3.2. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường
3.2.1. Đánh giá, dự báo các tác động
3.2.1.2. Giai đoạn vận hành thương mại
Tóm tắt các nguồn ô nhiễm phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án
Bảng 3.13. Tóm tắt các nguồn ô nhiễm phát sinh trong quá trình hoạt động của Dự án
Nguồn phát sinh Loại chất thải
Nguồn phát sinh Loại chất thải
Nước thải - Nước thải sinh hoạt: từ hoạt động vệ sinh của nhân viên làm
việc tại nhà máy và nước thải nhà ăn.
- Nước thải sản xuất từ quá trình rửa bảng mạch - Nước không đạt tiêu chuẩn từ hệ thống lọc nước DI - Nước thải từ quá trình vệ sinh thiết bị cooling tower định kỳ - Dung dịch tẩy rửa bảng mạch
- Nước ngưng từ các thiết bị nén khí.
- Nước ngưng từ hệ thống AHU.
- Nước thu sàn kỹ thuật.
Khí thải, bụi, hơi hóa chất
- Bụi phát sinh từ các phương tiện vận chuyển ra vào dự án.
- Hơi hoá chất, khí thải từ chuyền SMT - Hơi hoá chất từ quá trình hàn sóng, hàn điểm - Hơi hóa chất từ quá trình rửa bảng mạch - Hơi dung môi từ quá trình phủ bảng mạch - Khí thải từ máy phát điện dự phòng
Chất thải rắn - Chất thải rắn công nghiệp thông thường: từ sinh hoạt: Túi
nilông, thủy tinh, vỏ lon nước giải khát, thực phẩm dư thừa,….
Phát sinh từ quá trình sinh hoạt của CBCNV làm việc tại dự án,... Chất thải rắn phát sinh từ quá trình sản xuất: giấy vụn,
nilon, bao bì chứa nguyên liệu, pin mặt trời thải (tấm quang năng thải)...
- Chất thải nguy hại của Nhà máy: dung dịch tẩy rửa thải, rìa bo mạch, linh kiện điện tử hỏng, giẻ lau, sản phẩm hỏng...bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải, vật liệu lọc/than hoạt tính đã qua sử dụng thải.
Cụ thể thành phần và tải lượng các nguồn ô nhiễm đó được đánh giá như sau:
A/ Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải
a. Dự báo ô nhiễm do nước thải
Ô nhiễm do nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt chủ yếu phát sinh từ hoạt động sinh hoạt, ăn uống của
1.400 cán bộ, công nhân viên làm việc tại nhà máy. Căn cứ vào nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt ở chương 1, xác định được lượng nước thải sinh hoạt phát sinh tương ứng khoảng 91 m3/ngày (trong đó: 63m3 nước thải từ nhà vệ sinh và 28m3 nước thải từ nhà ăn).
Nước thải sinh hoạt, nước thải nhà ăn thường chứa các chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học; hàm lượng chất dinh dưỡng cao (N, P); chứa nhiều vi sinh
vật gây bệnh, đặc biệt là Coliform, Fecal Streptococci, Salmonella typhosa, dầu mỡ và một số vi khuẩn gây bệnh khác.
Theo Giáo trình Xử lý nước thải đô thị và công nghiệp (Lâm Minh Triết, Nguyễn
Thanh Hùng, Nguyễn Phước Dân), tải lượng các thông số đặc trưng của nước thải sinh
hoạt và nồng độ các thông số đặc trưng có trong nước thải sinh hoạt như sau:
Bảng 3.14. Nồng độ các thông số đặc trưng có trong nước thải sinh hoạt
Thông số Khối lượng
(g/người.ngày)
Tổng tải lượng
(kg/ngày)
Nồng độ
(mg/lít )
Giới hạn tiếp nhận nước thải của KCN Nam Tân
Uyên (mg/lít )
BOD5 45-54 63-75,6 692-831 50
COD 72-102 100,8-142,8 1.108-1.569 150
SS 70-145 98-203 1.077-2.231 100
Tổng Nitơ 6-12 8,4-16,8 92-185 40
Amoni 2,4-4,8 3,36-6,72 37-74 10
Tổng Phospho 0,8-4 1,12-5,6 12-62 6
Dầu mỡ ĐTV 10-30
14-42 154-462
20 (QCVN 14 :2008/BTNMT cột
B)
(Nguồn: tính toán dựa trên cơ sở Giáo trình Xử lý nước thải đô thị và công
nghiệp Lâm Minh Triết, Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Phước Dân)
Nhận xét: So sánh nồng độ các thông số đặc trưng chính trong nước thải sinh
hoạt với giới hạn tiếp nhận nước thải của KCN qua bảng trên cho thấy các chỉ tiêu đều vượt giới hạn. Do vậy, trong quá trình triển khai thực hiện dự án chủ dự án sẽ quan tâm đến vấn đề xử lý nước thải sinh hoạt đạt giới hạn tiếp nhận nước thải của KCN
trước khi đấu nối nước thải vào KCN.
