

- Bố trí hệ thống xử lý nước thải tại khu vực thích hợp phù hợp với khoảng cách ly an toàn theo QCXDVN 01:2021/BXD.

- Khoảng cách ly an toàn được công ty bố trí diện tích thảm cỏ và cây xanh thích hợp.

- Hệ thống được xây dựng kín.

Các biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó sự cố tràn đổ hóa chất/ hóa chất nguy hiểm

Thực hiện các nội dung về quản lý hóa chất nguy hiểm theo quy định tại Luật hóa chất năm 2007, Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 và Thông tư số 32/2017/TT-BCT ngày 28/12/2017.

Lập kế hoạch biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố hóa chất theo hướng dẫn tại Thông tư số 32/2017/TT-BCT ngày 28/12/2017 của Bộ Công Thương quy định cụ thể và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa Chất và Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất.

Đầu tư các hệ thống xử lý môi trường phù hợp nhằm thu gom và xử lý khí thải phát sinh một cách hiệu quả, đạt quy chuẩn trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.

Trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ lao động cho công nhân, đặc biệt là khẩu trang chống độc cho các công nhân làm việc tiếp xúc trực tiếp với hóa chất, mực.

Chủ dự án đã xây dựng kho lưu trữ và hệ thống bảo vệ đổ tràn hóa chất có nguy cơ xảy ra trong quá trình hoạt động sản xuất của mình.

Chủ dự án có trang bị phòng y tế và tủ thuốc để phục vụ sơ cứu cho công nhân tại

dự án khi gặp sự cố và tuyển dụng ít nhất là 1 y tá có trình độ nhằm phục vụ công tác chăm sóc sức khoẻ cho công nhân tốt hơn. Được hướng dẫn theo Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 10/1/2011 hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác an toàn – vệ sinh lao động trong cơ sở lao động.

Biện pháp quản lý:

- Khu vực chứa hóa chất được bố trí riêng biệt, nền chống thấm.

- Tuân thủ chặt chẽ quy trình nhập, xuất hóa chất sử dụng.

- Các bao chứa, thùng chứa hóa chất được xếp đúng quy cách.

- Khu vực chứa hóa chất được thiết kế đảm bảo sự thông thoáng.

- Tuân thủ nghiêm túc các quy định về an toàn khi vận chuỷen hóa chất.

- Khi vận chuyển cần tránh những rung động không cần thiết.

- Chấp hành các quy định về quản lý an toàn hóa chất như: tổ chức huấn luyện cho người quản lý, người lao động tiếp xúc với hóa chất; trang bị phương tiện bảo hộ lao động…

- Tuân thủ các quy định pháp luật về quản lý an toàn hóa chất như: Bố trí kho chứa hóa chất theo đúng tiêu chuẩn; trang bị bảo hộ lao động phù hợp ( như găng tay cao su, khẩu trang chống độc, mắt kính bảo hộ, ủng …) cho từng người lao động tiếp xúc hóa chất; quản lý tiền chất công nghiệp theo quy định.

Giảm thiểu sự cố rò rỉ Để tránh xảy ra sự cố rò rỉ hóa chất, chủ dự án sẽ có các biện pháp giảm thiểu như sau:

Kiểm tra hàng ngày khu vực chứa hóa chất để tránh sự cố rò rỉ, chảy ra bên ngoài.

Bố trí các bảng cảnh báo nguy hiểm, dễ cháy nổ tại khu vực chứa hóa chất Công bố nội quy cấm lửa, cấm người không có phận sự vào khu vực chứa hóa chất.

Các thiết bị chứa hóa chất phải đúng quy cách và yêu cầu về kỹ thuật, vật liệu có khả năng chống chịu được sự mài mòn, không bị ăn mòn bởi chính nhiên liệu sử dụng và chịu tác động từ môi trường xung quanh.

Thường xuyên theo dõi hiện trạng, chất lượng bồn chứa để kịp thời phát hiện các sự cố xảy ra để có biện pháp khăc phục kịp thời.

