Kiểm định thang đo

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của bầu không khí tổ chức đến sự cam kết với cơ quan của cán bộ, công chức khối hành chính tỉnh Lâm Đồng (Trang 54 - 64)

CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2. Kiểm định thang đo

4.2.1. Đánh giá độ giá trị phân biệt và độ giá trị hội tụ của thang đo bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA

Phần này sẽ phân tích nhân tố khám phá của các biến độc lập và biến phụ thuộc. Mục đích của phân tích nhân tố khám phá là nhóm các biến thực sự có quan hệ với nhau theo nhận thức của người trả lời thành các nhân tố. Thông qua phân tích nhân tố ta có thể đánh giá đƣợc độ giá trị phân biệt và độ giá trị hội tụ của thang đo.

4.2.1.1. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho các biến độc lập

Phân tích nhân tố khám phá EFA đối với 8 thành phần của BKKTC ảnh hưởng đến sự cam kết của CBCC trong các CQHC cấp tỉnh tỉnh Lâm Đồng (gồm 39 biến quan sát) cho kết quả có 6 nhân tố có hệ số Eigenvalue là 1,029 lớn hơn 1; chỉ số KMO đạt 0,960 lớn hơn 0,5; kiểm định Bartlett’s với mức ý nghĩa sig = 0,000 nhỏ hơn 0,05 và tổng phương sai trích được là 63,352% lớn hơn 50%.

Kết quả phân tích nhân tố khám phá lần 1 đối với các biến thành phần của BKKTC đƣợc trình bày cụ thể tại Bảng 4.2.

Bảng 4.2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá lần 1 đối với các biến độc lập

Biến quan sát Nhân tố

1 2 3 4 5 6

M1 .737

CT4 .695

JS3 .689

M2 .676

JS4 .651

CT5 .641

M3 .636

JS2 .622

JS1 .620

CT3 .612 .311

CT1 .604

M4 .565 .304

CT2 .557

T5 .376

OD5 .729

OD1 .693

OD2 .504

OD4 .500 .314

OD3 .372

L5 .818

L3 .798

L4 .684

L1 .660

L2 .563

DM2 .421 .306

C4 .304

OD7 .756

OD6 .318 .639

T4 .362 .473

T1 .339

DM1

C2 .743

T2 .314 .452

C3 .447

C1 .433 .439

T3 .382

DM3 .674

DM5 .312 .448

DM4 .391

Hệ số KMO 0,960

Kiểm định Bartlett’s Test Sig = 0,000

Eigenvalues 1,029

Tổng phương sai trích 63,352%

Tuy nhiên, nhìn vào kết quả ta thấy biến quan sát DM1 không đo lường nhân tố nào, tác giả loại biến quan sát này và chạy lại EFA lần 2. Kết quả lần 2 vẫn còn 6

nhân tố đủ điều kiện đƣợc trích, tiếp tục xuất hiện biến quan sát C4 và T1 không đo lường nhân tố nào, tác giả loại bỏ 2 biến quan sát này và chạy lại EFA lần 3. Kết quả lần 3 cho thấy 6 nhân tố trên vẫn đƣợc giữ lại, tuy nhiên xuất hiện một số biến quan sát trọng số nhân tố nhỏ hơn 0,5 và một số biến quan sát có chênh lệch trọng số trên 2 nhân tố nhỏ hơn 0,3. Lúc này, tác giả tiến hành loại bỏ từng biến một theo quy tắc: loại biến quan sát có trọng số nhân tố nhỏ nhất trước, sau khi loại hết các biến quan sát có trọng số nhân tố nhỏ hơn 0,5 thì tiến hành loại bỏ các biến quan sát có chênh lệch trọng số trên 2 nhân tố nhỏ hơn 0,3 và chạy lại EFA đối với mỗi lần loại biến quan sát.

