Câu hỏi, bài tập

Một phần của tài liệu Kiểm tra đánh giá học sinh THPT theo hướng phát triển phẩm chất năng lực môn Hoá học (Trang 35 - 50)

3.2. XÂY DỰNG CÔNG CỤ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC

3.2.1. Câu hỏi, bài tập

Câu hỏi và bài tập là những công cụ phổ biến, được dùng nhiều trong kiểm tra, đánh giá nói chung và trong môn Hóa học nói riêng.

Có nhiều loại câu hỏi, bài tập khác nhau dựa trên các cơ sở phân loại khác nhau như: câu hỏi, bài tập trắc nghiệm tự luận; câu hỏi, bài tập đóng, mở; câu hỏi, bài tập thực tiễn; câu hỏi, bài tập thực nghiệm; câu hỏi, bài tập biết, hiểu, vận dụng,…

Câu hỏi, bài tập có thể được sử dụng trong kiểm tra hỏi – đáp hoặc kiểm tra viết, dưới dạng dùng đơn lẻ các câu hỏi, bài tập hoặc bảng hỏi ngắn, thẻ kiểm tra, bảng KWL, bài kiểm tra,… hay kết hợp với các kĩ thuật như công não, 321, sơ đồ tư duy,… và có thể sử dụng cho nhiều mục đích kiểm tra, đánh giá khác nhau. Câu hỏi, bài tập có thể sử dụng để đánh giá các năng lực, phẩm chất khác nhau, tùy từng trường hợp mà có thể lựa chọn, xây dựng câu hỏi, bài tập phù hợp với mục đích đánh giá. Ví dụ:

+ Để đánh giá năng lực nhận thức hóa học, mức độ biết, hiểu có thể sử dụng bài kiểm tra trắc nghiệm hoặc dạng các câu hỏi tự luận trả lời ngắn dưới dạng bảng hỏi, hay các câu hỏi tự luận dạng mở để thu thập kiến thức nền của HS, và thường dùng câu hỏi, bài tập mức độ biết, hiểu.

+ Để đánh giá khả năng hiểu, vận dụng kiến thức hay năng lực giải quyết vấn đề đã học thường dùng các câu hỏi, bài tập tự luận, dạng bài tập vận dụng kiến thức vào thực tiễn hay thực hành thí nghiệm,…

+ Để đánh giá năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học thường sử dụng bài tập tự luận có nội dung thực tiễn, thực hành thí nghiệm, có thể là dạng viết nhưng cũng có thể dạng thực hành. …

a) Câu hỏi, bài tập tự luận

Câu hỏi, bài tập tự luận (gọi đầy đủ là trắc nghiệm tự luận) là câu hỏi, bài tập mà khi làm HS phải tự nêu, trình bày câu trả lời bằng lời văn hay sự mô tả của mình.

Câu hỏi, bài tập tự luận được dùng để đánh giá hiểu biết, tình trạng kiến thức, kết quả học tập của HS ở các mức độ nhận thức khác nhau (biết, hiểu, vận dụng); Có thể được sử dụng trước hoặc sau khi học một hay nhiều bài, chương hay toàn bộ chương

trình; Có thể sử dụng dưới hình thức hỏi - đáp (GV hỏi và HS trả lời bằng cách nói) hoặc dưới dạng hình thức viết (HS viết câu trả lời trên giấy).

Tùy theo loại câu hỏi, bài tập đóng, mở hay mức độ nhận thức, nội dung, cách thức có thể đánh giá khả năng nhận thức hóa học, vận dụng kiến thức kĩ năng đã học (năng lực hóa học) hoặc đánh giá năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,…

Để sử dụng câu hỏi theo hình thức hỏi - đáp hiệu quả trong dạy học hóa học, cần chú ý tới một số vấn đề như: Câu hỏi phải chứa đựng thông tin cần hỏi, phải được diễn đạt ngắn gọn, dễ hiểu, phù hợp nội dung bài học và với trình độ HS, khuyến khích HS trả lời, giúp HS huy động kiến thức và kinh nghiệm đã có và kích thích tư duy sáng tạo; Hạn chế câu hỏi yêu cầu HS thuộc lòng; Khi nêu câu hỏi cần cho HS đủ thời gian để suy nghĩ khi trả lời câu hỏi. Đặc biệt, khi sử dụng hình thức đánh giá này, GV cần quan tâm tới dạng câu hỏi mở, để HS đưa ra những nhận xét, lập luận,…từ đó đi đến những kết luận cần thiết trong quá trình học tập, hình thành kiến thức mới.

