Kiểm định giả thuyết

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của bầu không khí tổ chức đến sự cam kết với cơ quan của cán bộ, công chức khối hành chính tỉnh Lâm Đồng (Trang 66 - 75)

CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.5. Kiểm định giả thuyết

Phần này tập trung vào việc kiểm định các giả thuyết trong mô hình nghiên

cứu chính thức đã nêu ở mục 4.3 bằng phương pháp phân tích hồi quy đa biến nhằm xác định vai trò quan trọng của từng nhân tố trong việc đánh giá mối quan hệ giữa các thành phần của BKKTC với sự cam kết với cơ quan của CBCC Khối hành chính cấp tỉnh ở Lâm Đồng.

4.5.1. Phân tích tương quan

Hệ số tương quan Pearson (r) được dùng để lượng hoá mức độ chặt chẽ của mối quan hệ giữa hai hay nhiều biến thứ tự. Giá trị tuyệt đối của r tiến gần đến 1 khi hai biến có mối tương quan tuyến tính chặt chẽ (trích Trọng & Ngọc, 2008). Bảng kết quả ma trận tương quan cho các biến độc lập của BKKTC: Sự hài lòng đối với cơ quan đang làm việc, phong cách người lãnh đạo trong cơ quan, cách thức hoạt động trong cơ quan và các biến của sự cam kết với cơ quan: Sự cam kết tự nguyện, sự cam kết duy trì đƣợc trình bày ở bảng 4.9.

Bảng 4.9. Kết quả phân tích tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc

SUHAILONG LANHDAO HOATDONG TUNGUYEN DUYTRI SUHAILONG Pearson Correlation 1 .712** .549** .790** .448**

Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000

N 300 300 300 300 300

LANHDAO Pearson Correlation .712** 1 .604** .653** .371**

Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000

N 300 300 300 300 300

HOATDONG Pearson Correlation .549** .604** 1 .530** .379**

Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000

N 300 300 300 300 300

TUNGUYEN Pearson Correlation .790** .653** .530** 1 .530**

Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000

N 300 300 300 300 300

DUYTRI Pearson Correlation .448** .371** .379** .530** 1

Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000

N 300 300 300 300 300

Kết quả phân tích ma trận tương quan cho thấy cả 3 thành phần của BKKTC:

sự hài lòng đối với cơ quan đang làm việc, phong cách người lãnh đạo trong cơ quan, cách thức hoạt động của cơ quan đều có tương quan dương với sự cam kết tự nguyện và sự cam kết duy trì của cán bộ, công chức. Hệ số tương quan thấp nhất là tương quan giữa phong cách người lãnh đạo trong cơ quan và sự cam kết duy trì

0,371 (lớn hơn 0), hệ số tương quan cao nhất là tương quan giữa sự hài lòng đối với cơ quan đang làm việc và sự cam kết tự nguyện 0,790 (lớn hơn 0,7). Điều này dự báo có khả năng xảy ra đa cộng tuyến giữa các biến độc lập thành phần bầu không khí tổ chức (trích Hair & cộng sự, 2009). Để tiếp tục kiểm tra xem có hiện tƣợng đa cộng tuyến xảy ra hay không, chúng ta sẽ tiếp tục dùng hệ số phóng đại phương sai VIF ở bước phân tích hồi quy đa biến.

4.5.2. Phân tích hồi quy đa biến 4.5.2.1. Phân tích hồi quy đa biến của các biến độc lập đối với sự cam kết tự nguyện

Kết quả phân tích hồi quy đa biến của các biến độc lập thành phần BKKTC ảnh hưởng đến sự cam kết tự nguyện của CBCC cho thấy hệ số tương quan R2 (R- Square) là 0,646 và R2 điều chỉnh (Adjusted Square) là 0,643. Điều này có nghĩa là

mô hình tuyến tính đã xây dựng phù hợp với tập dữ liệu đến mức 64,3%, hay nói cách khác, mô hình đã giải thích đƣợc 64,3% sự biến thiên của biến phụ thuộc sự cam kết tự nguyện của CBCC Khối hành chính cấp tỉnh ở Lâm Đồng. Trị số thống kê F đạt giá trị 180.240 khác 0 tại mức ý nghĩa sig = 0,000. Kiểm tra hiện tƣợng tương quan bằng hệ số Durbin – Watson là 1,866 (1< 1,866 < 3). Như vậy mô hình hồi quy tuyến tính bội đƣa ra là phù hợp với mô hình và dữ liệu nghiên cứu.