Nhƣ vậy, sau khi chạy EFA 18 lần, tác giả tiến hành loại bỏ 18 biến quan sát không đạt yêu cầu theo thứ tự nhƣ sau: DM1, C4, T1, DM4, T3, C3, JS1, T4, DM3, T5, DM2, DM5, C2, OD3, C1, OD4, OD7, OD6. Kết quả lúc này chỉ còn lại 3 nhân tố đƣợc trích với hệ số Eigenvalue lớn hơn 1; chỉ số KMO đạt 0,946 lớn hơn 0,5;

kiểm định Bartlett’s với mức ý nghĩa sig = 0,000 nhỏ hơn 0,05 và tổng phương sai trích đƣợc là 60,482% lớn hơn 50%.

Vì phân tích nhân tố khám phá EFA qua rất nhiều lần trung gian trước khi loại 18 biến quan sát không đạt yêu cầu nhƣ đã phân tích ở trên, do đó, trong phần kết quả nghiên cứu này tác giả chỉ đƣa kết quả phân tích EFA lần 1 và lần 18 (kết quả sau cùng).

Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA lần cuối cùng đối với các biến độc lập đƣợc trình bày cụ thể ở bảng 4.3.

Bảng 4.3. Kết quả phân tích nhân tố khám phá cuối cùng đối với các biến độc lập

Biến quan sát Nhân tố

1 2 3

M1 .760

M4 .752

CT3 .735

CT5 .724

M2 .719

CT4 .703

M3 .688

JS2 .585

JS3 .572

T2 .553

CT2 .520

JS4 .520

CT1 .511

L3 .777

L4 .736

L5 .723

L1 .657

L2 .581

OD1 .746

OD5 .702

OD2 .605

Hệ số KMO 0,946

Kiểm định Bartlett’s Test Sig = 0,000

Eigenvalues 1,125

Tổng phương sai trích 60,482

Sau khi phân tích nhân tố khám phá EFA, 8 thành phần của BKKTC chỉ còn

lại 3 thành phần đạt yêu cầu. Điều này xảy ra là do thang đo gốc mà tác giả sử dụng để nghiên cứu là thang đo BKKTC của Noordin & cộng sự (2010), thang đo này nghiên cứu về BKKTC của 1 doanh nghiệp ngành viễn thông tại Malaysia. Do đó, khi áp dụng thang đo này để đo lường BKKTC tại các CQHC cấp tỉnh ở Lâm Đồng thì đã có sự khác biệt lớn. Mặc dù tác giả đã đầu tƣ nhiều vào giai đoạn nghiên cứu sơ bộ để hiệu chỉnh thang đo, nhƣng cảm nhận của CBCC KHC về BKKTC khác với cảm nhận của các nhân viên trong các doanh nghiệp, hơn nữa là doanh nghiệp nước ngoài, điều này đã tạo nên sự khác biệt trong kết quả phân tích nhân tố khám

phá EFA. Một nguyên nhân nữa xảy ra điều này, có thể là do tác giả thiết kế thang đo chƣa tốt nên nó không phản ánh đƣợc các khái niệm lý thuyết đã đƣa ra ban đầu, dẫn đến trong đầu người trả lời có sự nhập nhằng giữa các khái niệm” vào sau phần nguyên nhân xảy ra nhập biến, mất biến sau phân tích EFA.

Một số thành phần của BKKTC bị mất sau phân tích EFA (tinh thần làm việc nhóm trong cơ quan; việc trao đổi thông tin trong cơ quan; sự tự chủ trong thực hiện nhiệm vụ) là do trong các cơ quan nhà nước các thành phần này không thực sự quan

trọng đối với mỗi cán bộ, công chức. Thường thì mỗi CBCC chỉ là trao đổi thông tin để thực hiện nhiệm vụ, không thành lập các nhóm để thực hiện các dự án nhƣ các doanh nghiệp, mỗi CBCC thực hiện nhiệm vụ thường là do lãnh đạo phân công việc gì thì làm việc đó theo sự chỉ đạo, khi hoàn thành nhiệm vụ đạt kết quả cao hay không hoàn thành nhiệm vụ cũng chưa có cơ chế khen thưởng hay xử phạt đúng mức, nghĩa là chƣa gắn trách nhiệm cá nhân đối với việc thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao một cách cụ thể. Điều này tạo nên việc cạnh tranh giữa các phòng ban với nhau, giữa từng CBCC với nhau cũng không thực sự quyết liệt nhƣ đối với môi trường doanh nghiệp.

