Về công trình xử lý nước thải

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Của Dự án “CÔNG TY TNHH SPARTRONICS VIỆT NAM TẠI NAM TÂN UYÊN” (Trang 156 - 174)

3.2. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường

3.2.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện

3.2.2.1. Về công trình xử lý nước thải

Nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất hiện nay được thu gom và xử lý như sau:

Hình 3.1. Phương án thu gom, quản lý nước thải tại dự án

a. Công trình xử lý sơ bộ nước thải sinh hoạt

Đơn vị cho thuê nhà xưởng có trách nhiệm xây dựng bể tự hoại 3 ngăn để thu gom và xử lý sơ bộ nước thải sinh hoạt trước khi đấu nối vào hệ thống thu gom và xử lý nước

thải tập trung của dự án. Thông số kỹ thuật bể tự hoại 3 ngăn được đơn vị cho thuê nhà xưởng xây dựng như sau:

Bảng 3.31. Vị trí và thông số kỹ thuật của bể tự hoại được đơn vị cho thuê xây dựng:

Vị trí

hiệu

Số lượng (bể)

Thông sô kỹ thuật Dung tích

(m3)

Bể tách dầu mỡ khu vực nhà ăn

01 6,8m x 1,9m x 1,8m 23,5

Bể tự hoại khu vực nhà ăn BTH4 01 3m x 2m x 1,5m 9 Bể tự hoại khu vực xưởng

sản xuất

BTH3 01 5m x 2,5m x 2,5m 31,3

BTH2 01 3m x 3m x 2m 18

BTH1 01 3m x 5m x 2,5m 37,5

Bể tự hoại khu vực văn phòng

BTH6 01 3m x 2m x 1m 6

BTH5 01 4m x 2m x 3m 24

Bể tự hoại cổng bảo vệ 1 BTH7 01 2,5m x 1,4m x 1,5m 5 Bể tự hoại cổng bảo vệ 2 BTH8 01 2,5m x 1,4m x 1,5m 5

Bể tự hoại nhà xe 1 3

Nước thải sinh hoạt từ bồn rửa tay chân, rửa sàn

Nước thải sinh hoạt từ bồn cầu, bồn tiểu

Nước thải từ nhà ăn

Bể tự hoại 3 ngăn Bể tách dầu

Hệ thống xử lý nước thải tập trung của nhà máy, công suất 180m3/ngày

Hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung của KCN (1 điểm đấu nối trên đường N5)

Nước thải sản xuất

Hố ga quan trắc Hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt

Hố thu gom nước thải sản xuất

Trạm xử lý nước thải sản xuất (sơ bộ) – 55m3/ngày

Trạm xử lý nước thải tái sử dụng cho dội bồn cầu 35m3/ngày

Tái sử dụng dội bồn cầu

Nước ngưng từ hệ thống AHU

5m3/ngày 30m3/ngày

TỔNG CỘNG 162,3

Đánh giá khả năng đáp ứng bể tự hoại của đơn vị chi thuê nhà xưởng xây dựng đối với lượng nước thải sinh hoạt phát sinh từ dự án.

Tính toán thể tích bể tự hoại (đối với dự án)

Thể tích phần lắng:

3

1000

* 1 a*N T m W =

Thể tích phần bùn:

3

1000 2 b*Nm W =

Trong đó:

a: Tiêu chuẩn thải nước, a = 18 lít/ngày.đêm N: số nhân viên làm việc tại nhà máy, N = 1400 người t : Thời gian lưu nước ở bể tự hoại, t = 2 ngày

b : tiêu chuẩn tính ngăn chứa bùn. Lấy b = 27 lít/người

Thay số liệu vào tính toán

4 3

, 1000 50

2

* 1400

*

1 18 m

W = =

8 3

, 1000 37

1400

*

2 27 m

W = =

Vậy tổng thể tích bể tự hoại cần tại dự án: W = W1 + W2 = 50,4 + 37,8 = 87,4m3

Tổng thể tích Bể tự hoại cần là 87,4m3 < 162,3m3 (tổng thể tích bể tự hoại mà đơn

vị cho thuê nhà xưởng xây dựng). Như vậy, cho thấy bể tự hoại của đơn vị cho thuê nhà xưởng đảm bảo đáp ứng xử lý nước thải sinh hoạt sơ bộ tại dự án trước khi dẫn vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của dự án.