Kết quả thể hiện cả 3 biến độc lập các thành phần BKKTC đều tác động đến sự cam kết tự nguyện với cơ quan của CBCC Khối hành chính cấp tỉnh ở Lâm Đồng với mức ý nghĩa sig nhỏ hơn 0,05. Trong đó, yếu tố sự hài lòng đối với cơ quan đang làm việc có tác động mạnh nhất đến sự cam kết của CBCC với hệ số Beta đã chuẩn

hoá 0,637, tiếp theo là yếu tố phong cách người lãnh đạo trong cơ quan với hệ số Beta đã chuẩn hoá 0,143, thấp nhất là yếu tố cách thức hoạt động của cơ quan với hệ số Beta đã chuẩn hóa 0,094. Kết quả phân tích hồi quy đƣợc thể hiện tại Bảng 4.10.

Bảng 4.10. Kết quả phân tích hồi quy các thành phần bầu không khí tổ chức ảnh hưởng đến sự cam kết tự nguyện của cán bộ, công chức

Biến độc lập

Hệ số chƣa chuẩn hoá

Hệ số đã chuẩn

hoá

T

Sig (p- value)

Collinearity Statistics

B Std.

Error Tolerance VIF

Hằng số .261 .169 1.545 .123

SUHAILONG .721 .057 .637 12.631 .000 .476 2.127

LANHDAO .134 .050 .143 2.697 .007 .428 2.337

HOATDONG .099 .047 .094 2.126 .034 .607 1.648

Biến phụ thuộc: TUNGUYEN

Theo Hair & cộng sự (2009) thì hệ số phóng đại phương sai VIF tối đa có thể đạt đến 10 vẫn chấp nhận được, tuy nhiên trong thực tế nghiên cứu thường được đề nghị từ 3 đến 5 là mức chấp thích hợp. Trong kết quả hồi quy đối với biến phụ thuộc TUNGUYEN, hệ số phóng đại phương sai VIF lớn nhất là 2,337 nhỏ hơn 3 nên không đáng lo ngại về đa cộng tuyến. Do đó, kết luận mô hình hồi quy tuyến

tính xây dựng đƣợc là phù hợp với tổng thể.

Phương trình hồi quy tuyến tính đối với các biến có hệ số chuẩn hoá có dạng nhƣ sau:

F1 = 0,637*SUHAILONG + 0,143*LANHDAO + 0,094 HOATDONG + E Trong đó: F1: Sự cam kết tự nguyện của CBCC.

SUHAILONG: Sự hài lòng đối với cơ quan đang làm việc.

LANHDAO: Phong cách người lãnh đạo trong cơ quan.

HOATDONG: Cách thức hoạt động của cơ quan.

E: Sai số và các biến ngoài mô hình.

4.5.2.2. Phân tích hồi quy đa biến của các biến độc lập đối với sự cam kết duy trì

Tương tự như đối với sự cam kết tự nguyện, kết quả phân tích hồi quy đa biến đối với sự cam kết duy trì cho thấy hệ số tương quan R2 (R-Square) là 0,227 và

R2 điều chỉnh (Adjusted Square) là 0,219. Điều này có nghĩa là mô hình tuyến tính đã xây dựng phù hợp với tập dữ liệu đến mức 21,9%, hay nói cách khác, mô hình đã giải thích đƣợc 21,9% sự biến thiên của biến phụ thuộc sự cam kết duy trì của CBCC KHC cấp tỉnh ở Lâm Đồng. Trị số thống kê F đạt giá trị 28.919 khác 0 tại mức ý nghĩa sig = 0,000. Kiểm tra hiện tượng tương quan bằng hệ số Durbin – Watson là 1,857 (1< 1,857 < 3). Nhƣ vậy mô hình hồi quy tuyến tính bội đƣa ra là phù hợp với mô hình và dữ liệu nghiên cứu.

