Sản phẩm học tập

Một phần của tài liệu Kiểm tra đánh giá học sinh THPT theo hướng phát triển phẩm chất năng lực môn Hoá học (Trang 65 - 70)

3.2. XÂY DỰNG CÔNG CỤ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC

3.2.5. Sản phẩm học tập

a) Sử dụng đánh giá qua sản phẩm học tập

Sản phẩm học tập là kết quả của hoạt động học tập của HS, là bằng chứng của sự vận dụng kiến thức, kĩ năng mà HS đã có. Thông qua sản phẩm học tập, GV đánh giá sự tiến bộ của HS, đánh giá quá trình tạo ra sản phẩm và đánh giá mức độ đạt được các năng lực của HS.

Trong dạy học hóa học, sản phẩm học tập của HS rất đa dạng, là kết quả của thực hiện các nhiệm vụ học tập như thí nghiệm/chế tạo, làm dự án học tập, nghiên cứu đề tài khoa học- kĩ thuật, bài luận....HS phải trình bày sản phẩm của mình, GV sẽ nhận xét và đánh giá. Một số sản phẩm hoạt động học tập cơ bản của HS như poster, tranh vẽ, sơ đồ tư duy, bài thuyết trình, video, vở kịch, mô hình, đồ vật,,...

Sử dụng các sản phẩm học tập để giúp GV đánh giá sự tiến bộ của HS, đánh giá năng lực vận dụng, năng lực hành động thực tiễn, kích thích động cơ, hứng thú học tập cho HS, phát huy tính tích tự lực, ý thức trách nhiệm, sáng tạo, phát triển năng lực giải quyết vấn đề phức hợp, phát triển năng lực cộng tác làm việc, rèn luyện tính bền bỉ, kiên nhẫn, phát triển năng lực đánh giá cho HS.

Sử dụng các sản phẩm học tập để đánh giá sau khi HS kết thúc một quá trình thực hiện các hoạt động học tập ở trên lớp, trong phòng thí nghiệm hay trong thực tiễn.

Một sản phẩm học tập được lựa chọn để đánh giá, cần đảm bảo các yêu cầu sau:

- Sản phẩm học tập phải gắn với thực tiễn, có ý nghĩa thực tiễn-xã hội.

- Sản phẩm học tập phù hợp với hứng thú, hiểu biết, kinh nghiệm của HS.

- Thể hiện sự tham gia tích cực và tự lực của HS vào các giai đoạn của quá trình tạo ra sản phẩm.

- Kết hợp giữa lí thuyết và thực hành, huy động nhiều giác quan.

- Những sản phẩm có thể công bố, giới thiệu được.

- Có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực hoặc môn học khác nhau.

- Thể hiện tính cộng tác làm việc: Các hoạt động tạo ra sản phẩm được thực hiện theo nhóm, thể hiện việc học mang tính xã hội.

Để việc đánh giá sản phẩm được thống nhất về tiêu chí và các mức độ đánh giá, GV cần thiết kế thang đo, bảng kiểm hoặc phiếu đánh giá theo tiêu chí để đánh giá sản phẩm học tập của HS.

b) Ví dụ minh họa đánh giá qua sản phẩm sử dụng phiếu đánh giá theo tiêu chí

Trong nội dung dạy học về Phân bón vô cơ, chuyên đề Phân bón Hóa học 11, GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm để thiết kế một cuốn cẩm nang sử dụng phân bón vô cơ an toàn và bảo vệ môi trường, nhằm đạt được các yêu cầu cần đạt sau:

- Phân loại được các loại phân bón vô cơ: Phân bón đơn, đa lượng hay còn gọi là phân khoáng đơn (đạm, lân, kali); phân bón trung lượng; phân bón vi lượng; phân bón phức hợp; phân bón hỗn hợp.

- Mô tả được vai trò của một số chất dinh dưỡng trong phân bón vô cơ cần thiết cho cây trồng.

- Trình bày được quy trình sản xuất một số loại phân bón vô cơ.

- Trình bày được cách sử dụng và bảo quản của một số loại phân bón thông dụng.

- Nêu được tác động của việc sử dụng phân bón đến môi trường.

Nhiệm vụ của HS tự đọc tài liệu về phân bón vô cơ (gồm các loại phân bón vô cơ, vai trò của một số chất dinh dưỡng trong phân bón vô cơ với cây trồng, quy trình sản xuất một số loại phân bón vô cơ, cách sử dụng phân bón vô cơ cho cây trồng để tăng năng suất và đảm bảo an toàn với sức khỏe con người và bảo vệ môi trường, những tác động xấu đến môi trường của việc sử dụng phân bón vô cơ không đúng cách) và thảo luận nhóm thống nhất nội dung, hình thức và thực hiện thiết kế cuốn cẩm nang theo các tiêu chí sau:

TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ POSTER

STT Tiêu chí đánh giá Điểm

tối đa

1

Nội dung cuốn cẩm nang chính xác, đầy đủ, gồm:

- Khái niệm và phân loại phân bón vô cơ, thành phần hóa học của mỗi loại

- Vai trò của một số chất dinh dưỡng trong phân bón vô cơ cần thiết cho cây trồng như N, P, K, các nguyên tố vi lượng.

