MICE TẠI KHÁCH SẠN
1.5. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
Để kết quả đánh giá thực sự xuất phát từ cung và cầu về sản phẩm, thì việc đánh giá này vừa phải căn cứ vào những tiêu chuẩn về sản phẩm cũng như là đánh giá của khách hàng sau khi tiêu dùng xong sản phẩm. Cụ thể, sử dụng 2 phương pháp đánh giá sau:
- Phương pháp khảo sát thực Với phương pháp này thì chúng ta tiến
hành khảo sát tại khách sạn, thu thập những tài liệu liên quan về hệ thống sản phẩm
đành cho khách MICE về mặt số lượng và chất lượng nhìn thấy. Sau đó tiến hành
xử lý các thông tin, số liệu, đồng thời có những đánh giá ban đầu về hệ thống sản
phẩm này.
Với phương pháp đánh giá này mang tính chủ quan khá cao bởi những đánh giá này mới chỉ xuất phát từ một phía. Do đó dé khắc phục phương pháp đánh giá này chúng ta sử dụng song song cùng với phương pháp đánh giá tiếp theo, khảo sát khách hàng thông qua bảng câu hỏi.
30
- Phương pháp khảo sát khách hàng dựa trên bảng câu hỏi: Để có thể đánh giá sản phẩm du lịch MICE này một cách chính xác và tránh việc cung cấp sản phẩm theo ý chủ quan của khách sạn thì việc khảo sát đánh giá của họ cũng như mong muốn về địch vụ này của họ sau khi tiêu dùng xong sản phẩm sẽ giúp việc đánh giá không mang tính chất chủ quan mà có thông tin 2 chiều chính xác hơn khắc phục được phương pháp trên. Phương pháp khảo sát này thực hiện như sau:
Bảng câu hỏi là một trong những kỹ thuật để thu thập dữ liệu, nó bao hàm một tập hợp các câu hỏi và câu trả lời theo một logic nhất định.
Các bước thiết kế một bảng câu hỏi
Bước I: Xác định các dữ kiện riêng biệt cân tìm: Là công việc phải xác định cho.
được những gì cần đo lường, những nhóm chữ hay những nhóm từ chủ yếu. Nên dùng loại kỹ thuật phân tích nào để mang lại ý nghĩa cho dữ liệu.
Bước 2: Xác định phương pháp phỏng vất - Phong vấn bằng thư tín; phỏng vấn bằng điện thoại; phỏng vấn trực tiếp;
- Phong van qua thư điện tử Bước 3: Đánh giá nội dung bảng câu hỏi:
Câu hỏi đặt ra có cần thiết hay không? Người trả lời có hiểu được câu hỏi đó
không? Người trả lời có được những thông tin cần thiết để trả lời hay không? Người
trả lời liệu có cung cấp các thông tin đó hay không?
Bước 4: Quyết định dạng câu hỏi và câu trả lời:
Câu hỏi mở: là dạng câu hỏi mà trong đó câu hỏi đã được cấu trúc, còn câu trả
lời thì không. Người trả lời có thể trả lời với bất cứ thông tin nào và bất cứ câu nào
được coi là thích hợp. Người phỏng vấn sẽ có nhiệm vụ viết lại chính xác những gì có thể thu thập được.
Câu hỏi đóng: là dạng câu hỏi mà cả câu hỏi và câu trả lời đều được cấu trúc Bước 5: Xác định từ ngữ trong bảng câu hỏi:
Từ ngữ quen thuộc, tránh dùng từ ngữ chuyên môn và tiếng lóng
Dùng từ ngữ đơn giản để mọi người có thể hiểu dù ở bất cứ trình độ nào Tránh dùng các câu hỏi dài; Từ ngữ trong câu rõ ràng, dễ hiểu;Tránh câu hỏi lặp lại, từ một câu hỏi mà có nhiều câu trả lời; Tránh các câu hỏi gợi ý, là câu hỏi đã
31
ngầm ý định trả lời; Tránh các câu hỏi định kiến; Tránh các câu hỏi đòi hỏi sự hồi
tưởng quá nhiều, vì nếu vậy khi trả lời người được hỏi sẽ phải phỏng đoán.
Bước 6: Xác định cấu trúc bảng câu hỏi: là việc sắp xếp các câu hỏi theo một trình
tự nhất định, thuận tiện cho người đi phỏng vấn.
Phần mở đầu hoặc câu hỏi hướng dẫn
Câu hỏi định tính; Câu hỏi hâm nóng; Các câu hỏi đặc thù; Các câu hỏi phụ.
Bước 7: Xác định các đặc tính của bảng câu hỏi: Xem xét hình dạng bảng câu hỏi, chất lượng giấy, chất lượng in ấn. Ngoài ra, việc in bảng câu hỏi thành từng tập nhỏ
sẽ làm lôi cuốn, bắt mắt người được phỏng vấn hơn là kẹp nhiều trang lại.
Bước 8: Kiểm tra, sửa chữa khi phát hiện sai sót. Trước khi thực hiện phỏng vấn chính thức nên tiến hành kiểm tra trước. Sau khi kiểm tra sẽ thực hiện sửa chữa, điều chỉnh lần cuối cùng trước khi thực hiện việc phỏng vấn thử nghiệm.
Xử lý thông tin và phân tích kết quả thu thập được từ bảng câu hỏi:
Dựa trên hình thức trắc nghiệm để thu thập ý kiến khách, bảng câu hỏi được thiết kế ở dạng câu hỏi đóng và người trả lời theo các lựa chọn. Các câu trả lời sẽ được tổng hợp và xử lý bằng phương pháp ứng dụng thuật tính phần trăm của excel hoặc các tương quan ý nghĩa trong phần mềm SPSS và đưa ra nhận xét sau khi xử
lý thông tin.
32
TIEU KÉT CHƯƠNG 1:
Du lịch là các hoạt động liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình trong một khoảng thời gian nhất định, mục đích của chuyến đi không phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng tới thăm mà vì những mục đích khác.
Du lịch MICE là du lịch hội nghị, hội thảo, du lịch khen thưởng và du lịch sự
kiện, triển lãm. Loại hình du lịch MICE là một sản phẩm du lịch tổng hợp thỏa mãn nhu cầu của đối tượng khách du lịch hội nghị, hội thảo, khen thưởng và sự kiện,
triển lãm.
Để phát triển loại hình du lịch MICE, các quan điểm của hoạt động thu hút khách MICE có vai trò làm nền tảng, định hướng để doanh nghiệp và các cơ quan hữu quan xây dựng chiến lược quảng bá, phát triển loại hình du lịch MICE.
33