Bể tự hoại được thiết kế như sau:

FL-300

Ðá 40 - 60

Hình 3.2. Cấu tạo bể tự hoại Thuyết minh quy trình:

Quá trình xử lý nước thải sinh hoạt trong bể tự hoại là quá trình xử lý kỵ khí, chủ yếu diễn ra theo các bước sau:

Thuỷ phân các chất hữu cơ phức tạp và chất béo thành các chất hữu cơ đơn giản làm nguồn dinh dưỡng và năng lượng cho vi khuẩn. Các vi khuẩn kỵ khí sẽ thực hiện quá

trình lên men các chất hữu cơ đơn giản trên và chuyển hoá chúng thành các acid hữu cơ thông thường. Các acid hữu cơ thông thường trên sẽ tiếp tục bị các vi khuẩn kỵ khí lên men kiềm chuyển hoá thành CH4 và CO2. Trong mỗi bể tự hoại đều có lỗ thông hơi để giải phóng lượng khí sinh ra trong quá trình lên men kỵ khí và tác dụng thứ hai của ống này là dùng để thông các ống đầu vào và ống đầu ra khi bị nghẹt.

Sau khi qua ngăn lắng 1, nước thải tiếp tục qua ngăn lọc sinh học. Trong ngăn lọc có chứa vật liệu lọc để vi sinh vật sinh trưởng bám dính, phía dưới là đá 4x6 nhằm đỡ vật liệu lọc. Các vi khuẩn sẽ phân huỷ các chất hữu cơ còn lại trong ngăn lọc sinh học. Cặn sinh ra sẽ được lắng trong ngăn lắng 2 và phần nước trong sẽ chảy ra bên ngoài.

Sau khi xử lý qua bể tự hoại, nước thải được dẫn về xử lý tại hệ thống xử lý nước thải tập trung của nhà máy.

Bảng 3.32. Tính chất nước thải sinh hoạt sau bể tự hoại

Thông số Trước bể

tự hoại

Sau bể tự hoại

Giới hạn tiếp nhận nước thải của KCN Nam Tân

Uyên (mg/lít )

Hiệu suất (%)

BOD5(mg/lít ) 761,5 418,8 50 45

COD (mg/lít ) 1338,5 736,2 150 45

SS (mg/lít ) 1654 496,2 100 70

Tổng Nitơ (mg/lít ) 138,5 103,9 40 25

Amoni (mg/lít) 55,5 41,6 10 25

Tổng Phospho (mg/lít) 37 22,2 6 40

(nguồn: PGS.TS Nguyễn Việt Anh – Trường Đại học xây dựng)

b. Bể tách dầu xử lý nước thải nhà ăn

Nước thải từ bếp ăn thường có hàm lượng dầu tương đối cao (khoảng 462mg/l). Do vậy trước khi dẫn vào hệ thống xử lý nước thải tập trung, nước thải phải được lượt rác và qua hệ thống bể tách dầu.

Bể gồm 3 ngăn tách dầu và lắng cặn (kích thước dài x rộng x cao = 6,8m x 1,9m x 1,8m =23,5m3). Ngăn chứa thứ nhất thông qua sọt rác được thiết kế bên trong, cho phép giữ lại các chất bẩn như các loại thực phẩm, đồ ăn thừa, xương hay các loại tạp chất khác...có trong nước thải. Chức năng này giúp cho bể tách mỡ làm việc ổn định mà

không bị nghẹt rác. Sau đó nước thải đi sang ngăn thứ 2, ngăn thứ 3, ở đây thời gian lưu dài đủ để mỡ, dầu nổi lên mặt nước (thấp nhấp là 20 phút). Còn phần nước trong sau khi mỡ và dầu đã tách ra lại tiếp tục đi xuống đáy bể và chảy ra ngoài. Lớp dầu mỡ sẽ tích tụ

dần dần và tạo lớp váng trên bề mặt nước, định kỳ chúng ta vớt để loại bỏ lớp dầu mỡ.

Nước thải sau bể tách dầu mỡ sẽ theo ống dẫn chảy về hố ga tập trung đấu nối vào hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung của dự án. Hiệu suất loại bỏ dầu tại bể tách dầu 3 ngăn khoảng 90% (Nồng độ dầu sau bể tách dầu 30mg/l)

Cấu tạo bể tách dầu được trình bày trong Hình sau.