- Quy trình sản xuất một số phân bón vô cơ (urea, supephotphat đơn, supephotphat kép, NPK).

- Cách sử dụng một số loại phân bón vô cơ cho cây trồng để tăng năng suất và đảm bảo an toàn với sức khỏe con người, bảo vệ môi trường (phân đạm, lân, kali).

- Những tác động xấu của việc sử dụng phân bón hoá học không đúng cách và liều lượng đến môi trường và sức khoẻ con người.

50

2 Cấu trúc nội dung cuốn cẩm nang logic, hợp lí, dễ theo dõi. 10

3 Cách thức trình bày trực quan, ngắn gọn, rõ ràng, có hình ảnh

minh họa phù hợp (tăng cường sử dụng sơ đồ, sơ đồ tư duy, bảng biểu,…)

20

4 Hình thức, màu sắc dễ đọc, đẹp, ấn tượng. 20

Và sử dụng phiếu đánh giá theo tiêu chí để đánh cuốn cẩm nang (GV đánh giá, HS tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng) như sau:

TT Tiêu chí đánh giá Mức đánh giá Điểm

đạt được Mức 3

(Tốt)

Mức 2

(Bình thường)

Mức 1 (Kém)

1 Trình bày được khái niệm và kể được tên, thành phần hóa học của các loại phân bón vô cơ gồm phân bón đơn, đa lượng (đạm, lân, kali); phân bón trung lượng; phân bón vi lượng; phân bón phức hợp;

phân bón hỗn hợp.

8-10

Trình bày chính xác trên 2/3 nội dung yêu cầu.

5-7

Trình bày chính xác

1/3- 2/3 nội dung yêu cầu.

1-4

Trình bày

chính xác dưới 1/3 nội dung yêu cầu.

2 Nêu được vai trò của N, P, K, các nguyên tố vi lượng trong phân bón vô cơ với cây trồng.

8-10

Trình bày chính xác

trên 2/3 nội dung yêu cầu.

5-7

Trình bày chính xác 1/3- 2/3 nội dung yêu cầu.

1-4

Trình bày chính xác dưới 1/3 nội dung yêu cầu.

3 Trình bày được quy trình sản xuất của urea, supephotphat đơn, supephotphat kép, NPK.

8-10

Trình bày chính xác

trên 2/3 nội dung yêu cầu.

5-7

Trình bày chính xác 1/3- 2/3 nội dung yêu cầu.

1-4

Trình bày chính xác dưới 1/3 nội dung yêu cầu.

4 Trình bày được cách sử dụng phân đạm, lân, kali cho cây trồng để tăng năng suất và đảm bảo an toàn với sức khỏe con người, bảo vệ môi trường.

8-10

Trình bày chính xác trên 2/3 nội dung yêu cầu.

5-7

Trình bày chính xác

1/3- 2/3 nội dung yêu cầu.

1-4

Trình bày

chính xác dưới 1/3 nội dung yêu cầu.

5 Trình bày được những tác động xấu của việc sử dụng phân bón hoá học không đúng cách và liều lượng đến môi trường (đất, nước, không khí) và sức khoẻ con người

8-10

Nêu rõ ảnh hưởng và giải thích nguyên nhân.

5-7

Chỉ nêu được các ảnh

hưởng, chưa giải thích đầy đủ nguyên nhân.

1-4

Chỉ nêu được một số ảnh hưởng, chưa giải

thích được nguyên nhân.

6 Cấu trúc nội dung cuốn cẩm nang logic, hợp lí .

8 - 10

Trình bày các nội dung theo thứ tự logic hợp lí.

5 - 7

Một phần nội dung chưa trình bày theo thứ tự logic.

1 - 4

Trình bày các nội dung không theo thứ tự logic.

7 Cách thức trình bày trực quan, ngắn gọn, rõ ràng, có hình ảnh minh họa phù hợp (tăng cường sử dụng sơ đồ, sơ đồ tư duy, bảng biểu,…)

16 - 20

Sử dụng tối đa các sơ đồ, bảng biểu, hình ảnh phù hợp, diễn đạt ngắn gọn.

10 - 15

Chưa sử dụng tối đa các sơ đồ, bảng biểu, hình ảnh phù hợp, còn 1 vài phần chưa diễn đạt ngắn gọn.

1 - 9

Sử dụng rất ít các sơ đồ, bảng biểu, hình ảnh, diễn đạt dài, nhiều chữ.

8 Hình thức, màu sắc dễ đọc, đẹp, ấn tượng.

16 - 20

Hình thức, màu sắc dễ đọc, đẹp, ấn tượng.

10 - 15

Hình thức, màu sắc dễ đọc, chưa đẹp, ấn tượng.

1 - 9

Hình thức, màu sắc khó đọc, chưa đẹp.

Một phần của tài liệu Kiểm tra đánh giá học sinh THPT theo hướng phát triển phẩm chất năng lực môn Hoá học (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)