Khi chọn thang đo này để làm thang đo nghiên cứu của luận văn, tác giả cũng đã lường trước tình huống sẽ có sự khác biệt xảy ra; tuy nhiên, trong điều kiện chƣa có bộ thang đo chính thức nào nghiên cứu về BKKTC trong các CQHC nhà nước nên tác giả chọn bộ thang đo của Noordin & cộng sự (2010) để làm cơ sở nghiên cứu. Bởi vì thang đo này có nhiều điểm tương đồng với mục tiêu nghiên cứu của tác giả như đã nêu trong Chương II của luận văn, sau đó sẽ điều chỉnh trong quá trình phân tích dữ liệu của mình. Hơn nữa, tác giả cũng muốn nhận dạng sự khác nhau trong cảm nhận về BKKTC giữa hai môi trường doanh nghiệp và hành chính công, đây cũng là một điểm mới trong luận văn.

Dựa vào ý nghĩa của các biến quan sát tạo nên 3 thành phần BKKTC trong các CQHC cấp tỉnh ở Lâm Đồng nhƣ bảng 4.3 ở trên, tác giả đặt lại tên biến nhƣ sau:

Thành phần 1: gồm 13 biến quan sát M1, M2, M3, M4 của thang đo động lực làm việc; CT1, CT2, CT3, CT4, CT5 của thang đo cảm nhận chung về văn hoá tổ chức; JS2, JS3, JS4 của thang đo sự hài lòng về công việc đang làm và biến quan sát

T2 của thang đo tinh thần làm việc nhóm trong cơ quan. Các biến quan sát này đều liên quan đến sự hài lòng của CBCC về môi trường, điều kiện làm việc, hài lòng về công việc đang làm, hài lòng về các chế độ chính sách đãi ngộ của cơ quan. Do đó, tác giả đặt tên cho thành phần này là “sự hài lòng đối với cơ quan đang làm việc”.

Thành phần 2: Gồm 5 biến quan sát L1, L2, L3, L4, L5, các biến này giữ nguyên các biến quan sát của thang đo phong cách lãnh đạo trong cơ quan, do đó tên gọi không thay đổi.

Thành phần 3: Gồm 3 biến quan sát OD1, OD2, OD5, là các biến quan sát của thang đo cách thức hoạt động của cơ quan, do đó tên gọi không thay đổi.

4.2.1.2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho các biến phụ thuộc

Phân tích nhân tố khám phá EFA đối với 3 thành phần của sự cam kết với cơ quan của CBCC cấp tỉnh ở Lâm Đồng (gồm 11 biến quan sát) cho kết quả có 2 nhân

tố có hệ số Eigenvalue là 1,257 lớn hơn 1; chỉ số KMO đạt 0,874 lớn hơn 0,5; kiểm định Bartlett’s với mức ý nghĩa sig = 0,000 nhỏ hơn 0,05 và tổng phương sai trích đƣợc là 57,758% lớn hơn 50%.

Kết quả phân tích nhân tố khám phá lần 1 đối với các biến thành phần của sự cam kết với cơ quan đƣợc trình bày cụ thể tại Bảng 4.4.

