4.1. ĐỊNH HƯỚNG ĐÁNH GIÁ PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH THPT TRONG DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC
4.1.3. Định hướng đánh giá năng lực đặc thù trong dạy học môn Hóa học
Năng lực đặc thù trong dạy học môn Hóa học là năng lực hóa học, gồm 3 thành phần năng lực. Các biểu hiện cụ thể của năng lực này được trình bày trong bảng 3.1 ở nội dung 3.
Khi đánh giá NL hóa học, cần chú ý lựa chọn các phương pháp, công cụ phù hợp để đánh giá tùy theo thành phần năng lực cụ thể:
- Với thành phần thứ nhất: Nhận thức hoá học, dựa vào 3 mức độ của thang nhận
thức: Nhận biết; Thông hiểu; Lập luận để đánh giá; Các mức độ của nhận thức được mô
tả cụ thể bằng các động từ có thể đo lường, đánh giá được và ở các mức độ từ thấp đến cao. Vì vậy có thể sử dụng các câu hỏi (nói, viết), bài tập,... mà đòi hỏi HS phải nêu được, nhận biết, trình bày, mô tả, liệt kê, so sánh, hệ thống hoá kiến thức hay phải vận dụng kiến thức hoá học để giải thích, chứng minh, giải quyết vấn đề.
- Với thành phần thứ hai: Tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hóa học có thể sử dụng
các phương pháp như:
+ Phương pháp quan sát: sử dụng các công cụ hỗ trợ như bảng kiểm, phiếu đánh
giá theo tiêu chí, quan sát quá trình thực hiện tiến trình tìm tòi, khám phá, quá trình thực hành thí nghiệm của HS,...
+ Sử dụng các câu hỏi, bài kiểm tra nhằm đánh giá hiểu biết của HS về kĩ năng thí nghiệm; khả năng suy luận để rút ra hệ quả, đưa ra phương án kiểm nghiệm, xử lí các dữ liệu đã cho để rút ra kết luận; khả năng thiết kế thí nghiệm hoặc nghiên cứu để thực hiện một nhiệm vụ học tập được giao và có thể đề xuất các thiết bị, kĩ thuật thích hợp,...
+ Sử dụng báo cáo thực hành để đánh giá toàn diện quá trình thực hành (ví dụ quá trình thực nghiệm để kiểm tra một giả thuyết) của HS.
- Với thành phần thứ ba: Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học, có thể yêu cầu HS
trình bày vấn đề thực tiễn cần giải quyết, trong đó HS phải sử dụng được ngôn ngữ hoá học, sử dụng được các bảng biểu, mô hình,... để mô tả, giải thích hiện tượng hoá học của vấn đề đang xem xét; sử dụng các câu hỏi (có thể yêu cầu trả lời nói hoặc viết) đòi hỏi HS vận dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề, đặc biệt các vấn đề thực tiễn.
Có thể tổng kết về phương pháp và công cụ sử dụng trong đánh giá năng lực hóa học như sau:
Thành phần năng lực của năng lực hóa học
Phương pháp Công cụ
Nhận thức hoá học Viết, hỏi - đáp Câu hỏi, bảng hỏi ngắn, bảng
KWL, kĩ thuật 321, bài tập, đề kiểm tra, bảng kiểm
Tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hóa học Viết, quan sát, đánh giá
qua sản phẩm, hỏi - đáp. Câu hỏi, bài tập, bảng kiểm, thang
đo, rubric, báo cáo thực hành,…
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học Viết, hỏi đáp, quan sát,
đánh giá qua sản phẩm
Câu hỏi tự luận, bài tập tình huống (thực tiễn, thực nghiệm, đề kiểm tra, bảng kiểm, rubric,…
Ví dụ một số câu hỏi, bài tập sử dụng để đánh giá các thành phần của năng lực hóa học:
- Nhận thức hóa học:
Bài 1: Lập bảng so sánh tính chất hóa học của sulfuric acid dạng dung dịch đặc và
loãng. Viết PTHH chứng minh sự giống và khác nhau đó.
Bài 2: Viết công thức cấu tạo và gọi tên thay thế của các amine mạch hở, có 4 nguyên
tử C trong phân tử.
Bài 3: Viết PTHH xảy ra nếu có khi cho lần lượt hai amine ethylamine và
đimethylamine phản ứng với dung dịch HCl, dung dịch FeCl3, dung dịch HNO2, Cu(OH)2 trong điều kiện phù hợp.