Kết quả thể hiện có 2 biến độc lập các thành phần BKKTC tác động đến sự cam kết duy trì với cơ quan của CBCC Khối hành chính cấp tỉnh ở Lâm Đồng với mức ý nghĩa sig nhỏ hơn 0,05. Trong đó, yếu tố sự hài lòng đối với cơ quan đang làm việc có tác động mạnh nhất đến sự cam kết duy trì của CBCC với hệ số Beta đã chuẩn hoá 0,330. Sau đó, yếu tố cách thức hoạt động của cơ quan tác động đến sự

cam kết duy trì với hệ số Beta đã chuẩn hoá 0,182. Yếu tố còn lại là phong cách người lãnh đạo trong cơ quan có giá trị sig lớn hơn 0,05, do đó không có ý nghĩa về mặt thống kế, không giải thích sự biến thiên của biến phụ thuộc sự cam kết duy trì.

Kết quả phân tích hồi quy đƣợc thể hiện tại Bảng 4.11.

Bảng 4.11. Kết quả phân tích hồi quy các thành phần bầu không khí tổ chức ảnh hưởng đến sự cam kết duy trì của cán bộ, công chức

Biến độc lập

Hệ số chƣa chuẩn hoá

Hệ số đã chuẩn

hoá

T

Sig (p- value)

Collinearity Statistics

B Std.

Error Tolerance VIF

Hằng số 1.110 .278 3.993 .000

SUHAILONG .415 .094 .330 4.424 .000 .470 2.127

LANHDAO .027 .082 .026 .336 .737 .428 2.337

HOATDONG .212 .076 .182 2.776 .006 .607 1.648

Biến phụ thuộc: DUYTRI Việc kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến tương tự như đối với sự cam kết tự nguyện, các hệ số phóng đại phương sai VIF đều nhỏ hơn 3, do đó không xảy ra

hiện tƣợng đa cộng tuyến (trích Hair & cộng sự, 2009). Do đó, kết luận mô hình hồi

quy tuyến tính xây dựng đƣợc là phù hợp với tổng thể.

Phương trình hồi quy tuyến tính đối với các biến có hệ số chuẩn hoá có dạng nhƣ sau:

F2 = 0,330*SUHAILONG + 0,182*HOATDONG + E Trong đó: F2: Sự cam kết duy trì của CBCC.

SUHAILONG: Sự hài lòng đối với cơ quan đang làm việc.

HOATDONG: Cách thức hoạt động của cơ quan.

E: Sai số và các biến ngoài mô hình.

4.5.2.3. Kết quả phân tích hồi quy đa biến

Nhƣ vậy, kết quả phân tích hồi quy đa biến của các thành phần BKKTC đến sự cam kết với cơ quan của CBCC Khối hành chính cấp tỉnh ở Lâm Đồng cho thấy:

Đối với sự cam kết tự nguyện: cả 3 thành phần là sự hài lòng đối với cơ quan đang làm việc; phong cách người lãnh đạo trong cơ quan; cách thức hoạt động của cơ quan đều có ảnh hưởng tích cực đến sự cam kết tự nguyện của CBCC (hệ số sig nhỏ hơn 0,05). Điều này chứng tỏ các giả thuyết H1, H2, H3 đƣợc chấp nhận.

