4.3. XÁC ĐỊNH ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC
4.3.1. Căn cứ xây dựng đường phát triển năng lực học sinh trong dạy học môn Hóa học
- Yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực trong dạy học môn Hóa học, đặc biệt tập trung vào năng lực hóa học (một biểu hiện đặc thù của năng lực khoa học).
- Khái niệm mô tả các năng lực thành phần và các biểu hiện của năng lực hóa học đã được mô tả trong văn bản chương trình GDPT môn Hóa học.
- Căn cứ vào yêu cầu khi xây dựng đường chuẩn năng lực đảm bảo độ giá trị, độ tin cậy của bộ công cụ.
4.3.2. Xây dựng đường phát triển năng lực trong dạy học môn Hóa học
- Chọn năng lực để xây dựng đường phát triển (chọn năng lực hóa học).
- Xây dựng bảng mô tả các mức phát triển của năng lực cần xây dựng (năng lực
hóa học) đường phát triển năng lực từ các năng lực thành phần và yêu cầu cần đạt của
năng lực này trong Chương trình môn Hóa học 2018.
Ví dụ bảng 4.5 dưới đây mô tả các mức độ phát triển của năng lực hóa học theo 3 mức độ.
Bảng 4.5. Cấu trúc năng lực hóa học và mức độ hành vi của các biểu hiện
Thành phần
NL
Mô tả mức độ hành vi của các biểu hiện của năng lực hóa học
1. Nhận thức hóa học
1. Mức độ nhận biết
(Nêu, nhắc lại, trình bày, liệt kê,……)
2. Mức độ thông hiểu
(Trình bày, phân tích, so sánh, giải thích,…)
3. Mức độ lập luận
(Đưa ra quan điểm, bảo vệ quan điểm, đánh giá quan điểm của người khác,…)
- Nhận biết và nêu
được tên của các đối tượng, sự kiện, khái niệm hoặc quá trình hoá học.
- Trình bày được
các sự kiện, đặc điểm, vai trò của các đối tượng, khái niệm hoặc quá trình hoá học (như trong tài liệu đã có).
- Mô tả được đối tượng bằng các hình thức nói, viết, công thức, sơ đồ, biểu đồ, bảng.
- So sánh, phân loại,
lựa chọn được các đối tượng, khái niệm hoặc quá trình hoá học theo các tiêu chí khác nhau.
- Phân tích được các
khía cạnh của các đối tượng, khái niệm hoặc quá trình hoá học theo logic nhất định.
- Giải thích và lập luận
được về mối quan hệ giữa các các đối tượng, khái niệm hoặc quá trình hoá học (cấu tạo - tính chất, nguyên nhân-kết quả,...).
- Tìm được từ khoá, sử
dụng được thuật ngữ khoa học, kết nối được
thông tin theo logic có ý nghĩa, lập được dàn ý khi đọc và trình bày các văn bản khoa học.
- Thảo luận, đưa ra được
những nhận định phê phán có liên quan đến chủ đề.
2. Tìm
tòi khám phá thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học
1. Thực hiện được ở mức độ hạn chế cần có sự trợ giúp của GV và bạn bè. Chưa thực hiện được quá trình tìm tòi khám phá vấn đề một cách chủ động, tích cực.
2. Thực hiện được quá
trình tìm tòi khám phá vấn đề nhưng chưa chủ động, sáng tạo. Các bước tìm tòi khám phá đạt ở ở mức độ vừa phải.
3. Thực hiện thành công
quá trình tìm tòi khám phá vấn đề một cách chủ động, sáng tạo. Đảm bảo nội dung chính xác, khoa học.
- Đề xuất vấn đề:
nhận ra và đặt được câu hỏi liên quan đến vấn đề; chưa phân tích được bối cảnh để đề xuất vấn đề và biểu đạt được vấn đề.
- Đề xuất vấn đề: nhận
ra và đặt được câu hỏi liên quan đến vấn đề;
phân tích được bối cảnh để đề xuất vấn đề;
biểu đạt được vấn đề.
- Đưa ra được phán
đoán; Xây dựng được
- Đề xuất vấn đề: nhận
ra và đặt được câu hỏi liên quan đến vấn đề;
phân tích được bối cảnh để đề xuất vấn đề; biểu đạt được vấn đề một cách rõ ràng.
- Đưa ra được phán
đoán nhưng chưa xây dựng giả thuyết.
- Lập được kế hoạch
thực hiện nhưng chưa rõ ràng hợp lí
- Thực hiện được kế
hoạch với sự trợ giúp của GV và bạn bè
- Viết, trình bày báo
cáo và thảo luận với sự trợ giúp của GV và bạn bè.
giả thuyết khoa học nhưng chưa thật chính xác.
- Lập được kế hoạch
nhưng chưa khoa học.
- Thực hiện được kế
hoạch: thu thập được sự kiện và chứng cứ (quan sát, ghi chép, thu thập dữ liệu, thực nghiệm); phân tích được dữ liệu nhằm chứng minh hay bác bỏ giả thuyết; rút ra được kết luận nhưng chưa đầy đủ, chính xác.
- Viết, trình bày báo
cáo và thảo luận: sử dụng được ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng để biểu đạt quá trình và kết quả tìm hiểu nhưng chưa chính xác; Có thái độ lắng nghe tích cực và tôn trọng quan điểm, ý kiến đánh giá do người khác đưa ra để tiếp thu tích cực và giải trình nhưng chưa phản biện, bảo vệ kết quả tìm hiểu một cách thuyết phục.