Ô nhiễm do nước thải sản xuất
Đối với nước thải không đạt tiêu chuẩn trong quá trình sản xuất của dự án (từ hệ thống lọc nước DI) khoảng 25m3/ngày được thu gom và dẫn vào hệ thống xử lý nước thải của dự án.
Đối với nước tràn và nước xả đáy từ hệ thống cooling tower với khối lượng phát sinh khoảng 3m3/ngày được thu gom và dẫn vào hệ thống xử lý nước thải của dự án.
Nước DI là nước sạch dùng để rửa bảng mạch điện tử sau khi đã được rửa bằng hóa chất EC 88, do đó nước thải chủ yếu nhiễm một phần của hóa chất EC 88. Tuy nhiên trong máy rửa có khoang cách ly hóa chất bằng màng khí cho phép làm sạch bề
mặt bảng mạch khỏi các hóa chất dính bám. Nước DI sau khi rửa bảng mạch là nước thải sản xuất chính tại dự án, khối lượng nước thải khoảng 25m3/ngày.
Nước ngừng từ các thiết bị khí nén khoảng 0,5m3/ngàyđêm thu gom, lọc dầu và dẫn về hệ thống xử lý nước thải sản xuất;
Nước thu sàn kỹ thuật khoảng 0,2m3/ngàyđêm thu gom và dẫn về hệ thống xử lý nước thải sản xuất;
Nước ngừng từ hệ thống AHU khoảng 5m3/ngày đêm được thu gom và dẫn về hệ thống xử lý nước thải tái sử dụng cho dội bồn cầu;
Dung dịch tẩy rửa EC 88 là một dung dịch bazơ, khối lượng sử dụng khoảng 1.800 lít/tháng. Sau quá trình sử dụng, dung dịch sẽ được thu gom và xử lý theo CTNH (lượng hao hụt trong quá trình sử dụng khoảng 10% như vậy dung dịch thải phát sinh khoảng 1.620 lít/tháng). Dòng dung dịch thải này được thu gom xử lý theo CTNH.
Bảng 3 15. Bảng tổng hợp nước thải sản xuất trong giai đoạn vận hành thương mại
STT Hạng mục Khối lượng nước
thải phát sinh (m3/ngày)
Ghi chú
1 Nước không đạt tiêu chuẩn sản xuất từ
hệ thống lọc nước DI
25 Thu gom và
dẫn về hệ
thống XLNT sơ bộ của dự
án 2 Nước chảy tràn, xả đáy từ hệ thống
Cooling tower
3
3 Nước ngưng từ máy nén khí 0,5
4 Nước thu từ sàn kỹ thuật 0,2
5 Nước thải từ hệ thống máy rửa 25
TỔNG 53,7
6 Nước ngưng từ hệ thống AHU 5 Thu gom và
dẫn về hệ thống XLNT tái sử dụng của
dự án 7 Dung dịch hóa chất tẩy rửa thải bỏ 1620 lít/tháng Thu gom và xử
lý theo CTNH
Tính chất nước thải sản xuất: theo kết quả phân tích nước thải sản xuất (nước DI sau công đoạn rửa trước khi dẫn vào hệ thống xử lý nước thải) của nhà máy hiện hữu tại VSIP, Thuận An, Bình Dương, được lấy mẫu vào ngày 17/6/2021 cho thấy:
Bảng 3.16. Tính chất nước thải sản xuất tại nhà máy hiện hữu (chưa xử lý)
Thông số Kết quả Tiêu chuẩn nước thải KCN Nam Tân Uyên
pH 11,8 5,5-9
COD (mg/l) 93 150
Kẽm (mg/l) 0,092 3
Amoni (mg/l) 3,5 10
Dầu mỡ khoáng (mg/l) 62,7 10
(Nguồn: Trung tâm phân tích và đo đạc môi trường Phương Nam, 2021)
Nhận xét: theo kết quả phân tích nước thải sản xuất cho thấy, một số thông số ô
nhiễm có trong nước thải sản xuất vượt nồng độ giới hạn tiếp nhận của hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN như pH, dầu mỡ khoáng. Căn cứ vào quy trình sản xuất của dự án và nguồn phát sinh nước thải sản xuất thì cho thấy dòng nước thải nhiễm dầu mỡ khoáng không cao, tuy nhiên theo kết quả phân tích chất lượng nước thải sản
xuất trước khi xử lý như bảng trên cho thấy nồng độ ô nhiễm dầu mỡ khoáng cao.