Đối với sự cam kết duy trì: chỉ có 2 thành phần sự hài lòng đối với cơ quan đang làm việc và cách thức hoạt động của cơ quan có ảnh hưởng tích cực đến sự cam kết duy trì của CBCC (hệ số sig nhỏ hơn 0,05), thành phần phong cách nguời lãnh đạo trong cơ quan không có ý nghĩa về mặt thống kê đối với sự cam kết duy trì của CBCC (hệ số sig lớn hơn 0,05). Điều này chứng tỏ giả thuyết H4, H6 đƣợc chấp nhận, giả thuyết H5 bị bác bỏ.

Bảng 4.12. Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu

STT Giả thuyết Beta Sig. Kết luận

H1 Sự hài lòng đối với cơ quan đang làm việc sẽ có tác động tích cực đến sự cam kết tự nguyện của cán bộ, công chức.

0,637 0,000 Chấp nhận

H2 Phong cách người lãnh đạo trong cơ quan sẽ có tác động tích cực đến sự cam kết tự nguyện của cán bộ, công chức.

0,143 0,007 Chấp nhận H3 Cách thức hoạt động của cơ quan sẽ có tác

động tích cực đến sự cam kết tự nguyện của 0,094 0,034 Chấp nhận

cán bộ, công chức.

H4 Sự hài lòng đối với cơ quan đang làm việc sẽ có tác động tích cực đến sự cam kết duy trì của cán bộ, công chức.

0,330 0,000 Chấp nhận

H5 Phong cách người lãnh đạo trong cơ quan sẽ có tác động tích cực đến sự cam kết duy trì của cán bộ, công chức.

0,026 0,737 Bác bỏ

H6 Cách thức hoạt động của cơ quan sẽ có tác động tích cực đến sự cam kết duy trì của cán bộ, công chức.

0,182 0,006 Chấp nhận

4.5.3. Thảo luận về kết quả nghiên cứu

Bảng 4.13. Kết quả phân tích giá trị trung bình các thành phần bầu không khí tổ chức ảnh hưởng đến sự cam kết của cán bộ, công chức

Nhân tố Hệ số Beta Mean

TUNGUYEN 3,9044

DUYTRI 3,6478

SUHAILONG 0,637 3,7777

LANHDAO 0,143 3,8413

HOATDONG 0,094 4,0667

4.5.3.1. Nhân tố sự cam kết tự nguyện

Nhân tố này đƣợc CBCC Khối hành chính cấp tỉnh ở Lâm Đồng đánh giá ở mức khá cao (mean = 3,9044 điểm). Điều này có nghĩa là hiện tại CBCC trong khối cam kết tự nguyện với cơ quan cao, chứng tỏ họ cảm nhận về BKKTC trong các CQHC hiện nay là tương đối tốt.

Trong 6 yếu tố của sự cam kết tự nguyện thì yếu tố “tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới đất nước của Đảng và Nhà nước” được CBCC đánh giá cao nhất (NC4 = 4,27 điểm) và yếu tố “tự hào khi là CBCC nhà nước” được CBCC đánh giá cao thứ hai (AC4 = 3,98 điểm), đây là hai yếu tố mới đƣợc bổ sung sau quá trình nghiên cứu định tính.

Mặc dù được đánh giá là khu vực có mức lương thấp nhưng KHC, trong đó có KHC tỉnh Lâm Đồng trong những năm qua vẫn thu hút khá đông số lượng người lao động xin việc làm. Qua tham khảo ý kiến sơ bộ của một vài người xin việc, một số CBCC cho thấy rằng có nhiều lý do tạo nên hiện tƣợng này, nhƣng đặc biệt hơn cả là vì họ tin vào sự thành công của mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công

bằng, văn minh”, mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra, một số người khi được hỏi còn có ý kiến rằng, họ tự hào khi mình là CBCC nhà nước. Chính vì vậy, cả ba thành phần của BKKTC: sự hài lòng đối với cơ quan đang làm việc; phong cách người lãnh đạo trong cơ quan; cách thức hoạt động của cơ quan mà mô hình nghiên cứu đƣa ra đều có ý nghĩa thống kê đối với sự cam kết tự nguyện, ba thành phần này giải thích đƣợc 64,3% sự biến thiên của biến phụ thuộc sự cam kết tự nguyện với mức ý nghĩa sig. nhỏ hơn 0,05.