Hình 3.3. Bể tách dầu 3 ngăn

c. Công trình xử lý nước thải sản xuất (sơ bộ), công suất thiết kế 55m3/ngày

Công trình thu gom và xử lý nước thải sản xuất từ các nguồn:

+ Nước thải từ hệ thống DI khoảng 25m3/ngày đêm (nước không đạt tiêu chuẩn cho công nghệ sản xuất)

+ Nước chảy tràn và nước xả đáy từ hệ thống cooling tower khoảng 3m3/ngày.

+ Nước thải phát sinh từ dây chuyền sản xuất (các máy rửa) khoảng 25m3/ngày đêm

+ Nước ngưng từ các thiết bị khí nén khoảng 0,5m3/ngày sau khi lọc dầu;

+ Nước thu sàn kỹ thuật khoảng 0,2m3/ngày Tất cả các dòng nước thải này được chủ dự án thu gom và xử lý sơ bộ trước đi dẫn vào bể điều hòa của hệ thống xử lý nước thải tập trung tại dự án.

Quy trình xử lý nước thải sản xuất như sau:

Hình 3.4. Sơ đồ công nghệ Hệ thống xử lý nước thải sản xuất

Thuyết minh quy trình

Mục đích của việc đầu tư trạm xử lý sơ bộ nước thải sản xuất (keo tụ, tạo bông) trước khi dẫn vào trạm xử lý nước thải tập trung của dự án là nhằm kiểm soát dòng thải này luôn được ổn định và thích hợp cho trạm xử lý nước thải tập trung của dự án (quá trình keo tụ tao bông một phần sẽ loại bỏ được một số chất hữu cơ khó phân hữu sinh học và loại bỏ được một số kim loại nặng, chất lơ lửng có trong nước thải), tránh xảy ra các

tình trạng làm ảnh hưởng đến vi sinh vật của trạm xử lý nước thải tập trung và làm ảnh hưởng đến chất lượng nước thải sau xử lý của hệ thống.

Nước thải sản xuất trước khi xử lý sẽ được thu gom bằng hệ thống thu riêng biệt với nước thải sinh hoạt và dẫn về bể thu gom của hệ thống xử lý nước thải sản xuất. Tại bể, nước thải được bơm chìm bơm về BỂ ĐIỀU HOÀ HOÁ LÝ

Nước thải sản xuất trước khi vào bể sẽ chảy qua giỏ rác thô, nhằm loại ra bỏ tất cả các loại rác thô có trong nước thải có thể gây tắc nghẽn đường ống làm hư hại máy bơm và làm giảm hiệu quả xử lý của giai đoạn sau. Bể điều hòa có nhiệm vụ điều hòa lưu lượng, nhiệt độ và nồng độ nước thải sản xuất, tạo chế độ làm việc ổn định và liên tục

cho các công trình xử lý, tránh hiện tượng hệ thống xử lý bị quá tải hệ thống sục khí.

Nước thải từ bể điều hòa sẽ được bơm sang BỂ KEO TỤ - TẠO BÔNG.

Bể có nhiệm vụ giảm hàm lượng SS, một phần COD, độ màu có trong nước thải.

Tại bể keo tụ, nước thải được châm hoá chất keo tụ PAC; đồng thời motor khuấy trộn nhằm tạo tiếp xúc tốt giữa hoá chất và nước.

Tiếp đó, nước thải được dẫn tự chảy qua bể tạo bông. Tại đây, Polymer được châm vào bể với vai trò như là chất trợ keo tụ; đồng thời motor khuấy trộn nhằm tạo tiếp xúc tốt giữa hoá chất và nước giúp quá trình kết dính các hạt keo trong nước được diễn ra tốt hơn, từ đó hình thành những bông cặn có kích thước lớn giúp cho quá trình tách bông cặn và nước đạt hiệu quả tốt hơn ở BỂ LẮNG HÓA LÝ.

