ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ ĐỂ ĐIỀU CHỈNH, ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC

Một phần của tài liệu Kiểm tra đánh giá học sinh THPT theo hướng phát triển phẩm chất năng lực môn Hoá học (Trang 121 - 124)

4.4.1. Cơ sở của việc điều chỉnh, đổi mới phương pháp dạy học

Kết quả của dạy học, giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho biết HS đạt mức nào (đã/chưa biết, hiểu, làm được gì). Từ kết quả này, cần xác định mục tiêu tiếp theo (cần biết, hiểu, làm được gì) và cần xác định “bằng cách nào” HS đi được đến mục tiêu đó. Sự điều chỉnh, đổi mới PPDH giúp HS cách thức “tốt nhất có thể được”

đi trên con đường này để đạt được mục tiêu dạy học. Đây là cơ sở của việc điều chỉnh, đổi mới PPDH dựa trên kết quả đánh giá, mô tả ở hình 4.5.

Hình 4.5. Cơ sở của việc điều chỉnh, đổi mới PPDH dựa trên kết quả đánh giá

Từ các bằng chứng thu thập được về HS xác định được mức độ hiện tại của HS.

Theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực, bằng chứng này cho biết “vị trí” của HS trên các đường phát triển năng lực thành tố (hoặc trên một đường chung của một năng lực chung/đặc thù). Vị trí này thể hiện mức độ đạt được về YCCĐ của năng lực, từ đó đối chiếu sang YCCĐ về nội dung giáo dục để biết được mức độ đạt được về YCCĐ thứ hai này. Đối chiếu này là cần thiết, vì năng lực là một “thứ” trừu tượng, cái hiện hữu phản ánh được các biểu hiện của nó là các biểu hiện đạt được về mặt kiến thức, kĩ năng và thái độ, hành vi (YCCĐ về nội dung giáo dục). Trong đó, biểu hiện quan sát được rõ nhất là “kĩ năng” và khả năng vận dụng kiến thức (làm được gì), cùng với nó là thái độ và hành vi của HS. Sự quy về “nội dung” này cho thấy: nếu khó sử dụng các đường phát triển năng lực thì có thể xây dựng và sử dụng các thang đo đánh giá truyền thống cũng như các khung đánh giá năng lực dựa trên YCCĐ về nội dung giáo dục.

Mục tiêu tiếp theo thể hiện mục tiêu cần đạt, không giống nhau đối với các HS khác nhau, cũng không giống nhau khi xét trên các năng lực thành tố khác nhau của cùng

Kết quả đánh giá

Mức độ hiện tại Mục tiêu tiếp theo

Bằng cách nào?

Điều chỉnh và đổi mới PPDH

một HS. Dưới đây là một ví dụ mô tả mức độ/vị trí hiện tại và mục tiêu/vị trí tiếp theo của một HS về năng lực thành phần tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học.

NL Vị trí hiện tại Vị trí tiếp theo

Tìm hiểu thế

giới tự nhiên dưới góc độ hóa học

Thực hiện được ở mức độ hạn chế cần có sự trợ giúp của GV và bạn bè. Chưa thực hiện được quá trình tìm tòi khám phá vấn đề một cách chủ động, tích cực.

Thực hiện được quá trình tìm tòi khám phá vấn đề nhưng chưa chủ động, sáng tạo. Các bước tìm tòi khám phá đạt ở ở mức độ vừa phải.

Từ vị trí hiện tại và tiếp theo này, có thể dựa vào mô tả biểu hiện hành vi của năng lực thành phần Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học ở các mức độ khác nhau trong bảng 4.7 để điều chỉnh, đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp.

4.4.2. Định hướng điều chỉnh, đổi mới phương pháp dạy học

Việc điều chỉnh, đổi mới PPDH ở đây được hiểu là vận dụng/điều chỉnh/cải thiện những phương pháp, kĩ thuật và hình tổ chức dạy học phù hợp và đôi khi có thể đề xuất được biện pháp mới (kĩ thuật/phương pháp dạy học hoặc hình thức tổ chức các hoạt động học) để HS chuyển được từ vị trí hiện tại đến vị trí tiếp theo. Hình 4.6 minh họa tóm tắt quá trình này.

Hình 4.6. Quá trình điều chỉnh, đổi mới phương pháp dạy học Quá trình phân tích và tìm nguyên nhân có hai cách tiếp cận như sau:

a) Cách tiếp cận tìm nguyên nhân từ phía HS

Với cách này, bằng chứng thu thập được từ phía HS được khai thác và giải thích chi tiết hơn nữa sẽ xác định được HS vướng mắc khó khăn ở thao tác nào, thiếu liên hệ với kiến thức nào, sai kĩ năng nào,.. từ đó để GV hướng dẫn, bổ sung kiến thức, rèn kĩ năng cho HS. Hoặc HS chưa có cơ hội thể hiện được các biểu hiện của năng lực do

Kết quả đánh giá

Chỉ ra nguyên nhân Phân tích

tồn tại

Đề xuất biện pháp

Điều chỉnh/Đổi mới PPDH

nhiệm vụ giao cho HS chưa thật phù hợp, khi đó GV có thể điều chỉnh bằng cách điều chỉnh nhiệm vụ, công cụ thu thập thông tin cho phù hợp.

b) Cách tiếp cận tìm nguyên nhân từ phía GV

Ưu điểm của cách tiếp cận tìm nguyên nhân từ phía HS đó là rất cụ thể, chi tiết, nhưng mặt hạn chế là chúng tạo ra một tập hợp nhiều và rời rạc những biểu hiện về hạn chế của HS. Từ những biểu hiện này, việc cải thiện PPDH thường mang tính chất “chiến thuật” đơn lẻ để khắc phục. Phải mất thời gian dài mới có thể đúc rút và khái quát thành những biện pháp mang tính “chiến lược” chung để chỉ dẫn về PPDH. Cách tiếp cận tìm nguyên nhân từ phía GV sẽ giải quyết được vấn đề này.

Dựa trên sự phân loại một số biểu hiện chưa đạt được của HS đối với mục tiêu của YCCĐ và dựa trên sự hiểu biết sâu sắc về mục tiêu dạy học hóa học, GV sẽ khái quát thành những định hướng mới trong dạy học.

NỘI DUNG 5: HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HỖ TRỢ ĐỒNG NGHIỆP VỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ HỌC SINH THPT

THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC

Một phần của tài liệu Kiểm tra đánh giá học sinh THPT theo hướng phát triển phẩm chất năng lực môn Hoá học (Trang 121 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)