Bảng 4.4. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA lần 1 đối với các biến phụ thuộc

Biến quan sát Nhân tố

1 2

AC1 .810

AC4 .808

AC3 .789

AC2 .764

NC2 .760

NC4 .651

NC1 .467 387

CC2 .815

CC1 .806

NC3 -566

CC3 407 556

Hệ số KMO 0,874

Kiểm định Bartlett’s Test Sig = 0,000

Eigenvalues 1,257

Tổng phương sai trích 57,758%

Nhìn vào kết quả ta thấy biến quan sát NC3 có trọng số nhân tố âm, tác giả loại biến quan sát này và chạy lại EFA lần 2. Kết quả lần 2 xuất hiện biến quan sát NC1 có trọng số nhân tố nhỏ hơn 0,5, tác giả tiến hành loại bỏ biến quan sát này và chạy lại EFA. Sau khi chạy EFA 3 lần, tiến hành loại bỏ 2 biến quan sát không đạt yêu cầu theo thứ tự nhƣ sau: NC3, NC1. Riêng biến CC3 có chênh lệch trọng số giữa hai nhân tố nhỏ hơn 0,3 (=0.257), nhưng trọng số nhân tố trên factor mà nó đo lường

khá cao (=0,636), hơn nữa xét về mặt giá trị nội dung thì biến quan sát này có đóng góp vào giá trị nội dung của khái niệm nó đo lường (sự cam kết duy trì), do đó tác giả quyết định giữ lại biến này cho các phân tích tiếp theo. Kết quả lúc này còn lại 2 nhân tố đƣợc trích với hệ số Eigenvalue là 1,195 lớn hơn 1; chỉ số KMO đạt 0,886 lớn hơn 0,5; kiểm định Bartlett’s với mức ý nghĩa sig = 0,000 nhỏ hơn 0,05 và tổng phương sai trích đƣợc là 64,972% lớn hơn 50%.

Phân tích nhân tố khám phá đối với các biến phụ thuộc sự cam kết với cơ quan của CBCC qua 3 lần chạy trung gian để loại bỏ hai biến quan sát không đạt yêu cầu. Tuy nhiên, trong phần kết quả nghiên cứu này tác giả chỉ đƣa kết quả phân tích EFA lần 1 và lần 3 (kết quả sau cùng).

Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA lần cuối cùng đối với các biến phụ thuộc đƣợc trình bày cụ thể ở bảng 4.5.

Bảng 4.5. Kết quả phân tích nhân tố khám phá cuối cùng đối với các biến phụ thuộc

Biến quan sát Nhân tố

1 2

AC3 .804

AC1 .799

AC4 .795

AC2 .771

NC2 .742

NC4 .673

CC2 .881

CC1 .802

CC3 .379 .636

Hệ số KMO 0,886

Kiểm định Bartlett’s Test Sig = 0,000

Eigenvalues 1,195

Tổng phương sai trích 64,972%

Tương tự như đối với các biến độc lập, các thành phần của biến phụ thuộc sự cam kết với cơ quan sau khi phân tích nhân tố khám phá EFA chỉ còn lại 2 thành phần:

Thành phần 1: Gồm 6 biến quan sát AC1, AC2, AC3, AC4 của thang đo sự cam kết tình cảm và NC2, NC4 của thang đo sự cam kết chuẩn mực. 6 biến quan sát

này nói lên sự cam kết do tự nguyện của CBCC, do đó tác giả đặt tên thành phần này là “Sự cam kết tự nguyện”.

Thành phần 2: Gồm 3 biến quan sát CC1, CC2 và CC3 của thang đo sự cam

kết duy trì, do đó tên gọi không thay đổi.

4.2.2 Đánh giá độ tin cậy của các thang đo thông qua hệ số Cronbach’s alpha và hệ số tương quan biến tổng

Sau khi phân tích nhân tố khám phá, BKKTC trong các CQHC tỉnh Lâm Đồng gồm 3 thành phần: sự hài lòng đối với cơ quan đang làm việc; phong cách người lãnh đạo trong cơ quan; cách thức hoạt động của cơ quan và sự cam kết với cơ quan của CBCC gồm 2 thành phần: sự cam kết tự nguyện; sự cam kết duy trì.

