Phương pháp đánh giá hồ sơ học tập

Một phần của tài liệu Kiểm tra đánh giá học sinh THPT theo hướng phát triển phẩm chất năng lực môn Hoá học (Trang 26 - 30)

2.2. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH THPT

2.2.5. Phương pháp đánh giá hồ sơ học tập

a) Khái niệm

Hồ sơ học tập (Portfolio): là tài liệu minh chứng cho sự tiến bộ của HS, trong đó HS tự đánh giá về bản thân, nêu những điểm mạnh, điểm yếu, sở thích của mình, tự ghi lại kết quả học tập trong quá trình học tập của mình, tự đánh giá đối chiếu với mục tiêu học tập đã đặt ra để nhận ra sự tiến bộ hoặc chưa tiến bộ, tìm nguyên nhân và cách khắc phục trong thời gian tiếp theo,… Hồ sơ học tập là một bằng chứng về những điều HS đã tiếp thu được.

Hồ sơ học tập được sử dụng để xác định và điều chỉnh quá trình học tập của HS cũng như đánh giá hoạt động và mức độ đạt được. Tùy mục tiêu dạy học mà GV có thể yêu cầu HS xây dựng các loại hồ sơ học tập khác nhau nhằm mục đích như: tự xây dựng kế hoạch học tập, xác định mục tiêu, động cơ học tập, tự đánh giá,…

Đánh giá qua hồ sơ là sự theo dõi, trao đổi những ghi chép, lưu giữ của chính HS về những gì các em đã nói, đã làm, cũng như ý thức, thái độ của HS với quá trình học tập của mình cũng như với mọi người… Qua đó giúp HS thấy được những tiến bộ của mình và GV thấy được khả năng của từng HS, từ đó GV có những điều chỉnh phù hợp hoạt động dạy học và giáo dục.

b) Ưu, nhược điểm

Ưu điểm: Hồ sơ học tập có ý nghĩa quan trọng với HS, là không gian cho sự sáng

tạo và tìm hiểu về bản thân, khuyến khích say mê học tập, tự đánh giá cho mỗi HS. Hồ sơ học tập là một định hướng học sâu và học lâu dài, hồ sơ học tập thúc đẩy HS chú tâm vào việc học của bản thân, yêu thích và có trách nhiệm với nhiệm vụ học tập qua việc

nhìn thấy khả năng học tập “tiềm ẩn” của bản thân. Hồ sơ học tập là cầu nối giữa HS – GV, HS – HS, GV – cha mẹ HS.

Nhược điểm: Cần đầu tư về mặt thời gian và công sức nhất định để xây dựng hồ

sơ học tập và đánh giá qua hồ sơ học tập. Việc đánh giá qua hồ sơ có sự tham dự của các bên (HS, GV, phụ huynh) nên đôi khi có sự khác biệt trong kết quả đánh giá, do vậy cần có các tiêu chí phù hợp và rõ ràng.

c) Yêu cầu khi sử dụng phương pháp đánh giá qua hồ sơ học tập

HS phải được tham gia vào quá trình đánh giá bằng hồ sơ học tập, thể hiện ở chỗ họ được tham gia lựa chọn một số sản phẩm, bài làm, công việc đã tiến hành để đưa vào hồ sơ của họ. Đồng thời họ được yêu cầu suy ngẫm và viết những cảm nghĩ ngắn về những thay đổi trong bài làm, sản phẩm mới so với giai đoạn trước, hay tại sao họ thấy rằng họ xứng đáng nhận các mức điểm đã cho. HS phải tự suy ngẫm về từng sản phẩm của mình, nói rõ ưu điểm, hạn chế. GV có thể yêu cầu đưa thêm lời nhận xét của cha mẹ vào phần tự suy ngẫm của HS. Cha mẹ có thể cùng chọn bài mẫu đưa vào hồ sơ và giúp HS suy ngẫm về bài làm của mình.

Cần có các tiêu chí phù hợp và rõ ràng để đánh giá sản phẩm trong hồ sơ học tập của HS. Các tiêu chí này cũng giống như các tiêu chí dùng trong bảng kiểm hay rubric.

