CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.5. Bầu không khí tổ chức (Organizational Climate)
Bầu không khí tổ chức đề cập đến những khía cạnh của môi trường có ý thức đƣợc cảm nhận bởi các thành viên của tổ chức (Arstrong, 2003, trích Noordin &
cộng sự, 2010). Nói tóm lại nó đề cập đến cách mà các thành viên của một tổ chức cảm nhận nó diễn ra trong công việc hàng ngày.
Bầu không khí tổ chức là một khái niệm đa chiều và một số yếu tố điển hình có thể đƣợc mô tả gồm: cơ cấu tổ chức; giao tiếp; lãnh đạo; làm việc theo nhóm;
việc ra quyết định; cảm nhận chung về văn hoá tổ chức; sự hài lòng chung trong công việc; động lực.
Theo Noordin & cộng sự (2010) thì các biến khái niệm đƣợc định nghĩa nhƣ
sau:
Cơ chế hoạt động của tổ chức: đề cập đến quá trình xây dựng và điều chỉnh
một tổ chức để đạt đƣợc mục tiêu của mình. Cơ chế hoạt động của tổ chức có tác động tích cực đến sự cam kết với tổ chức, cơ chế hoạt động của tổ chức càng tốt thì sự cam kết của nhân viên càng cao. Cơ chế hoạt động của tổ chức có tác động tích
cực đến sự cam kết do tình cảm và sự cam kết do chuẩn mực, có tác động không đáng kể đến sự cam kết duy trì của nhân viên.
Việc trao đổi thông tin trong tổ chức: đề cập đến việc gợi lên một ý nghĩa thông thường hoặc ý nghĩa được chia sẻ từ người khác. Việc trao đổi thông tin trong tổ chức có tác động tích cực đến sự cam kết với tổ chức, việc trao đổi thông tin trong tổ chức càng cởi mở thì sự cam kết của nhân viên càng cao. Việc trao đổi thông tin trong tổ chức có tác động tích cực đến sự cam kết do tình cảm, sự cam kết duy trì và sự cam kết do chuẩn mực của nhân viên.
Phong cách lãnh đạo trong tổ chức: liên quan đến ảnh hưởng của người lãnh đạo đối với nhân viên và phong cách chỉ đạo mọi người để đạt được mục tiêu nào đó trong không gian và thời gian nhất định, bằng cách sử dụng năng lực và kỹ năng lãnh đạo để làm cho mọi người làm việc cùng nhau. Phong cách lãnh đạo trong tổ chức có tác động tích cực đến sự cam kết với tổ chức, phong cách lãnh đạo trong tổ
chức càng tốt thì sự cam kết của nhân viên với tổ chức càng cao. Phong cách lãnh đạo trong tổ chức có tác động tích cực đến sự cam kết do tình cảm, sự cam kết duy trì và sự cam kết do chuẩn mực của nhân viên.
Tinh thần làm việc nhóm: là quá trình làm việc cộng tác với một nhóm người để đạt đƣợc mục tiêu của tổ chức đề ra. Tinh thần làm việc nhóm có tác động tích cực đến sự cam kết với tổ chức, tinh thần làm việc nhóm càng tốt thì sự cam kết của nhân viên càng cao. Tinh thần làm việc nhóm có tác động tích cực đến sự cam kết do tình cảm, sự cam kết do chuẩn mực và hầu nhƣ không tác động đến sự cam kết duy trì của nhân viên.
Sự tự chủ trong việc ra quyết định: là việc nhân viên có quyền quyết định cách thức thực hiện nhiệm vụ của mình để đạt mục tiêu của tổ chức, có cơ hội nói
lên những điều họ suy nghĩ. Sự tự chủ trong việc ra quyết định có tác động tích cực đến sự cam kết với tổ chức, nhân viên càng có quyền tự chủ trong việc ra quyết định thì sự cam kết với tổ chức càng cao. Sự tự chủ trong việc ra quyết định có tác động
tích cực đến sự cam kết do tình cảm, sự cam kết do chuẩn mực và hầu nhƣ không tác động đến sự cam kết duy trì của nhân viên.