Ví dụ một số câu hỏi vấn đáp dạng mở trong dạy học Hóa học như:

+ Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta sử dụng quá nhiều túi nilon và các đồ nhựa dùng 1 lần?

+ Nếu em được chọn ra quyết định về xử lí sử dụng phân bón vô cơ không đúng cách gây ô nhiễm môi trường em sẽ ra quyết định gì? Tại sao?

Ví dụ một số câu hỏi về nhận thức hóa học và vận dụng kiến thức kĩ năng đã học với các mức độ khác nhau về alkane:

+ Nêu những điều em biết về alkane?

+ Viết công thức cấu tạo và gọi tên của các alkane có 5 nguyên tử A trong phân tử.

+ Viết PTHH thể hiện tính hóa học đặc trưng của alkane.

+ Tại sao alkane có phản ứng đặc trưng là phản ứng thế mà không phải phản ứng cộng?

+ Bằng những cách nào có thể phân biệt được 2 khí không màu methane và ethylene?

+ Tại sao nói một trong các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí là do các chất trong khí thải của các phương tiện giao thông gây ra?

Ví dụ một số câu hỏi mở đánh giá năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học:

+ Viết một bài luận, không quá 500 từ, trình bày và đưa ra những quan điểm của em về lượng dầu mỏ, sự tiêu thụ dầu mỏ và sự phát triển của công nghiệp dầu mỏ ở Việt Nam.

+ Sự gia tăng lượng khí carbonic ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của con người trên trái đất?

+ Là một HS em có thể làm gì để góp phần làm giảm sự ô nhiễm của không khí do phương tiện giao thông sử dụng nhiên liệu hóa thạch gây ra? Giải thích cơ sở đưa ra những nhận định đó.

b) Câu hỏi, bài tập trắc nghiệm khách quan

Trắc nghiệm khách quan (TNKQ) hay thường gọi đơn giản là trắc nghiệm là câu hỏi/bài tập nhỏ có kèm theo câu trả lời sẵn, yêu cầu HS dùng một kí hiệu đơn giản đã quy ước để trả lời.

Câu hỏi TNKQ được chia thành 4 loại: đúng – sai, điền khuyết hoặc trả lời ngắn, ghép đôi, nhiều lựa chọn. Với câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn thì đáp án có thể là 1

phương án đúng hoặc đúng nhất hoặc cũng có thể chọn nhiều phương án đúng.

Trong đó câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn được sử dụng nhiều hơn cả do có thể kiểm tra, đánh giá những mục tiêu dạy học khác nhau như và độ tin cậy cao hơn, tính giá trị tớt hơn, có thể phân tích tính chất mỗi câu hỏi và thật sự khách quan khi chấm bài. Và nên đưa loại câu hỏi có thể chọn nhiều phương án đúng vào đánh giá nhiều hơn.

Cấu trúc của câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn gồm hai phần:

+ Phần dẫn thường là một câu hỏi, đưa ra một vấn đề, tình huống (bản đồ, sơ đồ, biểu đồ, số liệu thống kê, sơ đồ,..) yêu cầu HS giải quyết.

+ Phương án trả lời là những lựa chọn mà HS sẽ chọn ra một đáp đúng nhất hoặc đúng nhất hoặc các phương án đúng. Phương án nhiễu là những lựa chọn sai, thiếu chính xác hoặc gần đúng,...

Một số lưu ý khi biên soạn câu TNKQ nhiều lựa chọn

- Nội dung câu hỏi phải khoa học, chính xác.

- Sử dụng ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu.

- Tránh các kiến thức quá riêng biệt hoặc câu hỏi dựa trên ý kiến cá nhân kiểu đánh giá "giỏi nhất", “tốt nhất”.

- Tránh sử dụng các cụm từ đúng nguyên văn trong sách giáo khoa.

- Tránh viết câu KHÔNG phù hợp với thực tế.