Ngay sau đó, công ty đã cho rà soát và kiểm tra lại nguồn phát sinh phát hiện do sơ
xuất của công nhân vận hành đã làm dầu máy nhiễm vào dòng nước thải tại dự án, Công ty đã nhắc nhở và khắc phục ngay lập tức.
Đối với nước thải phát sinh, Chủ dự án sẽ thu gom loại nước thải này xử lý sơ bộ trước khi xử lý cùng với nước thải sinh hoạt nhằm đạt giới hạn tiếp nhận trước khi thải vào hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung của KCN.
b. Ô nhiễm bụi, khí thải
Ô nhiễm bụi, khí thải từ các phương tiện giao thông ra vào Dự án
Trong quá trình hoạt động của Nhà máy, việc vận chuyển, phân phối nguyên liệu và sản phẩm được thực hiện bởi một lượng lớn các phương tiện vận tải. Các phương tiện này chủ yếu sử dụng nhiên liệu dầu DO nên sẽ thải ra môi trường không khí một lượng khói thải chứa các thông số có thể gây tác hại như NO2, CxHy, CO, CO2, …
Theo tài liệu đánh giá nhanh của tổ chức Y tế thế giới WHO, căn cứ vào số lượt xe và quảng đường trung bình mà các xe lưu thông trong khu vực dự án, xe lưu thông chỉ hoạt động 8 giờ trong ngày, tải lượng các thông số đặc trưng do các phương tiện xe máy sử dụng nhiên liệu dầu như sau:
Bảng 3.17. Hệ số ô nhiễm của các phương tiện vận chuyển sử dụng dầu Diesel
Stt Chất ô nhiễm Hệ số tải lượng ô nhiễm(g/km)
1 Bụi (PM2.5) 0,2
Stt Chất ô nhiễm Hệ số tải lượng ô nhiễm(g/km)
2 SO2 3,2(*)
3 NOx 1,28
4 CO 5,1
(Nguồn: UNEP 2013) Ghi chú: (*) Hệ số ô nhiễm của SO2 được tính theo công thức:
EFSO2=Fc x
100
CS x S x
32 64 x 1000 (theo UNEP 2013, trang 38)
Trong đó: EFSO2 = Hệ số ô nhiễm của SO2 (g/km)
Fc = Nhiên liệu tiêu thụ (lít/km), chọn Fc=0,2 CS = phần trăm lưu huỳnh trong nhiên liệu (%),CS=0,001 S = trọng lượng riêng của nhiên liệu (g/cm3), S=0,8
- Căn cứ vào quãng đường vận chuyển đánh giá khoảng 1.000m, với số lượt phương tiện vận tải hoạt động trung bình khoảng 12 lượt/ngày (căn cứ vào khối lượng nguyên vật liệu, sản phẩm vận chuyển ra vào dự án theo bảng 1.8).
Với giả thiết: sử dụng phương tiện vận tải có tải trọng 3,5 – 16 tấn.