Cảm nhận chung về văn hoá tổ chức: đƣợc mô tả nhƣ là một kiểu giả định hợp lệ và đƣợc truyền cho các thành viên nhƣ cách để nhận thức, suy nghĩ và cảm nhận về tổ chức trong các mặt như môi trường làm việc, được coi trọng trong tổ chức, tinh thần làm việc của tổ chức, cũng nhƣ sự cân bằng giữa công việc và cuộc
sống mà tổ chức mang lại. Cảm nhận chung về văn hoá tổ chức có tác động tích cực đến sự cam kết với tổ chức, cảm nhận chung về văn hoá tổ chức càng tốt thì sự cam kết của nhân viên càng cao. Cảm nhận chung về văn hoá tổ chức có tác động tích cực đến sự cam kết do tình cảm, sự cam kết duy trì và sự cam kết do chuẩn mực của nhân viên.
Sự hài lòng chung trong công việc: là một trạng thái cảm xúc tích cực, kết quả có được là do việc thẩm định công việc của một người hoặc từ kinh nghiệm công việc. Sự hài lòng chung trong công việc có tác động tích cực đến sự cam kết với tổ chức, sự hài lòng chung trong công việc càng tốt thì sự cam kết của nhân viên càng cao. Sự hài lòng chung trong công việc có tác động tích cực đến sự cam kết do
tình cảm, sự cam kết duy trì và sự cam kết do chuẩn mực của nhân viên.
Động lực làm việc: đƣợc đề cập đến nhƣ là một trạng thái hoặc điều kiện nội bộ kích thích hành vi và đưa ra phương hướng, nó phát triển mong muốn, tạo nghị lực và chỉ đạo hành vi có mục đích của nhân viên. Động lực làm việc có tác động tích cực đến sự cam kết với tổ chức, động lực làm việc càng mạnh thì sự cam kết của nhân viên càng cao. Động lực làm việc có tác động tích cực đến sự cam kết do
tình cảm, sự cam kết duy trì và sự cam kết do chuẩn mực của nhân viên.
Một trong những nghiên cứu đầu tiên đƣợc tiến hành trong khoảng thời gian 1924 – 1932, hai nhà tâm lý học người Mỹ là E. Mayo và F. Roethlisberger (trích Thƣ, 2013) đã tiến hành nghiên cứu các quan hệ không chính thức và ảnh hưởng của nó đến hiệu quả sản xuất tại các nhóm lao động. Mặc dù chưa đề cập
đến BKKTC một cách chính thức nhƣng đề tài đã đề cập đến khá nhiều khía cạnh của hiện tƣợng này, đặc biệt là hệ thống thái độ cảm xúc giữa các thành viên, đó là một cơ sở quan trọng trong cấu trúc bầu không khí của tổ chức.
Các nghiên cứu về BKKTC bắt đầu nở rộ từ những năm 50 của thế kỉ 20 nhƣ công trình của L.Festinger, S. Schater , K. W. Back, B. E. Colins, B. Raven
(trích Hiếu, 2000), các nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào việc làm rõ ảnh hưởng của BKKTC đối với hiệu quả sản xuất của tổ chức đó. Một số nghiên cứu khác hướng vào mối quan hệ phụ thuộc của hành vi vào các yếu tố tâm lý nhân cách và các yếu tố tâm lý nhóm… Các hướng nghiên cứu chủ yếu này đã đưa ra các tiêu chí đánh giá mức độ hình thành, phát triển bầu không khí tổ chức.
Đối với mảng quản lý thì việc nghiên cứu về BKKTC chính là nghiên cứu
“bầu không khí làm việc của tổ chức”, việc nghiên cứu này là quan trọng vì nó giúp cho nhà lãnh đạo và nhân viên nhìn nhận được môi trường làm việc của họ cũng nhƣ thái độ, cách ứng xử của họ với tổ chức mình đang làm việc. Nếu sống trong
một BKKTC lành mạnh, thân ái sẽ tạo ra tâm trạng phấn khởi, vui vẻ cho các nhân viên, làm tăng thêm sự tích cực của nhân viên trong việc thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao. Ngƣợc lại, nếu sống trong không khí ảm đạm, lạnh nhạt, căng thẳng và xung đột… sẽ dẫn tới không khí uể oải, buồn chán cho nhân viên và hiệu quả chất lƣợng lao động sẽ kém sự cam kết sẽ giảm.