+ Các hướng dẫn phải rõ ràng, để HS biết chính xác được yêu cầu làm cái gì.

+ Để nhấn mạnh vào kiến thức thu được nên trình bày theo định dạng câu hỏi.

+ Không nên tạo một chỗ trống ở giữa hay ở bắt đầu của phần câu dẫn.

+ Nên trình bày ở thể khẳng định, nếu dùng thể phủ định cần được phải nhấn mạnh (như in đậm, gạch chân, viết hoa).

- Với các phương án lựa chọn:

+ Tránh sử dụng những phương án có hình thức hay ý nghĩa trái ngược nhau hoặc phủ định nhau. Có thể khắc phục bằng cách xây dựng các cặp phương án có ý nghĩa trái ngược nhau đôi một.

+ Phải đồng nhất theo nội dung, ý nghĩa.

+ Phải rõ ràng, có cùng loại quan hệ cấu trúc với câu dẫn, cấu trúc song song (tức là phải phù hợp về mặt ngữ pháp), cùng cách diễn đạt.

+ Nên đồng nhất về mặt hình thức (độ dài, từ ngữ,…). Không nên để các câu trả lời đúng có những khuynh hướng ngắn hơn hoặc dài hơn các phương án khác.

+ Tránh lặp lại một từ ngữ/thuật ngữ nhiều lần trong câu hỏi.

+ Nên viết các phương án nhiễu ở thể khẳng định, sự hấp dẫn như nhau, nên là các phát biểu đúng nhưng không trả lời cho câu hỏi, không nên “sai” một cách quá lộ

liễu, tránh dùng các cụm từ kĩ thuật có khuynh hướng hấp dẫn HS thiếu kiến thức và đang tìm câu trả lời có tính thuyết phục để đoán mò.

+ Tránh phương án “tất cả những phương án trên”, “không có phương án nào”.

+ Tránh các thuật ngữ không xác định về mức độ như “thông thường”, “phần lớn”, “hầu hết”,... hoặc các từ hạn định cụ thể như “luôn luôn”, “không bao giờ”,…

+ Nên chia gần đều số lần xuất hiện cho các phương án A, B, C, D.

Ví dụ minh họa câu hỏi TNKQ

Câu 1: Cho các từ và cụm từ sau: rắn ; lỏng ; khí ; dẫn điện ; không dẫn điện ; thấp ;

cao ; có tính độc ; không độc.

Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong kết luận về tính chất vật lí của phi kim dưới đây, mỗi chỗ trống có thể điền một hay nhiều từ/cụm từ:

Ở điều kiện thường, phi kim thường tồn tại ở các trạng thái: (1). Phần lớn phi kim (2), không dẫn nhiệt và có nhiệt độ nóng chảy (3). Một số phi kim (4) như clo, brom, iot,…

(1): ……….. (2): ………..

(3): ……….. (4): ………..

Câu 2. Năm 1897, J.J. Thomson đã phát hiện ra tia âm cực thông qua một thí nghiệm

như hình dưới đây:

Các phương án nào sau đây là đúng?

A. Tia âm cực là dòng các hạt tích điện dương.

B. Tia âm cực là dòng các hạt tích điện âm.

C. Thí nghiệm này chứng tỏ trong nguyên tử phải có electron.

D. Thí nghiệm này chứng tỏ trong nguyên tử phải có neutron.

Câu 3. Khi trộn bột nhôm (Al) với bột iodine (I2) rồi nhỏ thêm vài giọt nước thì xuất hiện phản ứng tỏa nhiệt, kèm theo khói màu tím bốc lên.

Các phương án nào sau đây là đúng?

A. Nước đóng vai trò là chất xúc tác.

B. Khói màu tím chính là I2 bay hơi.

C. Khói màu tím là AlI3 bay hơi.

D. Nhiệt sinh ra do phản ứng của Al với H2O.

Câu 4. Tiến hành thí nghiệm như hình dưới đây phù hợp với thí nghiệm nào?