* Khi tràn đổ, rò rỉ hóa chất ở mức nhỏ: Thông gió diện tích tràn đổ hoá chất,

cách ly mọi nguồn đánh lửa, trang bị bảo hộ lao động đầy đủ trước khi tiến hành xử lý, hấp thụ hoá chất tràn đổ bằng chất liệu trơ (như vermiculite, cát hoặc đất) sau đó đựng trong thùng chứa chất thải kín

* Khi tràn đổ, rò rỉ hóa chất ở diện rộng: Thông gió khu vực rò rỉ hoặc tràn, huỷ bỏ tất cả các nguồn lửa, mang thiết bị phòng hộ cá nhân phù hợp, cô lập khu vực tràn đổ,

nghiêm cấm người không có nhiệm vụ vào khu vực tràn đổ hoá chất. Hấp thụ hoá chất tràn đổ bằng chất liệu trơ (như vermiculite, cát hoặc đất), sau đó đựng trong thùng chứa chất thải kín. Nước rửa làm sạch khu vực tràn đổ rò rỉ không được xả ra hệ thống thoát

nước chung. Phun nước để giải tán hơi hoá chất, bảo vệ nhân viên trong khi xử lý rò rỉ, hạn chế tiếp xúc với hoá chất. Sử dụng dụng cụ, thiết bị không phát ra tia lửa.

3.2.2.5. Các biện pháp bảo vệ môi trường khác

An toàn lao động

Trong quá trình hoạt động của Dự án có sử dụng nhiều máy móc thiết bị, nếu như công nhân không tuân thủ nghiêm ngặt những nội quy về an toàn lao động thì dễ xảy ra các tai nạn. Các tai nạn lao động có thể xảy ra do sự bất cẩn về điện, vận hành máy móc.

Xác suất xảy ra các sự cố này tùy thuộc vào việc chấp hành các nội quy và quy tắc an toàn trong lao động. Để tránh tình trạng tai nạn lao động xảy ra, chủ dự án sẽ thực hiện các biện pháp sau:

Trang bị đủ các phương tiện để đảm bảo an toàn lao động như: nón bảo hộ, quần áo, giày, khẩu trang, bao tay,…

Huấn luyện cho công nhân về vệ sinh an toàn lao động và hướng dẫn bảo hộ lao động trước khi đi vào nhận công tác.

Xây dựng nội quy an toàn lao động cho toàn bộ công nhân viên

Các biện pháp phòng chống cháy nổ

Nhà máy được thiết kế hệ thống PCCC về mặt kiến trúc công trình xây dựng và các hạng mục kỹ thuật cấp nước chữa cháy theo đúng yêu cầu và quy định của các cơ quan quản lý chức năng.

Đường nội bộ đảm báo phương tiện cứu hoả đến được tất cả các vị trí nhỏ nhất trong từng khu vực của Nhà máy, đảm bảo tia nước phun từ vòi rồng của xe cứu hỏa có thể khống chế được lửa phát sinh ở bất kỳ vị trí nào trong các kho, xưởng. Kho cũng được bố trí cửa thông gió và tường cách ly để tránh tình trạng cháy lan theo tường hoặc theo mái.

Hệ thống cấp nước chữa cháy luôn được đảm bảo, hệ thống máy bơm chữa cháy sẽ lắp đặt đúng theo thiết kế kỹ thuật được duyệt. Xây dựng bể nước dự trữ chữa cháy, trang bị thêm dụng cụ chữa cháy xách tay để chủ động ứng cứu sự cố. Bể chứa nước cứu hỏa phải luôn luôn đầy nước, đường ống dẫn nước cứu hỏa đến các họng lấy nước cứu hỏa phải luôn luôn ở trong tình trạng sẵn sàng làm việc.

Chủ dự án bố trí mặt bằng sản xuất, nơi lưu giữ nguyên liệu, sản phẩm theo đúng quy định về phòng cháy chữa cháy. Đồng thời, nơi lưu giữ nguyên liệu, sản phẩm sẽ được bố trí ở vị trí hợp lý để xe cứu hỏa có thể ra vào thuận tiện trong trường hợp xảy ra sự cố.

