3.3. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VÀ CÔNG CỤ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ MÔN HÓA HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH
3.3.3. Thiết kế và sử dụng công cụ đánh giá theo kế hoạch đã lập
Dựa trên kế hoạch đã xây dựng, GV xây dựng các công cụ phù hợp. Lưu ý các kĩ thuật thiết kế từng loại công cụ đã trình bày ở mục 3.1. Dưới đây là ví dụ
các công cụ xây dựng theo ví dụ kế hoạch đánh giá bài học Các yếu tổ ảnh hưởng
đến tốc độ phản ứng hóa học ở trên.
(1) Bảng hỏi ngắn kiểm tra kiến thức nền
- Mục đích: xác định kiến thức nền của chủ đề mà HS đã biết.
- Cách sử dụng: GV phát bảng hỏi cho HS trước khi học bài mới, HS viết câu trả lời nhanh (3 phút). (Phương pháp viết, công cụ bảng hỏi ngắn)
Từ hiểu biết của em viết câu trả lời cho các câu hỏi dưới đây vào ô tương ứng ở cột bên cạnh:
Câu hỏi Trả lời
1. Bản chất của phản ứng hóa học là gì?
2. Điều kiện để xảy ra phản ứng hóa học giữa các chất là gì?
3. Mức độ nhanh, chậm của các phản ứng hóa học có giống nhau không và bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào?
(GV có thể thực hiện phương pháp hỏi đáp bằng các câu hỏi như trên)
(2) Câu hỏi tự luận kiểm tra kiến thức nền
- Mục đích: xác định kiến thức nền của chủ đề mà HS đã biết.
- Cách sử dụng: GV hỏi cho HS trước khi học bài mới, các HS nói nhanh câu trả lời (Phương pháp hỏi – đáp, công cụ câu hỏi tự luận)
Thức ăn để trong không khí có hiện tượng bị ôi thiu, đặc biệt nhiệt độ càng cao thì quá trình ôi thiu càng nhanh. Em giải thích hiện tượng này như thế nào?
Kể những cách con người tác động để làm tăng hoặc giảm tốc độ phản ứng hóa học trong đời sống hàng này.
(3) Bảng kiểm đánh giá kĩ năng thực hành thí nghiệm - Mục đích: đánh giá kĩ năng tiến hành thí nghiệm.
- Cách sử dụng: Trong quá trình HS làm thí nghiệm, GV quan sát và đánh giá.
(Phương pháp quan sát, công cụ bảng kiểm)
Kĩ năng Đạt Không đạt
Lựa chọn dụng cụ, hóa chất phù hợp cho mục đích thí nghiệm.
Thực hiện đúng các thao tác thí nghiệm cơ bản: cầm, kẹp ống nghiệm, đổ hóa chất, đun nóng,..
Biết ghi chép hiện tượng và các vấn đề xảy ra trong quá trình thí nghiệm.
Xử lí dụng cụ hóa chất sau thí nghiệm hợp lí, đúng quy định.
(4) Bảng kiểm đánh giá kĩ năng hợp tác - Mục đích: đánh giá kĩ năng hợp tác trong quá trình làm việc nhóm, thực hiện thí nghiệm tìm hiểu ảnh hưởng của các yếu tố đến tốc độ phản ứng hóa học.
- Cách sử dụng: Sau khi HS làm việc nhóm (dự đoán và tiến hành thí nghiệm), phát cho HS tự đánh giá kĩ năng hợp tác. (Phương pháp quan sát, công cụ bảng kiểm)
Đạt Không đạt
1. Kĩ năng giao tiếp, tương tác với bạn
Biết lắng nghe và trình bày ý kiến một cách rõ ràng.
Biết lắng nghe và biết thừa nhận ý kiến của người khác.
Biết ngắt lời một cách hợp lí.
Biết phản đối một cách lịch sự và đáp lại lời phản đối.
Biết thuyết phục người khác và đáp lại sự thuyết phục.
2. Kĩ năng tạo môi trường hợp tác (sự ảnh hưởng qua lại, sự
gắn kết giữa các thành viên).
3. Kĩ năng xây dựng niềm tin (tránh đi sự mặc cảm nhất là
đối tượng HS có khó khăn về học).
4. Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn (tránh những từ ngữ dễ gây
mất lòng nhau, nghĩa là trong thảo luận, tránh sử dụng những từ ngữ như đúng, sai mà cần thay vào đó những cụm từ như:
thế này sẽ tốt hơn, tìm một giải pháp hợp lí hơn ...).
(5) Bảng kiểm đánh giá sơ đồ tổng kết kiến thức của HS
- Mục đích: đánh giá sơ đồ tổng kết kiến thức về nội dung tốc độ phản ứng hóa học (sản phẩm học tập) → xác định mức độ đạt được yêu cầu cần đạt về nhận thức, HS tự điều chỉnh, bổ sung kiến thức.
- Cách sử dụng: HS tự đánh giá sau khi lập sơ đồ tổng kết kiến thức về các yếu tố ảnh hướng đến tốc độ phản ứng hóa học. (Phương pháp quan sát, công cụ bảng kiểm)
STT Yêu cầu cần thực hiện được Xác nhận
Có Không
1 Có nêu đúng biểu thức tính tốc độ phản ứng trung bình không?
2 Có nêu đúng biểu thức tính tốc độ phản ứng tức thời không?
3 Có nêu được ý nghĩa của hệ số Van’t Hoff (γ).
4 Có liệt kê được đủ các loại yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng không?
5 Có mô tả đủ mối liên hệ giữa sự thay đổi tốc độ phản ứng với sự thay đổi của từng yếu tố không?
6 Có dùng các từ khóa ngắn gọn/hình ảnh trong sơ đồ tư duy không?
7 Có sắp xếp các nhánh, các ô thể hiện mối liên hệ phù hợp, logic không?
(6) Bài tập tình huống
- Mục đích: khả năng vận dụng kiến thức vào giải quyết tình huống thực tiễn.
- Cách sử dụng: GV đánh giá HS sau khi hình thành kiến thức mới (Phương pháp viết,
công cụ là bài tập).
Nồi áp suất được sử dụng phổ biến trong việc chế biến thực phẩm. Do cấu tạo kín nên áp suất hơi nước trong nồi là rất lớn, vì nhiệt độ sôi của nước tăng theo áp suất hơi nước nên trong nồi áp suất, nhiệt độ sôi của nước có thể đạt đến 120oC so với 100oC ở nồi nấu thông thường, từ đó giảm được đáng kể thời gian nấu thức ăn (1) cũng như tiết kiệm năng lượng (2).
a. Vận dụng các kiến thức đã học, hãy giải thích các ý (1) và (2) nêu trên. Giả thiết rằng
quá trình nấu ăn cũng được coi là quá trình hóa học.
b. Aflatoxin là chất độc được sinh ra trong quá trình trao đổi chất của nấm mốc
một trong những nguyên nhân gây là ngộ độc thức ăn. Một nghiên cứu gần đây của Hàn Quốc cho thấy, khi nấu cơm bằng nồi áp suất thì nồng độ aflatoxin giảm xuống còn 32% so với gạo chưa nấu chín, so với 77% ở cách nấu thông thường. Hãy đề xuất một lời giải thích hợp lí cho sự giảm này.