A. Chưng cất để tách rượu khỏi hỗn hợp rượu – nước.

B. Chưng cất để tách nước khỏi hỗn hợp rượu – nước.

C. Điều chế NH3 lỏng từ phản ứng NH4Cl + dd NaOH rồi làm lạnh để hóa lỏng khí NH3. D. Điều chế dung dịch NH3 từ phản ứng NH4Cl + dd NaOH rồi lạnh hỗn hợp khí

NH3 và hơi nước.

c) Bảng hỏi ngắn, thẻ kiểm tra, bảng KWL và một số kĩ thuật sử dụng trong kiểm tra, đánh giá

Trong kiểm tra, đánh giá có thể sử dụng câu hỏi ở dạng bảng hỏi ngắn, thẻ kiểm tra hoặc bảng hỏi KWL (kĩ thuật KWL) hay thực hiện các kĩ thuật như công não, sơ đồ tư duy, kĩ thuật 321,… thực hiện kiểm tra trong khoảng thời gian ngắn, thường trong khoảng 3-5 phút, thậm chí 1 phút.

Các công cụ này thường dùng để kiểm tra nhanh kiến thức nền (kiến thức HS đã học), những hiểu biết thực tế, những kiến thức quan trọng mà HS học được, những ấn tượng, những băn khoăn, thắc mắc của HS,… khi bắt đầu hay kết thúc một hoạt động học tập, một chủ đề nhằm huy động gợi nhớ kiến thức liên quan, thu thập thông tin phản hồi cơ bản,… phù hợp với đánh giá năng lực thành phần của năng lực hóa học là nhận thức hóa học.

Bảng hỏi ngắn, thẻ kiểm tra gồm 1 số câu hỏi tự luận yêu cầu câu trả lời ngắn gọn hoặc câu hỏi TNKQ.

Ví dụ khi kết thúc bài học/ giờ dạy GV yêu cầu HS trả lời 3 câu hỏi ngắn sau:

(1) Điều gì trong bài học hay giờ học này làm em thích nhất?

(2) Chỗ nào, phần nào hoặc điều gì trong bài học hay giờ học này làm em khó hiểu và cần giải thích lại?

(3) Điều gì em đặc biệt quan tâm hay mong muốn được biết, nhưng thầy/cô trong bài học này chưa đề cập đến?

Bảng KWL là một công cụ để thu thập các thông tin khi bắt đầu một nội dung/bài

học/chủ đề về những điều HS đã biết, muốn biết (trước khi học), học được (sau khi học). GV có thể phát phiếu kẻ sẵn dạng bảng dưới đây hoặc HS có thể tự kẻ hoặc viết lần lượt những điều đã biết, muốn biết hoặc học được mà không cần kẻ bảng.

K (những điều em biết)

W (những điều em muốn biết)

L (những điều em học được)

Đầu giờ học hay bắt đầu một nội dung/chủ đề dạy học GV cho HS điền vào cột K, W, cột L được điền vào cuối nội dung/bài học hoặc về nhà.

GV có thể sử dụng kĩ thuật công não, 321 hay sơ đồ tư duy để kiểm tra kiến thức nền hay lấy thông tin phản hồi sau 1 hoạt động, bài học hay chủ đề:

Ví dụ khi tổ chức cho các nhóm HS trình bày sản phẩm dự án hay 1 sản phẩmhọc tập nào đó, GV có thể yêu cầu mỗi HS/ nhóm HS viết 3 ưu điểm/điều HS thích/điều HS học được, 2 nhược điểm/điều HS không thích/điều HS không hiểu, 1 câu hỏi/đề nghị (kĩ thuật 321).

Kĩ thuật công não được sử dụng nhiều khi bắt đầu 1 hoạt động/bài học/chủ đề nhằm kiểm tra kiến thức nền của HS. Có thể thực hiện công não viết, công não nói, công não cá nhân hay công não nhóm. Có thể kết hợp công não với sơ đồ tư duy để huy động kiến thức nền của HS.