Nước thải sản xuất Hố thu gom

Bể lắng Bể chứa bùn

Hợp đồng xử lý theo CTNH Đấu nối vào Bể điều hòa của

Trạm XLNT tập trung tại dự án

Máy ép bùn

Nước tuần hoàn

Bể điều hòa hóa lý

Bể keo tụ

Bể tạo bông C.Polymer

Không khí PAC A-Polyme

Bể có nhiệm vụ tách các bông bùn hoá lý từ quá trình keo tụ - tạo bông. Nước thải sau khi tách bông bùn sẽ tự chảy qua BỂ ĐIỀU HOÀ của hệ thống xử lý nước thải tập trung.

Bùn hoá lý sẽ được dẫn chảy về BỂ CHỨA BÙN nhờ bơm chìm.

Bảng 3.33. Tính chất nước thải sản xuất sau xử lý

Thông số Nước thải

sản xuất trước xử lý

Nước thải sản xuất sau xử lý

(sơ bộ)

Giới hạn tiếp nhận nước thải của KCN

Nam Tân Uyên

Hiệu suất (%)

pH 11,8 6-7 5,5-9 -

COD (mg/l) 93 37,2 150 60

Kẽm (mg/l) 0,092 0,0037 3 60

Amoni (mg/l) 3,5 2,5 10 30

Dầu mỡ khoáng (mg/l) 62,7 9,4 10 85

Tính toán thông số kỹ thuật của hệ thống xử lý nước thải sản xuất, 55m3/ngày đêm

1. Bể thu gom nước thải sản xuất

Chức năng: thu gom toàn bộ nước thải sản xuất Tính toán thiết kế

Công suất: Q = 55 m3/ngày

Hệ số không điều hòa: K=2,1 Lưu lượng lớn nhất: Qhmax = 55 / 24 x 2,1 = 4,8m3/h Thời gian lưu nước: HRT = 35 phút

Thể tích hữu ích của bể : V = Qhmax x HRT = 4,8 x 35/60 = 2,8 m3 Thể tích thiết kế : Vdesign = 2,925 m3

Chiều cao mực nước bể : Hwater = 1,5 m Chiều cao bảo vệ : Hpro = 2,5 m

Kích thước bể thiết kế : L x B x H = 1,5 x 1,3 x 4,0 m Thiết bị lắp đặt: Bơm chìm nước thải

2. Bể điều hòa hóa lý

Chức năng: Điều hòa lưu lượng, nhiệt độ, ổn định nồng độ & thành phần các chất ô nhiễm trong nước thải

Tính toán thiết kế

Lưu lượng lớn nhất: Qhmax = 4,8 m3/h Thời gian lưu nước: HRT = 3,6 h Thể tích hữu ích của bể : V = Qhmax x HRT = 4,8 x 3,6 = 17,28 m3 Thể tích thiết kế : Vdesign = 17,75 m3

Chiều cao mực nước bể : Hwater = 3,5 m Chiều cao bảo vệ : Hpro = 0,5 m

Kích thước bể thiết kế : L x B x H = 3,9 x 1,3 x 4,0 m Thiết bị lắp đặt: Bơm chìm nước thải; Giỏ chắn rác thô

3. Bể keo tụ, tạo bông (ghi chú: kích thước bể keo tụ và tạo bông bằng nhau)

Chức năng: Có nhiệm vụ giảm hàm lượng SS, một phần COD, độ màu có trong nước thải. Tính toán thiết kế

Công suất: Q = 55 m3/ngày Lưu lượng lớn nhất: Qhmax = 4,8 m3/h

Bể keo tụ Bể tạo bông

Thời gian lưu nước HRT = 1 h HRT = 1 h

Thể tích thiết kế Vdesign = 5,25 m3 Vdesign = 5,25 m3 Chiều cao mực nước bể Hwater = 3,5 m Hwater = 3,5 m Chiều cao bảo vệ Hpro = 0,5 m Hpro = 0,5 m Kích thước bể thiết kế L x B x H = 1,5 x 1,0 x 4,0 m L x B x H = 1,5 x 1,0 x 4,0 m

Thiết bị lắp đặt: Motor khuấy

4. Bể lắng hóa lý

Chức năng: Nhằm tách các bông bùn hoá lý từ quá trình keo tụ - tạo bông. Phần bùn lắng xuống đáy được bơm đến bể chứa bùn. Tính toán thiết kế