Phòng chống cháy nổ kho chứa hóa chất

Bố trí khu vực kho chứa hóa chất hợp lý Trang bị PCCC đúng theo quy định Các hóa chất được lưu chứa theo đúng dạng, đúng nơi và thường xuyên kiểm tra để tránh những rò rỉ có thể xảy ra.

Thường xuyên kiểm tra hệ thống đường dây điện, hộp cầu dao phải kín, cầu dao tiếp điện tốt.

Phòng cháy các thiết bị điện như sau:

Các thiết bị điện phải tính toán dây dẫn có tiết diện hợp lý với cường độ dòng điện, phải có thiết bị bảo vệ quá tải. Dây điện phải đi ngầm hoặc được bảo vệ kỹ.

Các motor điện đều phải có hộp che chắn bảo vệ, bảo đảm không cho bụi, giấy rơi vào;

Thường xuyên kiểm tra hệ thống đường dây điện, hộp cầu dao phải kín, cầu dao tiếp điện tốt;

Lắp đặt hệ thống chống sét đánh thẳng;

Quy định cấm công nhân hút thuốc lá trong khu vực sản xuất, kho chứa nhiên liệu và các khu vực khác;

Tất cả các hạng mục công trình trong nhà máy đều được bố trí các vật liệu cứu hỏa, bao gồm bình CO2, vật dập lửa và các vật liệu khác như cát, thang chữa cháy. Những vật liệu này được đặt tại các vị trí thích hợp nhất để tiện việc sử dụng và thường xuyên tiến hành kiểm tra sự hoạt động tốt của bình CO2.

Giải pháp an toàn lao động, phòng ngừa sự cố các bình khí nén, LPG

Vị trí lắp đặt bình áp lực, kho bảo quản chai chứa khí: Nhà đặt bình phải phù hợp với các tiêu chuẩn xây dựng, vệ sinh công nghiệp, các tiêu chuẩn kĩ thuật hiện hành có

liên quan và tiêu chuẩn này để việc vận hành thuận tiện và an toàn. Phải làm một tầng, mái nhẹ và không có trần; tường vách ngăn và mái phải là vật liệu chống cháy theo quy định hiện hành cửa sổ và cửa ra vào phải mở ra phía ngoài, kính cửa phải là kính mở hoặc quét một lớp sơn trắng; chiều cao từ nền đến phần nhô ra thấp nhất của mái không được nhỏ hơn 3,25 mét. Nền kho phải bằng phẳng nhưng không trơn trượt, phải lát bằng vật liệu không tạo ra tia lửa do va chạm hoặc cọ sát chai với nền. Nhà kho phải được thông gió tự nhiên hoặc nhân tạo phù hợp với tiêu chuẩn vệ sinh trong việc thiết kế các xí

nghiệp công nghiệp. Nhiệt độ trong kho không được cao hơn 35oC, nếu quá trị số này thì phải có biện pháp làm mát. Tường chống cháy, chiều cao không nhỏ hơn 2,5 mét.

Kho gas LPG, khí Nitơ được thiết kế và lắp đặt với các hệ thống cảm biến khí, cảm biến nhiệt liên kết với các hệ thống PCCC tự động, hệ thống điện để cùng kích hoạt khi phát hiện sự cố rò rỉ xảy ra.

Nhân lực làm việc tại khu vực này phải: Thường xuyên kiểm tra tình trạng của thiết bị, sự hoạt động của các dụng cụ kiểm tra - đo lường, các cơ cấu an toàn và các phụ tùng.

Vận hành thiết bị một cách an toàn theo đúng quy trình của đơn vị; kịp thời và bình tĩnh xử lí theo đúng quy trình của đơn vị khi có sự cố xảy ra, đồng thời báo ngay cho người phụ trách những hiện tượng không an toàn của thiết bị. Trong khi thiết bị đang hoạt động không được làm việc riêng hoặc bỏ vị trí công tác.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Của Dự án “CÔNG TY TNHH SPARTRONICS VIỆT NAM TẠI NAM TÂN UYÊN” (Trang 179 - 186)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)