Tuy nhiên, ở đây GV có thể cho phép HS cùng tham gia thảo luận các tiêu chí dùng để đánh giá việc làm của họ. Điều đó tạo cho HS cảm giác “làm chủ” công việc và giúp họ hiểu bản chất nội dung của hồ sơ học tập mà họ tạo ra. Đối với đánh giá toàn bộ hồ sơ thì việc xây dựng tiêu chí sẽ phức tạp hơn. GV phải xây dựng các tiêu chí tổng quát so sánh các bài làm trước và sau nó để có thể đánh giá tổng thể các sản phẩm trong đó.

Cần có các trao đổi ý kiến giữa GV và HS về bài làm, sản phẩm của họ. GV hướng dẫn HS suy ngẫm và tự đánh giá, từ đó xác định những yếu tố HS cần cải thiện ở bài làm tiếp theo.

d) Các công cụ, kĩ thuật được sử dụng để đánh giá hồ sơ học tập trong dạy học môn Hóa học

Các công cụ thường sử dụng trong phương pháp đánh giá hồ sơ học tập thường là bảng kiểm, thang đo, phiếu đánh giá theo tiêu chí.

Các phương pháp kiểm tra viết trên giấy, quan sát, hỏi đáp hay hồ sơ bổ sung cho nhau trong lớp học. Mỗi loại thông tin đều cần thiết để thực hiện đánh giá đầy đủ và ý nghĩa trong lớp học. GV sẽ khó đánh giá, ra quyết định nếu không thể chỉ quan sát vẻ mặt, phản ứng, sự thể hiện kĩ năng trả lời câu hỏi và giao tiếp của HS hay không thu

thập được các thông tin từ các bài kiểm tra viết của HS hay không thể hỏi HS. Vì thế, việc GV hiểu rõ cách xây dựng và sử dụng tất cả các phương pháp đánh giá trong dạy học là rất quan trọng.

Bảng 2.2: Ma trận giữa triết lí đánh giá và phương pháp, công cụ đánh giá

STT Triết lí đánh

giá

Phương pháp đánh giá Công cụ đánh giá

1 Đánh giá vì

học tập

Phương pháp hỏi – đáp Câu hỏi

Phương pháp quan sát Ghi chép các sự kiện thường nhật,

thang đo, bảng kiểm.

PP đánh giá qua hồ sơ học tập

Bảng quan sát, câu hỏi vấn đáp, phiếu đánh giá theo tiêu chí.

PP đánh giá qua sản phẩm học tập

Bảng kiểm, thang đánh giá, phiếu đánh giá theo tiêu chí.

2 Đánh giá là

học tập

Phương pháp quan sát Bảng quan sát, phiếu đánh giá

theo tiêu chí.

PP đánh giá qua hồ sơ học tập

Bảng kiểm, phiếu đánh giá theo tiêu chí, thang đo.

PP đánh giá qua sản phẩm học tập

Bảng kiểm, thang đánh giá, phiếu đánh giá theo tiêu chí.

3 Đánh giá kết

quả học tập

Phương pháp kiểm tra viết

Bài kiểm tra (câu hỏi tự luận, câu hỏi trắc nghiệm), bài luận, phần mềm biên soạn đề kiểm tra.

Bảng 2.3: Mối quan hệ giữa hình thức, phương pháp và công cụ

kiểm tra, đánh giá Hình thức đánh giá Phương pháp đánh giá Công cụ đánh giá

Đánh giá thường xuyên (Đánh giá quá trình)

Phương pháp hỏi – đáp Câu hỏi.

Phương pháp quan sát Ghi chép các sự kiện thường

nhật, thang đo, bảng kiểm.

Phương pháp đánh giá qua hồ sơ học tập

Bảng quan sát, câu hỏi vấn đáp, phiếu đánh giá theo tiêu chí.

Phương pháp đánh giá qua sản phẩm học tập

Bảng kiểm, thang đánh giá, phiếu đánh giá theo tiêu chí.

Đánh giá định kì (đánh giá tổng kết/

đánh giá kết qủa)

Phương pháp kiểm tra viết

Bài kiểm tra (tự luận, trắc nghiệm), bài luận, phần mềm biên soạn đề kiểm tra.

NỘI DUNG 3 XÂY DỰNG CÔNG CỤ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO HƯỚNG

PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH THPT

TRONG DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC

Một phần của tài liệu Kiểm tra đánh giá học sinh THPT theo hướng phát triển phẩm chất năng lực môn Hoá học (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)