Ví dụ khi dạy về tính chất hóa học của HCl, do HS đã biết nhiều về các phản ứng háo học của acid HCl, GV sử dụng kĩ thuật công não viết: Trong vòng 2 phút viết nhiều nhất có thể các phản ứng hóa học của acid HCl. (Từ tư liệu này GV có thể tổ chức cho HS chia sẻ nhóm, phân loại phản ứng hóa học, chỉ ra vài trò của HCl trong mỗi phải ứng và khái quát kết luận về tính chất hóa học của acid HCl, giải thích)

Một số lưu ý khi sử dụng bảng hỏi ngắn, thẻ kiểm tra, bảng KWL:

- Thường yêu cầu HS trả lời bảng hỏi ngắn, thẻ kiểm tra hay bảng KWL trong trong khoảng thời gian ngắn 3-5 phút với mục đích để kiểm tra kiến thức nền, các hiểu biết trong thực tiễn của HS có liên quan đến nội dung/bài học/chủ đề hoặc những kiến thức, kĩ năng HS học được ở nội dung/bài học/chủ đề đã học.

Nếu kiểm tra kiến thức nền trước khi học thì trên cơ sở kết quả của bài kiểm tra kiến thức nền, GV có thể có phương án cấu trúc lại chương trình, nội dung môn học/bài học cho phù hợp.

- GV có thể viết các câu hỏi trong bảng hỏi, thẻ kiểm tra, bảng KWL lên bảng hoặc in phiếu giấy phát cho HS, hướng dẫn HS cách trả lời.

- Sau khi HS trả lời xong GV cần xem nhanh các câu trả lời của HS, có thể gọi một số HS nêu những điều đã viết được hoặc cho HS viết lên bảng dạng sơ đồ tư duy.

- Cần thông báo lại cho HS kết quả của bảng hỏi ngắn, tổng kết các nội dung HS ghi được trong thẻ kiểm tra hay bảng KWL và rút ra nhận xét, kết luận về kết quả của bài đánh giá, giúp HS xác định được những công việc cần phải chuẩn bị để học bài mới.

- Câu hỏi kiểm tra kiến thức nền không mang tính chất thách đố hoặc thi cử.

- Sử dụng từ ngữ, cách diễn đạt dễ hiểu đảm bảo HS hiểu đúng để cung cấp đúng thông tin GV cần kiểm tra.

- Tránh những định kiến về điểm mạnh và điểm yếu của một HS nào đó thông qua kết quả của bài kiểm tra kiến thức nền.

Một số ví dụ minh họa Ví dụ 1: Khi bắt đầu chủ đề Alkane ở lớp 11, GV có thể sử dụng bảng hỏi ngắn để

kiểm tra kiến thức nền của HS về alkane:

Câu hỏi Trả lời

Alkane là gì?

Công thức của alkane Tính chất hóa học của alkane Ứng dụng trong thực tiễn của alkane

Do ở lớp 9 (theo chương trình Hóa học 2018) HS đã học một số kiến thức cơ bản về alkane gồm: khái niệm hydrocarbon, alkane, công thức cấu tạo và gọi tên được một số alkane đơn giản và thông dụng (C1 – C4), phương trình hoá học phản ứng đốt cháy của butane, ứng dụng làm nhiên liệu của alkane trong thực tiễn. Những kiến thức này là kiến thức nền cơ bản, liên quan trực tiếp đến bài học, từ những kiến thức này GV có thể tổ chức các hoạt động học tập tiếp để HS kiến tạo kiến thức mới.

Vớ dụ 2: Khi bắt đầu nội dung bài học thuyết Brứnsted – Lowry về acid – base để

thu thập nhanh các kiến thức về acid, base mà HS nhớ được từ các bài, lớp học trước, GV có thể sử dụng bảng KWL, yêu cầu HS viết điều em biết về acid, base.

K

(viết những điều em biết về acid, base)

W

(viết những điều em muốn biết thêm về acid, base)

L

(viết những điều em mới học được về acid, base)

(GV có thể sử dụng kĩ thuật công não với câu hỏi ngắn:

+ Mỗi người được gọi tên hãy nói nhanh 1 điều em biết về acid, base, người nói sau không trùng người nói trước (công não nói)

+ Trong 1 phút viết nhanh những điều em biết về acid, base (công não viết)).

Ví dụ 3: Khi kết thúc bài học về các phương pháp chiết tách hợp chất hữu cơ, GV

yêu cầu HS trả lời 3 câu hỏi ngắn sau:

(1) Phương pháp tách chất nào theo em là ứng dụng nhiều nhất trong thực tiễn?

Một phần của tài liệu Kiểm tra đánh giá học sinh THPT theo hướng phát triển phẩm chất năng lực môn Hoá học (Trang 35 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)