Công suất: Q = 55 m3/ngày Lưu lượng lớn nhất: Qhmax = 4,8 m3/h Diện tích bể : F = Q/a = 55/31 = 1,77 m2 Tải trọng bề mặt: a = 31 - 50 m3/m2.ngày Thể tích thiết kế : Vdesign = 7,88 m3

Chiều cao mực nước bể : Hwater = 3,5 m

Chiều cao bảo vệ : Hpro = 0,5 m Kích thước bể thiết kế : L x B x H = 1,5 x 1,5 x 4,0 m Diện tích thiết kế : 2,25 m2

Thiết bị lắp đặt: Bơm chìm

d. Công trình xử lý nước thải tập trung, công suất 180m3/ngày

Nước thải sinh hoạt từ bồn rửa tay, rửa mặt, rửa sàn, nước thải sinh hoạt (sau bể tự hoại), nước thải nhà ăn (sau bể tách dầu) được thu gom tập trung dẫn về bể thu gom trước khi dẫn vào bể điều hòa của hệ thống xử lý nước thải để xử lý cùng với nước thải sản xuất sau khi đã được xử lý sơ bộ.

Quy trình xử lý nước thải như sau:

Hình 3.5. Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải tập trung

Bể sinh học thiếu khí Bể điểu hòa Không khí

Nước thải sản xuất (sau khi đã được xử lý sơ bộ)

55m3/ngày

Bùn tuần hoàn Máy thổi khí

Bể sinh học hiếu khí

Máy ép bùn Bể chứa bùn

(cùng với nước thải sản xuất ) Bể lắng

Bùn

Bể khử trùng NaOCl

Đấu nối vào hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung của KCN tại 01 điểm trên đường N5

Nước thải sinh hoạt

Bể thu gom

Dinh dưỡng Máy khuấy

Hố ga quan trắc

Bể sinh học thiếu khí Dinh dưỡng,

NaHCO3

Bể sinh học màng MBR

Bể chứa, tái sử dụng cho dội bồn cầu,

35m3/ngày

30m3/ngày

Nước ngưng từ hệ thống AHU

5m3/ngày Hóa chất rửa màng CIP

Thuyết minh sơ đồ công nghệ:

Nước thải sinh hoạt (bao gồm nước thải sinh hoạt sau bể tự hoại và nước thải từ nhà

bếp sau khi qua bể tách mỡ sơ bộ) trước khi xử lý sẽ được thu gom tại bể gom. Tại bể, nước thải được bơm chìm bơm về BỂ THU GOM của HTXLNT.

BỂ THU GOM được thiết kế với mục đích tập trung nước thải sinh hoạt.

BỂ ĐIỀU HÒA: Nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất (sau khi xử lý sơ bộ) trước khi vào bể sẽ chảy qua giỏ rác thô, nhằm loại ra bỏ tất cả các loại rác thô có trong nước thải có thể gây tắc nghẽn đường ống làm hư hại máy bơm và làm giảm hiệu quả xử lý của giai đoạn sau. Bể điều hòa có nhiệm vụ điều hòa lưu lượng, nhiệt độ và nồng độ nước thải, tạo chế độ làm việc ổn định và liên tục cho các công trình xử lý, tránh hiện tượng hệ thống xử lý bị quá tải.

Trong bể điều hòa, hệ thống phân phối khí được sử dụng để cấp khí nhằm ổn định chất lượng nước thải, tránh trường hợp xảy ra quá trình tạo mùi hôi, lắng cặn ở đáy bể.

Nước thải từ bể điều hòa sẽ được bơm sang BỂ SINH HỌC THIẾU KHÍ. Do tính chất của nước thải dao động theo thời gian trong ngày, phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như:

nguồn thải và thời gian thải nước. Vì vậy, bể điều hòa là công trình đơn vị không thể thiếu trong bất kỳ một hệ thống xử lý nước thải nào.

Bể sinh học thiếu khí có nhiệm vụ quan trọng nhất trong quá trình khử nitơ Nitrate

trong nước thải.

Tại bể sinh học thiếu khí quá trình khử nitơ được xảy ra trong điều kiện thiếu oxi.