4.5.3.2. Nhân tố sự cam kết duy trì

Nhân tố này có giá trị mean thấp hơn sự cam kết tự nguyện khá nhiều mặc dù

vẫn đạt mức trên trung bình (mean = 3,6478). Điều này là đúng thực tế, bởi vì đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là BKKTC, chủ yếu là các thành phần liên quan đến việc động viên tinh thần CBCC là chính, do đó, nó liên quan đến sự tự nguyện của

CBCC khi cam kết, gắn bó với cơ quan.

Trong khi đó, sự cam kết duy trì yêu cầu một sự ràng buộc nào đó, tức là ràng buộc về mặt kinh tế, về mặt xã hội, về các điều kiện sống của gia đình... Do đó, các thành phần của BKKTC ảnh hưởng đến sự cam kết duy trì không nhiều, và việc CBCC đánh giá sự cam kết duy trì ở mức không cao là điều đương nhiên.

Chính vì vậy, trong ba thành phần của BKKTC mà mô hình nghiên cứu đƣa ra, chỉ có hai thành phần là sự hài lòng đối với cơ quan đang làm việc và cách thức hoạt động của cơ quan có ý nghĩa thống kê đối với sự cam kết duy trì, hai thành phần này giải thích đƣợc 21.9% sự biến thiên của biến phụ thuộc sự cam kết duy trì với mức ý nghĩa sig. nhỏ hơn 0,05, thành phần còn lại là phong cách người lãnh đạo trong cơ quan không ảnh hưởng đến sự cam kết duy trì.

4.5.3.3. Nhân tố Sự hài lòng đối với cơ quan đang làm việc

Nhân tố này đƣợc CBCC trong KHC cấp tỉnh ở Lâm Đồng đánh giá ở mức khá cao là 3,78 điểm. Nhân tố này có mức độ ảnh hưởng cao nhất tới mô hình nghiên cứu với hệ số Beta = 0,637 đối với sự cam kết tự nguyện và 0,330 đối với sự cam kết duy trì. Nhân tố này gồm 13 yếu tố đƣợc CBCC trong khối đánh giá từ 3,55 đến 3,99 điểm. Nhƣ vậy, đối với CBCC trong khối thì mức độ hài lòng đối với cơ quan đang làm việc là tương đối cao, điều này tạo nên sự cam kết của CBCC với cơ quan.

Từ kết quả thống kê cho thấy yếu tố “hăng hái và nhiệt tình với công việc”

đƣợc CBCC đánh giá cao nhất trong 13 yếu tố của sự hài lòng đối với cơ quan đang làm việc (JS4 = 3,99 điểm), có nghĩa là khi CBCC hăng hái và nhiệt tình với công việc càng nhiều chứng tỏ khi đó họ hài lòng với cơ quan đang làm việc càng cao, và hiện tại thì CBCC trong khối đang hăng hái và nhiệt tình với công việc của mình.

Yếu tố “thu nhập của anh (chị) là phù hợp với năng lực và công việc đang làm”

đƣợc đánh giá thấp nhất (M4 = 3,55 điểm). Nghĩa là CBCC chƣa hài lòng lắm về mức thu nhập của mình, điều này là đúng thực tế, vì mức lương trong các CQHC

vẫn được đánh giá là thấp hơn so với khu vực ngoài Nhà nước. Mỗi CBCC khi đƣợc tuyển dụng đều xếp vào ngạch, bậc cụ thể nhƣ nhau, không giống các doanh nghiệp mức lương, thưởng được trả theo hiệu quả và chất lượng công việc cụ thể của từng người.

