Môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM TRÍ (Trang 56 - 59)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM TRÍ ĐÀ NẴNG

2.2. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG MARKETING CỦA BỆNH VIỆN ĐA

2.2.2. Môi trường vĩ mô

2.2.2.1. Môi trường nhân khẩu học

Đà Nẵng là thành phố trực thuộc trung ương. Theo thống kê của Sở kế hoạch thông kê dân số Đà Nẵng năm 2018: 1.215.000 người, mật độ dân số 945 người /Km2.

Đà Nẵng là một trong những trung tâm y tế chuyên sâu của khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nước. Hệ thống y tế của thành phố ngày càng hiện đại, hoàn chỉnh và đồng bộ từ tuyến thành phố đến quận, huyện và xã, phường. Theo con số của Tổng cục thống kê Việt Nam thì vào năm 2011, thành phố Đà Nẵng có 69 cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc sở Y tế thành phố, trong đó có 12 bệnh viện, 1 Bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng và 56 trạm y tế. Tính đến đầu năm 2015, Đà Nẵng có tỷ lệ 15,8 bác sĩ/10.000 dân, 66,15 giường/10.000 dân, số giường bệnh trực thuộc sở Y tế là 5.762 giường, thuộc các bệnh viện của Bộ ngành Trung ương là 1.490 giường. Cũng theo thống kê năm 2011, Đà Nẵng có 746 bác sĩ, 342 y sĩ, 756 y tá và 275 nữ hộ sinh.

2.2.2.2. Môi trường tự nhiên

Thành phố Đà Nẵng nằm ở trung độ của Việt Nam. Đà Nẵng còn là trung điểm của các di sản thế giới: Cố đô Huế, Phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn. Thành phố Đà Nẵng nằm trên trục giao thông Bắc - Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, là một trong những cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên và các nước Lào, đông bắc Campuchia, Thái Lan và Myanma. Khoảng cách từ Đà Nẵng đến các trung tâm kinh tế chính của khu vực Đông Nam Á như Bangkok (Thái Lan), Kuala Lumpur (Malaysia), Singapore, Manila (Philipines) đều nằm

trong khoảng 1.000 -2.000 km.

Với vị trí địa lý thuận lợi, tiếp giáp với các tỉnh và vùng kinh tế trọng điểm cùng với giao thông thuận tiện, Đà Nẵng cho thấy tiềm năng của một thị trường phát triển dịch vụ chăm sóc sức khỏe rộng lớn. Các đối tượng khách hàng tiềm năng không chỉ gói gọn trong phạm vi của Thành phố Đà Nẵng mà còn ở các tỉnh lân cận khác. Đặc biệt là loại hình khách sạn bệnh viện đối với ngành du lịch.

2.2.2.3. Môi trường kinh tế

Đà Nẵng có nền kinh tế khá đa dạng bao gồm cả công nghiệp, nông nghiệp cho tới dịch vụ, du lịch, thương mại, trong đó dịch vụ, du lịch chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nền kinh tế thành phố. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ, công nghiệp và giảm tỷ trọng nông nghiệp. Khi thu nhập của người dân nâng cao thì nhu cầu về khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cũng ngày càng tăng lên, tương ứng với đó là những yêu cầu cao hơn về chất lượng dịch vụ. Bệnh Viện Đa Khoa Tâm Trí Đà Nẵng hàng năm đón một số lượng lớn KH có thu nhập cao, là các doanh nhân, cán bộ, khách quốc tế cũng như người dân Đà Nẵng… yêu cầu về chất lượng dịch vụ của các đối tượng này tương đối. Cũng chính vì nguyên nhân đó mà Bệnh Viện Đa Khoa Tâm Trí Đà Nẵnglại càng phải đẩy mạnh hơn nữa công tác nâng cao sản phẩm dịch vụ của mình để đáp ứng nhu cầu khách hàng.

2.2.2.4. Môi trường khoa học, công nghệ

Khoa học công nghệ trong dịch vụ chăm sóc sức khỏe đang ngày càng phát triển. Nhất là máy móc thiết bị y tế, vật dụng y tế, phần mềm y học, trí tuệ nhân tạo. Giờ đây khoa học công nghệ trong y học là một trong những giải pháp tốt nhất cho việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho bệnh nhân.

việc áp dụng các tiến bộ khoa học cùng việc trang bị các thiết bị y khoa

hiện đại là một trong những điểm mang lại lợi thế cạnh tranh lớn cho Bệnh Viện Đa Khoa Tâm Trí Đà Nẵng. Tuy nhiên giá thành dịch vụ cao theo công nghệ cũng là nhân tố gây e ngại cho việc sử dụng dịch vụ của bệnh viện, do đó bệnh viện nên đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động khám chữa bệnh, các chính sách về giá, sản phẩm, con người, cơ sở vật chất.. để khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ của mình.

2.2.2.5. Môi trường pháp lý

Hiện nay, có 212 bệnh viện tư nhân đang hoạt động tại 46/63 tỉnh, thành phố, chiếm 16% số lượng bệnh viện trong toàn quốc. So với khu vực và trên thế giới, hoạt động của cơ sở y tế tư nhân tại Việt Nam thấp, chỉ chiếm 5,4%.

Bộ Y tế mặc dù có nhiều hình thức ưu đãi nhưng sự phát triển các cơ sở y tế tư nhân vẫn còn nhỏ so với nhu cầu của xã hội.

Theo đó, yêu cầu Bộ Y tế, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và UBND cấp tỉnh tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ nhóm giải pháp giảm quá tải bệnh viện, đặc biệt khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để huy động các nguồn vốn đầu tư xây dựng mới bệnh viện ngoài công lập, hợp tác với các bệnh viện nhà nước theo tinh thần Nghị quyết 93/NQ-CP ngày 15/12/2014.

Ngoài ra Chỉ thị 08/CT-TTg nêu rõ về việc tăng cường các giải pháp giảm quá tải bệnh viện, mở rộng mạng lưới bệnh viện vệ tinh

Thông qua các chính sách trên cho thấy ngành dịch vụ y tế đang nhận được sự quan tâm đặc biệt và khuyến khích phát triển của Chính phủ.

2.2.2.6. Môi trường văn hóa xã hội

Khi xã hội phát triển con người có xu hướng bảo vệ sức khỏe của bản thân nhiều hơn. Do đó nhu cầu khám chữa bệnh của người dân ngày càng được nâng cao, đặt ra nhiều thách thức với ngành y tế. Đà Nẵng là một trung tâm kinh tế hàng đầu khu vực miền Trung, cũng là một trong những thành phố lớn trực thuộc trung ương của Việt Nam. Là nơi thường chịu nhiều thiên

tai và tính chịu thương chịu khó của người miền trung ăn sâu. Do đó người Đà Nẵng rất chú tâm đến sức khỏe, có thể nói nhu cầu về một căn nhà khang trang chống lại được bão lũ và một sức khỏe dồi dào để làm ăn là những nhu cầu mà người miền trung chấp nhận chi tiêu nhất.

Tâm lý “sính ngoại” dường như đã ăn sâu vào tâm thức và suy nghĩ của người Việt Nam và dịch vụ y tế cũng không phải là ngoại lệ. Hiện nay tỷ lệ khách hàng trong nước đi KCB tại nước ngoài vẫn chiếm tỷ lệ tương đối cao.

Để thu hút được lượng khách hàng này nhằm hạn chế tình trạng chảy máu tiền tệ thì đòi hỏi bệnh viện phải đẩy mạnh hoạt động Marketing- mix của mình để nhằm vào thị hiếu và xu hướng tiêu dùng của tập khách hàng này.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM TRÍ (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w