Hệ vi sinh vật thiếu khí sẽ hấp thụ chất dinh dưỡng và chuyển hóa Nitrate thành nitơ tự do thoát ra khỏi mặt thoáng của bể. Dòng nước vào bể kết hợp với dòng nước tuần hoàn từ bể hiếu khí và bùn tuần hoàn từ bể lắng tạo ra quá trình khử nitơ hiệu quả, máy khuấy chìm nhằm khuấy trộn nước thải và bùn có trong bể giúp tạo điều kiện thiếu oxi và vi sinh vật tiếp xúc với nước thải một cách tốt nhất.

Quá trình sinh học khử NO3- thành khí N2 diễn ra trong môi trường thiếu khí (anoxic) dưới tác dụng của các vi sinh vật thiếu khí. Quá trình khử NO3- thành khí N2 có thể mô tả bằng các phản ứng sau:

Sau quá trình khử nitơ nước thải được dẫn vào BỂ SINH HỌC HIẾU KHÍ.

Tại bể sinh học hiếu khí, hàm lượng COD, BOD còn lại trong nước thải sẽ được

xử lý tiếp với sự tham gia của vi sinh vật hiếu khí. Hiệu quả khử COD, BOD có thể đạt 75 - 85%. Oxy được cung cấp cho bể sinh học nhờ 2 máy thổi khí hoạt động luân phiên.

Cơ chế khử Nitơ trong nước thải theo công nghệ sinh học hiếu khí Bước 1: NH4+ bị oxy hóa thành NO2- do các vi khuẩn nitrit hóa

NH4+ + 1,5O2 NO2- + 2H+ + H2O Bước 2: Oxy hóa NO2- thành NO3- do các vi khuẩn nitrat hóa

NO2- + 0,5O2 NO3- + 2H+ + H2O Tổng hợp quá trình chuyển hóa NH4+ thành NO3-

NH4+ + 2O NO3- + 2H+ + H2O Khoảng 20 – 40% NH4+ bị đồng hóa thành vỏ tế bào.

Phản ứng tổng hợp thành sinh khối được viết như sau:

4CO2 + HCO3- + NH4+ + H2O C5H7O2N + 5O2

C5H7O2N: là công thức biểu diễn tế bào vi sinh vật được hình thành

Bể lắng Có nhiệm vụ lắng và tách bùn hoạt tính ra khỏi nước thải, làm giảm SS nên

được thiết kế đặc biệt tạo môi trường tĩnh cho bông bùn lắng xuống đáy bể. Tại bể lắng, nước thải đi từ dưới lên trên qua ống trung tâm, bùn sẽ lắng xuống và được gom vào đáy bể. Bùn sau khi lắng có hàm lượng SS = 8.000 - 12.000 mg/L sẽ chảy về BỂ CHỨA BÙN. Từ đó, một phần sẽ bơm tuần hoàn trở lại bể sinh học hiếu khí (60-70% lưu lượng) để giữ ổn định mật độ cao vi khuẩn, tạo điều kiện phân hủy nhanh chất hữu cơ, đồng thời ổn định nồng độ MLSS = 2.500mg/L.

Lưu lượng bùn dư thải ra mỗi ngày sẽ được bơm về bể chứa bùn. Độ ẩm bùn hoạt tính dao động trong khoảng 98 - 99,5%.

Phần nước trong sau lắng một phần tự chảy qua công trình xử lý nước thải tái sử dụng cho dội bồn cầu với công suất 30m3/ngày (cùng với 5m3/ngày nước ngưng từ hệ thống AHU) với mục đích tái sử dụng cho dội bồn cầu và phần còn lại qua BỂ KHỬ TRÙNG.

Nước thải sau khi tách bùn được châm NaOCl khử trùng trước khi xả ra nguồn tiếp nhận. Hàm lượng NaOCl cung cấp vào nước thải ổn định bằng bơm định lượng hóa chất.

Nước thải sau xử lý đạt giới hạn tiếp nhận nước thải của KCN Nam Tân Uyên theo Quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT, cột B.

Bùn từ bể lắng hoá lý và bể lắng sinh học được dẫn về bể chứa bùn. Tại đây, sau một thời gian nén và phân hủy kỵ khí, bùn được bơm tới máy ép bùn để vắt ép tách nước

Vi khuẩn Nitrit hóa Nitroso - bacteria

Vi khuẩn Nitrit hóa Nitroso - bacteria

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Của Dự án “CÔNG TY TNHH SPARTRONICS VIỆT NAM TẠI NAM TÂN UYÊN” (Trang 156 - 174)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)