4.5.3.4. Nhân tố phong cách người lãnh đạo trong cơ quan

Cán bộ, công chức trong KHC cấp tỉnh ở Lâm Đồng đánh giá phong cách người lãnh đạo trong cơ quan mình ở mức khá cao là 3,84 điểm. Nhân tố này có mức độ ảnh hưởng cao thứ hai tới mô hình nghiên cứu với hệ số Beta = 0,143 ở mức ý nghĩa sig. nhỏ hơn 0,05 đối với sự cam kết tự nguyện, riêng đối với sự cam kết duy trì yếu tố này không có ý nghĩa thống kê.

Nhân tố bao gồm 5 yếu tố đƣợc CBCC trong khối đánh giá từ 3,77 đến 3,94 điểm. Từ đó ta thấy rằng, CBCC trong khối khá hài lòng về phong cách của người lãnh đạo trong cơ quan họ làm việc, đây cũng là một yếu tố tạo nên sự cam kết tự nguyện của CBCC với cơ quan. Từ kết quả thống kê cho thấy yếu tố “Lãnh đạo cơ quan anh (chị) đƣợc CBCC tín nhiệm cao” đƣợc CBCC đánh giá cao nhất trong 5 yếu

tố (L5 = 3,94 điểm), có nghĩa là CBCC trong khối đang có mức độ tín nhiệm đối với lãnh đạo cơ quan mình khá cao. Yếu tố “khuyến khích mọi người nói lên những quan điểm mà họ không đồng tình với các quyết định của cấp trên” đƣợc đánh giá thấp nhất (L4 = 3,77 điểm), mặc dù đây là mức đánh giá không quá thấp nhƣng cũng cho thấy thực trạng CBCC thường phải chịu áp đặt bởi các quyết định từ trên xuống. Mặc dù lãnh đạo của họ có khuyến khích họ nói lên quan điểm của mình, tuy nhiên có những quyết định không phải do lãnh đạo cơ quan họ ban hành mà là từ cấp cao hơn,

ngoài khả năng giải quyết của lãnh đạo cơ quan. Điều này làm giảm phần nào sự hài lòng của CBCC đối với lãnh đạo cơ quan, mặc dù chỉ vì lý do gián tiếp.

4.5.3.5. Nhân tố cách thức hoạt động của cơ quan

Đây là nhân tố thể hiện đặc thù của BKKTC trong các CQHC nhà nước, đƣợc CBCC trong khối đánh giá ở mức cao nhất, trên mức đồng ý với 4,07 điểm.

Cả ba yếu tố trong cách thức hoạt động của cơ quan đều đƣợc đánh giá cao (từ 4,01 đến 4,14 điểm). Có nghĩa là hiện tại các CQHC cấp tỉnh tỉnh Lâm Đồng đang có cách thức hoạt động phù hợp với nguyện vọng của CBCC: chức năng, nhiệm vụ chung của cơ quan cụ thể, rõ ràng; kế hoạch và chương trình công tác của cơ quan phù hợp; cơ chế báo cáo đƣợc quy định rõ ràng.

Tuy nhiên, nhân tố này lại có ý nghĩa thống kê ở mức thấp nhất đối với mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của BKKTC đến sự cam kết của CBCC Khối hành chính

cấp tỉnh ở Lâm Đồng, với hệ số Beta = 0,094 đối với sự cam kết tự nguyện và 0,182 đối với sự cam kết duy trì ở mức ý nghĩa sig nhỏ hơn 0,05. Điều này chứng tỏ rằng, hiện tại CBCC trong khối đánh giá cách thức hoạt động của cơ quan mình là phù hợp, nhƣng đây không phải là yếu tố cốt lõi tạo nên sự cam kết của cán bộ, công chức.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của bầu không khí tổ chức đến sự cam kết với cơ quan của cán bộ, công chức khối hành chính tỉnh Lâm Đồng (Trang 66 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)