Kết quả tính toán tải lượng ô nhiễm do khí thải của các phương tiện vận chuyển và thi công trong giai đoạn này với quãng đường vận chuyển trong dự án khoảng 1.000m như sau:
Bảng 3. 18. Tải lượng các chất ô nhiễm từ các phương tiện vận tải
Stt Chất ô nhiễm Tải lượng ô nhiễm
(g/ngày) (mg/m.s)
1 Bụi (PM2.5) 2,4 0,083
2 SO2 38,4 1,333
3 NOx 15,36 0,533
4 CO 61,2 2,125
Ghi chú:
Quá trình tính toán được áp dụng cho phạm vi bán kính khoảng 1km =1.000m, với số lượng phương tiện vận tải hoạt động trung bình khoảng 12 lượt xe /ngày. Với giả thiết: sử dụng phương tiện vận tải có tải trọng 3,5 – 16 tấn đạt tiêu chuẩn khí thải Euro 2.
- Thời gian làm việc trong ngày tại công trình là 8 giờ.
Đặc điểm phát tán bụi, SO2, NOx, CO … theo không gian và thời gian thông thường được xác định bằng phương pháp Sutton dựa trên lý thuyết Gausse áp dụng cho nguồn đường:
( ) ( )
) /
* (
2
* 2
* 8 . 0
3 2
2 2
2
m u mg
h Exp z
h Exp z
E
C
z
z z
− −
+
− +
=
Trong đó:
C: Nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí (mg/m3)
E: Tải lượng chất chất ô nhiễm từ nguồn thải (mg/m.s) z: Độ cao của điểm tính toán (m), chọn z=1,5m
h: Độ cao của mặt đường so với mặt đất xung quanh (m), chọn h=1,5m
u: Vận tốc giá trung bình tại khu vực (m/s), chọn u=0,8m
z: Hệ số khuyếch tán chất ô nhiễm theo phương z Trị số khuyếch tán chất ô nhiễm z theo phương đứng (z) với độ ổn định của khí quyển tại khu vực dự án là B, được xác định theo công thức của martin (1976) như sau:
) (
*x f m c d
z = +
Trong đó: c,d,f tương ứng với cấp ổn định của khí quyển
Bảng 3. 19. Bảng Các hệ số theo Martin (1976)
Cấp ổn định khí quyển c d f
B 105,6 1,941 3,3
Từ các công thức trên, báo cáo có thể ước tính sơ bộ nồng độ các chất ô nhiễm trong quá trình vận chuyển phát sinh trên tuyến đường của dự án như sau:
Bảng 3. 20. Nồng độ ô nhiễm do hoạt động của các phương tiện vận chuyển trong Dự án
Stt Chất ô nhiễm Tải lượng ô nhiễm
(mg/m.s)
Nồng độ
(mg/m3)
QCVN 05:
2013/BTNMT – trung
bình 1 giờ(mg/m3)
1 Bụi (PM2.5) 0,083 0,0003 0,3
2 SO2 1,333 0,0045 0,35
3 NOx 0,533 0,0019 0,2
4 CO 2,125 0,0075 30
Nhận xét:
Do vị trí Dự án nằm trong KCN cách biệt với khu dân cư nên tác động do bụi và khí thải phát sinh từ các phương tiện vận chuyển không gây ảnh hưởng đến khu dân cư xung quanh. Tuy vậy, chủ đầu tư bảo đảm trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cho công nhân nhằm bảo vệ an toàn sức khỏe của công nhân thi công và có các biện pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức thi công để hạn chế tối đa khả năng phát tán của bụi và giảm
thiểu các tác động tiêu cực của nguồn gây ô nhiễm này.
Ô nhiễm hơi nhiệt thừa, hơi khí thải từ quá trình gia nhiệt, hàn và tẩy rửa bảng mạch
Đối với quá trình gia nhiệt kem hàn, hàn điểm và hàn sóng sử dụng công nghệ hiện đại, được thực hiện tự động bằng máy (chuyền SMT, máy hàn điểm, máy hàn
sóng). Do đó, quá trình gia nhiệt kem hàn, hàn điểm và hàn sóng sẽ phát sinh khí thải ảnh hưởng tới môi trường và người lao động. Chất dễ bay hơi có trong kem hàn, keo dán, chất trợ dung, hóa chất tẩy rửa là dung môi gồm nhựa thông, hexyl diglycol, methanol, formadehyt, isopropanol, bụi kim loại.