Bài 4: Hãy hình dung mình là họ nhà chất dẻo, hãy viết 1 bài giới thiệu (không quá 2
trang giấy A4) với mọi người mình là ai, thành phần của mình, cách nhận diện ra mình (thông qua khái niệm, thành phần phân tử và phản ứng điều chế một số polymer chất dẻo thường gặp) và giới thiệu những ứng dụng của mình trong đời sống và sản xuất cũng như đưa ra các tác hại nếu lạm dụng mình trong đời sống và sản xuất và một số lời khuyên để hạn chế sử dụng một số loại chất dẻo để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khoẻ con người.
- Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học:
Bài 5. Trong phòng TN có chuẩn bị các hóa chất sau: Cu, MgO, NaOH (dung dịch
nước), CaCO3, Fe, CuSO4.5H2O, C6H6O6 (đường glucose), giấy quỳ tím, tờ giấy trắng, dung dịch H2SO4 (loãng) và H2SO4 (đặc). Đề xuất hoá chất, dụng cụ và cách tiến hành các TN để chứng minh:
a) Tính acid mạnh của dung dịch H2SO4 loãng.
b) Tính oxi hóa mạnh và tính háo nước của H2SO4 đặc.
Bài 6: Để xác định nồng độ của một dung dịch H2SO4 người ta làm như sau:
Hút chính xác 10,00 mL dung dịch H2SO4 cần xác định nồng độ vào một bình tam giác (bình A), thêm vào dung dịch vài giọt phenolphtalein. Nạp đầy dung dịch NaOH 0,0400M vào một buret 25,00 mL. Nhỏ từ từ từng giọt dd NaOH trên buret xuống bình A, vừa nhỏ vừa lắc đều, đến khi xuất hiện màu hồng nhạt và bền thì dừng lại.
Quan sát trên buret thấy kết quả như hình vẽ. Nồng độ của dung dịch H2SO4 là
A. 0,0260M. B. 0,0240M. C. 0,0295M. D. 0,0520M.
- Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học
Bài 7: Trong phòng thí nghiệm có 1 lọ đựng chất lỏng ghi là sulfuric acid nhưng không
ghi rõ đó là dung dịch loãng hay đặc. Hãy đề xuất tối thiểu 2 cách có thể xác định đó là dung dịch sulfuric acid loãng hay đặc, giải thích tại sao?
Bài 8: Khi tiến hành thí nghiệm với sulfufic acid đặc, nếu không may bị dây vài giọt
acid này vào tay thì cần xử lí như thế nào? Giải thích tại sao?
Bài 9. Cá là một món ăn phổ biến và được rất nhiều người yêu thích bởi cung cấp
protein dễ tiêu hóa, rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, mùi tanh của cá có thể làm cho món ăn trở lên kém hấp dẫn hơn. Mùi này gây nên chủ yếu bởi trimethyl amine N(CH3)3, ở nồng độ cao chất này có mùi khai như NH3, tuy nhiên ở nồng độ thấp lại có mùi tanh, mũi người nhận ra mùi tanh thậm chí ở nồng độ thấp hơn 1 ppm (1 ppm = 1 mg/L).
Trong nấu ăn, để khử mùi tanh của cá, các bà nội trợ thường làm 2 cách sau:
Cách 1. Sau khi sơ chế, ngâm cá trong giấm ăn hoặc rượu một lúc.
Cách 2. Khi nấu các món cá thì thường cho các quả chua như khế, sấu, me,... hoặc dấm chua,…
a) Hãy giải thích cơ sở khoa học của mỗi cách làm trên.
b) Từ các giả thiết nêu trên, hãy dự đoán N(CH3)3 tan nhiều hơn trong nước hay trong rượu?
c) Hãy cho biết cách 1 hay cách 2 hiệu quả hơn trong việc khử mùi tanh của cá.
Có thể xem thêm một số ví dụ về sử dụng câu hỏi, bài tập, bảng KWL, bảng hỏi, bảng kiểm, phiếu đánh giá theo tiêu chí… đánh giá các năng lực thành phần của năng lực hóa học có thể xem ở nội dung 3 trong các phần xây dựng công cụ và lập kế hoạch kiểm tra đánh giá trong 1 chủ đề.