CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.10. Đề xuất mô hình nghiên cứu
Từ những mô hình nghiên cứu đã đề cập ở phần trên, mô hình nghiên cứu đƣợc đề xuất dựa vào mô hình nghiên cứu của Noordin & cộng sự (2010) về “Ảnh
hưởng của bầu không khí tổ chức đến sự cam kết với tổ chức”. Bởi vì qua nghiên
cứu mô hình này, tác giả thấy rằng các thành phần của BKKTC trong mô hình của Noordin & cộng sự (2010) là những thành phần đƣợc sử dụng nhiều trong các nghiên cứu trước đó, chứng tỏ đây là các thành phần đo lường BKKTC đã được kiểm chứng qua nhiều nghiên cứu:
Bảng 2.4. Các thành phần của BKKTC sử dụng trong mô hình nghiên cứu
Stt Tên thành phần BKKTC Đƣợc kiểm chứng trong các nghiên
cứu trước
1 Cơ chế hoạt động của tổ chức Ahmad & cộng sự (2010); Noordin &
cộng sự (2010) 2 Phong cách lãnh đạo trong tổ chức Noordin & cộng sự (2010); Tình &
cộng sự (2012); Thƣ (2013) kiểm chứng mô hình của Jones & James (1979) 3 Việc trao đổi thông tin trong tổ
chức
Ahmad & cộng sự (2010); (Noordin &
cộng sự (2010) 4 Tinh thần làm việc nhóm Noordin & cộng sự (2010); Thƣ (2013)
kiểm chứng mô hình của Jones & James (1979)
5 Sự tự chủ trong việc ra quyết định Noordin & cộng sự (2010); gần giống
với Cơ hội và sự đa dạng trong công việc (Thƣ (2013) kiểm chứng mô hình của Jones & James (1979)
6 Cảm nhận chung về văn hoá tổ chức
Noordin & cộng sự (2010); gần giống với Tinh thần chuyên nghiệp và tính tổ chức (Thƣ (2013) kiểm chứng mô hình của Jones & James (1979)
7 Sự hài lòng chung trong công việc Noordin & cộng sự (2010); gần giống
với tính minh bạch và ngăn ngừa xung đột (Thƣ (2013) kiểm chứng mô hình của Jones & James (1979)
8 Động lực làm việc Noordin & cộng sự (2010); gần giống
với cơ hội thăng tiến (Ahmad & cộng sự (2010); Tình & cộng sự (2012)
Biến phụ thuộc trong nghiên cứu của Noordin & cộng sự (2010) là sự cam kết với tổ chức gần giống với đề tài nghiên cứu của tác giả đó là sự cam kết với cơ quan của CBCC Khối hành chính tỉnh Lâm Đồng, chỉ khác về đối tƣợng khảo sát.
Hơn nữa, nghiên cứu của Noordin & cộng sự (2010) đƣợc thực hiện trong tổ chức tại Malaysia, cũng là một quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á cùng với Việt Nam, từ đó sẽ có nhiều nét tương đồng về văn hóa và cách ứng xử, tính cách con người... Các biến khái niệm và bộ thang đo của nghiên cứu cũng khá phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của tác giả.
Từ đó tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu về ảnh hưởng của BKKTC đến sự cam kết với cơ quan của CBCC Khối hành chính tỉnh Lâm Đồng nhƣ sau:
+ Các yếu tố thành phần của BKKTC tại Khối CQHC tỉnh Lâm Đồng gồm 8 yếu
tố: cơ chế hoạt động của tổ chức; việc trao đổi thông tin trong tổ chức; phong cách lãnh đạo trong tổ chức; tinh thần làm việc nhóm; sự tự chủ trong việc ra quyết định; cảm nhận chung về văn hoá tổ chức; sự hài lòng chung trong công việc; động lực làm việc .
+ Các yếu tố thành phần của sự cam kết của CBCC Khối hành chính tỉnh Lâm Đồng gồm 3 yếu tố: cam kết tình cảm, cam kết duy trì, cam kết chuẩn mực.
+ BKKTC ảnh hưởng đến sự cam kết với cơ quan của CBCC Khối hành chính
tỉnh Lâm Đồng.
Tuy nhiên, để phù hợp hơn với đặc điểm của KHC tỉnh Lâm Đồng thì tác giả sẽ đề xuất thêm một số biến quan sát bổ sung vào bộ thang đo có sẵn trong nghiên cứu của Noordin & cộng sự (2010). Những biến quan sát bổ sung thêm này sẽ đƣợc đề xuất cụ thể sau bước nghiên cứu sơ bộ.
* Mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết ảnh hưởng đến sự cam kết của CBCC KHC tỉnh Lâm Đồng.
Hình 2.4. Ảnh hưởng của BKKTC đến sự cam kết với cơ quan của CBCC Khối hành chính tỉnh Lâm Đồng
* Các giả thuyết đề xuất:
Theo kết quả nghiên cứu của Noordin & cộng sự (2010) nhƣ trong phần các mô hình nghiên cứu trước, tác giả đề xuất các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu về ảnh hưởng của BKKTC đến sự cam kết với cơ quan của CBCC Khối hành chính tỉnh Lâm Đồng nhƣ sau:
- Giả thuyết H1: Cơ chế hoạt động của tổ chức càng rõ ràng thì sự cam kết của CBCC càng cao.
- Giả thuyết H2: Việc trao đổi thông tin trong tổ chức càng thuận lợi thì sự cam kết với cơ quan của CBCC càng cao.
Việc trao đổi thông tin trong tổ chức
Phong cách lãnh đạo trong tổ chức
Tinh thần làm việc
nhóm
Sự tự chủ trong việc ra quyết định
Cảm nhận chung về văn hóa tổ chức
Sự hài lòng chung trong công việc Động lực làm việc
Cam kết chuẩn mực Cam kết duy trì Cam kết tình cảm Cơ chế hoạt động của
tổ chức
Bầu không khí tổ chức
Sự cam kết với tổ chức
H1 H2 H3
H4 H5 H6 H7 H8
- Giả thuyết H3: Phong cách lãnh đạo trong tổ chức càng tốt thì sự cam kết của CBCC càng cao.
- Giả thuyết H4: Tinh thần làm việc nhóm càng tốt thì sự cam kết với cơ quan của CBCC càng cao.
- Giả thuyết H5: Sự tự chủ trong việc ra quyết định càng nhiều thì sự cam kết với cơ quan của CBCC càng cao.
- Giả thuyết H6: Cảm nhận chung về văn hoá tổ chức càng tốt thì sự cam kết của CBCC càng cao.
- Giả thuyết H7: Sự hài lòng chung trong công việc càng nhiều thì sự cam kết của CBCC càng cao.
- Giả thuyết H8: Động lực làm việc càng mạnh thì sự cam kết của CBCC càng cao.
Tóm tắt Chương II
Trong Chương II tác giả trình bày các cơ sở lý thuyết có liên quan đến nội dung đề tài. Trước hết là các khái niệm: tổ chức; cơ quan hành chính nhà nước; cán bộ, công chức; bâu không khí tổ chức; phân biệt văn hoá của tổ chức và bầu không khí của tổ chức; sự cam kết với tổ chức; mối quan hệ giữa BKKTC đến sự hài lòng và sự cam kết của nhân viên với tổ chức. Tiếp theo, tác giả đƣa ra một số mô hình nghiên cứu trước đây về các nhân tố đo lường BKKTC và ảnh hưởng của BKKTC đến sự hài lòng công việc, sự cam kết với tổ chức của nhân viên. Từ đó, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu và hình thành các giả thuyết.