Căn cứ vào khối lượng kem hàn, dây hàn và các hóa chất sử dụng. Tải lượng khí
thải phát sinh tại dự án được tính toán như sau:
Bảng 3 21. Thải lượng ô nhiễm khí thải từ quá trình quét kem hàn, gia nhiệt, hàn,
tẩy rửa bảng mạch (tính toán đối với dự án)
Nguyên liệu Khối lượng
(kg/tháng)
Định mức ô nhiễm (kg/tấn)
Thải lượng ô nhiễm (kg/tháng) Bụi Hơi dung môi Bụi Hơi dung môi
Kem hàn không chì 338 1333 0,05 198 0,07 264,00
Kem hàn không chì 307 200 0,05 100 0,01 20,00
Kem hàn thiếc 133 0,05 80 0,01 10,67
Keo dán 150 0 44 0,00 6,60
Thanh hàn không chì
NAP100 22000 0,05 0
1,10 0,00
Thanh hàn thiếc 3023 0,05 0 0,15 0,00
Chất trợ dung 1333 0 749 0,00 998,67
Chất bảo vệ lớp hàn 20 0 861 0,00 17,22
Hóa chất vệ sinh 50 0 1000 0,00 50,00
Keo dán epoxy 8 0 50 0,00 0,42
Keo dán silicon 5 0 550 0,00 2,75
Hóa chất tẩy rửa EC88 360 0 150 0,00 54,00
Nguyên liệu Khối lượng
(kg/tháng)
Định mức ô nhiễm (kg/tấn)
Thải lượng ô nhiễm (kg/tháng) Bụi Hơi dung môi Bụi Hơi dung môi
TỔNG CỘNG 1,33 1424
Nguồn: AP-42 bảng 12.19, WHO Giả thuyết: dung môi bay hơi hết trong quá trình sử dụng
Với thải lượng ô nhiễm khí thải tương đối lớn, do vậy chủ dự án sẽ quan tâm và có biện pháp quản lý, xử lý khí thải đạt giới hạn tiếp nhận trước khi thải ra môi trường.
Chủ dự án sẽ thiết kế 2 hệ thống xử lý khí thải cho các công đoạn này: 01 hệ thống cho 4 máy hàn sóng với công suất 6.393m3/giờ và 01 hệ thống cho các công đoạn còn lại với công suất 37.789m3/giờ.hệ thống. Suy ra, nồng độ khí thải khi chưa được xử lý như sau:
Bảng 3 22. Nồng độ ô nhiễm khí thải trước khi qua hệ thống xử lý khí thải (tính toán
đối với dự án)
Công đoạn Thải lượng ô nhiễm
(kg/năm)
Nồng độ (mg/m3) Ghi chú
Bụi Hơi dung môi
(hexyl diglycol, methanol, formadehyt, isopropanol)
Bụi Hơi dung môi
(hexyl diglycol, methanol, formadehyt, isopropanol)
Các máy hàn sóng 15,01 12190,64 0,31 254,66 01 Hệ thống xử lý
khí thải công suất
6.393m3/giờ Các công đoạn
còn lại (gia nhiệt, sửa lỗi, máy hàn
điểm, máy rửa)
1 4901,2 0,0035 17,32
01 Hệ thống xử lý khí thải, công suất
37.789m3/giờ.hệ thống
Tổng cộng 16,01 17091,84
Chủ dự án sẽ xem xét thiết kế hệ thống thiết bị lọc và xử lý khí phù hợp nhằm đảm bảo khí thải sau khi ra khỏi hệ thống đảm bảo đạt giới hạn nguồn tiếp nhận. Biện pháp xử lý cụ thể được trình bày trong phần sau của báo cáo.