Kết quả phân tích độ tin cậy của các thang đo này nhƣ sau:

Thang đo “sự hài lòng đối với cơ quan đang làm việc”: gồm 13 biến quan sát, hệ số tin cậy Cronbach’s alpha của thang đo là 0,924 lớn hơn 0,6 và hệ số tương

quan biến tổng của 13 biến quan sát đều lớn hơn 0,3 nên đạt yêu cầu.

Thang đo “phong cách người lãnh đạo trong cơ quan”: gồm 5 biến quan sát, hệ số tin cậy Cronbach’s alpha của thang đo là 0,893 lớn hơn 0,6 và hệ số tương

quan biến tổng của 5 biến quan sát đều lớn hơn 0,3 nên đạt yêu cầu.

Thang đo “cách thức hoạt động của cơ quan”: gồm 3 biến quan sát, hệ số tin cậy Cronbach’s alpha của thang đo là 0,778 lớn hơn 0,6 và hệ số tương quan biến

tổng của 3 biến quan sát đều lớn hơn 0,3 nên đạt yêu cầu.

Thang đo “sự cam kết tự nguyện”: gồm 6 biến quan sát, hệ số tin cậy Cronbach’s alpha của thang đo là 0,884 lớn hơn 0,6 và hệ số tương quan biến tổng

của 3 biến quan sát đều lớn hơn 0,3 nên đạt yêu cầu.

Thang đo “sự cam kết duy trì”: gồm 3 biến quan sát, hệ số tin cậy Cronbach’s alpha của thang đo là 0,742 lớn hơn 0,6 và hệ số tương quan biến tổng của 3 biến quan sát đều lớn hơn 0,3 nên đạt yêu cầu.

Bảng 4.6 trình bày tóm tắt kết quả phân tích độ tin cậy của các thang đo BKKTC ảnh hưởng đến sự cam kết với cơ quan của CBCC Khối hành chính cấp tỉnh ở Lâm Đồng.

Bảng 4.6. Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo

Biến quan sát Tương quan biến tổng Cronbach’s alpha nếu loại biến

1/ Cronbach’s alpha của thang đo: sự hài lòng đối với cơ quan đang làm việc

= 0.924

M1 0.621 0.919

M4 0.654 0.918

CT3 0.674 0.918

CT5 0.725 0.916

M2 0.699 0.917

CT4 0.722 0.916

M3 0.682 0.917

JS2 0.610 0.921

JS3 0.633 0.919

T2 0.698 0.917

CT2 0.704 0.917

JS4 0.673 0.918

CT1 0.597 0.921

2/ Cronbach’s alpha của thang đo: phong cách người lãnh đạo trong cơ quan

= 0.893

L3 0.738 0.870

L4 0.735 0.871

L5 0.766 0.864

L1 0.689 0.882

L2 0.769 0.863

3/ Cronbach’s alpha của thang đo: cách thức hoạt động của cơ quan = 0.778

OD1 0.645 0.667

OD5 0.590 0.728

OD2 0.612 0.704

4/ Cronbach’s alpha của thang đo: sự cam kết tự nguyện = 0.884

AC3 0.771 0.851

AC1 0.714 0.861

AC4 0.757 0.853

AC2 0.725 0.859

NC2 0.662 0.869

NC4 0.550 0.887

5/ Cronbach’s alpha của thang đo: Sự cam kết duy trì = 0.742

CC1 0.558 0.679

CC2 0.668 0.530

CC3 0.500 0.734

Kết quả, sau khi phân tích độ tin cậy của các thang đo bằng hệ số Cronbach’s alpha thì không loại bỏ thêm biến quan sát nào.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của bầu không khí tổ chức đến sự cam kết với cơ quan của cán bộ, công chức khối hành chính tỉnh Lâm Đồng (Trang 54 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)