- Đưa ra được phán
đoán: phân tích được vấn đề để nêu được phán đoán; xây dựng và phát biểu được giả thuyết nghiên cứu một cách rõ ràng, chính xác.
- Lập kế hoạch thực hiện: xây dựng được khung logic nội dung tìm hiểu; lựa chọn được phương pháp thích hợp (quan sát, thực nghiệm, điều tra, phỏng vấn,...);
lập được kế hoạch triển khai tìm hiểu khoa học, logic.
- Thực hiện kế hoạch:
thu thập được sự kiện và chứng cứ (quan sát, ghi chép, thu thập dữ liệu, thực nghiệm); phân tích được dữ liệu nhằm chứng minh hay bác bỏ giả thuyết; rút ra được kết luận và và điều chỉnh được kết luận khi cần thiết một cách chính xác, rõ ràng, khoa học.
- Viết, trình bày báo cáo
và thảo luận: sử dụng được ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng để biểu đạt quá trình và kết quả
tìm hiểu; viết được báo cáo sau quá trình tìm hiểu; hợp tác với đối tác bằng thái độ lắng nghe tích cực và tôn trọng quan điểm, ý kiến đánh giá do người khác đưa ra để tiếp thu tích cực và giải trình, phản biện, bảo vệ kết quả tìm hiểu một cách thuyết phục.
3. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học
1. Vận dụng vào
những tình huống quen thuộc/ tương tự và đã có sẵn con đường cách thức/
phương án giải quyết các tình huống.
2. Vận dụng vào những
tình huống quen thuộc / tương tự nhưng chưa có sẵn con đường / phương án giải quyết.
3. Vận dụng được kiến
thức, kĩ năng đã học vào các tình huống mới.
- Vận dụng được
kiến thức, kĩ năng
hoá học để phát hiện, giải thích được một số hiện tượng tự nhiên, ứng dụng của hoá học trong một số tình huống quen thuộc theo các phương án giải quyết tương tự.
- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng
hoá học để nhận xét, đánh giá ảnh hưởng
- Vận dụng được kiến,
kĩ năng thức hoá học để phát hiện, giải thích được một số hiện tượng tự nhiên, ứng dụng của hoá học trong cuộc sống, trong một số tình huống quen thuộc với đề xuất về phương án giải quyết mới.
- Vận dụng được kiến
thức, kĩ năng hoá học để nhận xét, ảnh hưởng của một vấn đề thực
- Vận dụng được kiến,
kĩ năng thức hoá học để phát hiện, giải thích được một số hiện tượng tự nhiên, ứng dụng của hoá học trong cuộc sống với các tình huống mới.
- Vận dụng được kiến
thức, kĩ năng hoá học để
phản biện, đánh giá ảnh hưởng của một vấn đề thực tiễn trong tình huống mới .
- Vận dụng được kiến
của một vấn đề thực tiễn trong một số tình huống quen thuộc hoặc tương tự.
- Vận dụng được kiến
thức, kĩ năng tổng
hợp để nhận xét ảnh hưởng của một vấn đề thực tiễn và bước đầu có một vài đề xuất một số phương pháp, biện pháp, mô hình, kế hoạch giải quyết vấn đề.
- Bước đầu định
hướng được ngành, nghề sẽ lựa chọn sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông.
- Bước đầu đưa ra
được một vài cách ứng xử thích hợp trong các tình huống có liên quan đến bản thân, gia đình và cộng đồng phù hợp với yêu cầu phát triển bền
vững xã hội và bảo vệ môi trường.
tiễn trong các tình
huống quen thuộc hoặc tương tự.
- Vận dụng được kiến
thức, kĩ năng tổng hợp để nhận xét ảnh hưởng của một vấn đề thực tiễn và bước đầu có một vài đề xuất một số phương pháp, biện pháp, mô hình, kế hoạch giải quyết vấn đề.
- Bước đầu định hướng
được ngành, nghề sẽ lựa chọn sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông.
- Bước đầu đưa ra được
một vài cách ứng xử thích hợp trong các tình huống có liên quan đến bản thân, gia đình và cộng đồng phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững xã hội và bảo vệ môi trường.
thức, kĩ năng tổng hợp để đánh giá ảnh hưởng của một vấn đề thực tiễn
và đề xuất một số phương pháp, biện pháp, mô hình, kế hoạch giải quyết vấn đề trong tình huống mới.
- Định hướng được ngành, nghề sẽ lựa chọn sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông.
- Ứng xử thích hợp trong
các tình huống có liên quan đến bản thân, gia đình và cộng đồng phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững xã hội và bảo vệ môi trường.
- Vẽ đường phát triển năng lực theo các mức độ và năng lực thành phần.
Hình 4.2. Đường phát triển năng lực hóa học (3 mức được mô tả trong bảng 4.5) Căn cứ vào đường phát triển năng lực hóa học, GV đánh giá năng lực này của HS thông qua các năng lực thành phần và biểu hiện cụ thể để xác định vị trí mức độ của HS trên đường phát triển năng lực. Ví dụ đường phát triển năng lực hóa học của một HS A:
Hình 4.3. Đường phát triển năng lực hóa học của một học sinh A Theo kết quả này mức độ các thành phần của năng lực hóa học của HS A như sau: Nhận thức hóa học ở mức 2, gần đạt mức 3; Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học đạt trên mức 1, gần đạt mức 2; Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học đạt mức trên 2 một chút.