Ô nhiễm hơi dung môi từ quá trình phun phủ bảng mạch
Để hoàn thiện sản phẩm, chủ dự án có phun phủ chất bảo vệ bảng mạch khỏi ẩm ướt trước khi đóng gói. Chất phun phủ sử dụng là Humiseal có thành phần chính là các hợp chất của Toluene, MEK, nhựa Acrylic, Methyl Acetate, ethyl acetat, nhựa polyurethan, nhựa epoxy và dung môi như: Toluene, xylen, ethyl benzen, triethylenetetramine…. Trong quá trình phun sẽ phát sinh bụi và hơi dung môi VOC với thải lượng phát sinh như sau:
Bảng 3 23. Thải lượng ô nhiễm hơi dung môi tại phòng phun phủ chất bảo vệ bảng
mạch
Nguyên liệu Khối lượng
(kg/năm)
Định mức ô nhiễm (kg/tấn)
Thải lượng ô nhiễm
(kg/năm) Bụi Hơi dung môi Bụi Hơi dung môi Chất keo phủ bảng mạch
(Humiseal 1B31)
Toluen 50%, MEK 15%, nhựa acrylic 35%
2500 35 650 87,5 1625
Nguyên liệu Khối lượng
(kg/năm)
Định mức ô nhiễm (kg/tấn)
Thải lượng ô nhiễm (kg/năm) Bụi Hơi dung môi Bụi Hơi dung môi Chất keo phủ bảng mạch
(Humiseal 2A64A) Methyl acetat 30%, Toluen 20%, nhựa poly urethane 50%
2500 50 500 125 1250
Chất keo phủ bảng mạch (Eccobond)
Epoxy 80%, butyl
glycidyl ether 18,8%, cacbon đen 1,2%
200 81,2 18,8 16,24 3,76
Dung môi (Thinners 521)
Toluen 10%, xylen 75%, ethylbenzene 15%
3000 0 1000 0 3000
Chất xúc tác (Catalyst) Triethylenetetramine polymer 50-100%, Triethylenetetramine 5- 10%, terphenyl 1-10%
160 0 1000 0 160
TỔNG CỘNG 228,74 6.038,76
Nguồn: căn cứ MSDS của hóa chất sử dụng Định mức ô nhiễm bụi phát sinh được tính bằng 10% chất rắn có trong hóa chất Giả thuyết: dung môi bay hơi hết trong quá trình sử dụng
Với thải lượng ô nhiễm khí thải tương đối lớn, do vậy chủ dự án sẽ quan tâm và có biện pháp quản lý, xử lý khí thải đạt giới hạn tiếp nhận trước khi thải ra môi trường.
Chủ dự án sẽ thiết kế 1 hệ thống xử lý khí thải cho các công đoạn này với công suất 4.680m3/giờ. Suy ra, nồng độ khí thải khi chưa được xử lý như sau:
Bảng 3 24. Nồng độ ô nhiễm khí thải trước khi qua hệ thống xử lý khí thải (tính
toán đối với dự án) Chất ô nhiễm Thải lượng ô nhiễm (kg/năm) Nồng độ (mg/m3)
Bụi 228,74 6,52
VOC (Toluene, MEK, Methyl Acetate, ethyl acetat,
xylen, ethyl benzen,
triethylenetetramine) 6038,76 172,32
Chủ dự án sẽ xem xét thiết kế hệ thống thiết bị lọc và xử lý khí phù hợp nhằm đảm bảo khí thải sau khi ra khỏi hệ thống đảm bảo đạt giới hạn nguồn tiếp nhận. Biện
pháp xử lý cụ thể được trình bày trong phần sau của báo cáo.
Khí thải phát sinh từ máy phát điện
Nguồn phát sinh:
Để ổn định điện cho hoạt động của Dự án trong trường hợp mạng lưới điện quốc gia có sự cố, Chủ đầu tư sẽ trang bị 1 máy phát điện Diesel dự phòng với công suất
542 KVA.
Tác động, phạm vi tác động: Thời gian hoạt động của các máy này rất ít nên tác động
môi trường là không đáng kể.
Tải lượng ô nhiễm:
Có thể ước tính tải lượng các chất ô nhiễm sinh ra trong thời gian hoạt động dựa vào mức tiêu hao nhiên liệu, công suất và đặc trưng nhiên liệu sử dụng.
Tải lượng và nồng độ các chất gây ô nhiễm không khí khi sử dụng dầu DO được tính toán dựa trên hệ số phát thải và đặc tính kỹ thuật của máy phát điện dự phòng.
Bảng 3. 25: Hệ số phát thải khi sử dụng dầu DO
STT Thông số Hệ số phát thải các chất ô nhiễm (kg/tấn)
01 Bụi 0,94
02 SO2 18 x S
03 NOx 11,8
04 CO 0,05
(Nguồn: WHO) Các thông tin sử dụng để tính toán: