Tổ chức nghiên cứu

Một phần của tài liệu Sức khỏe tâm thần của trẻ em mồ côi thành phố Hồ Chí Minh (Trang 78 - 86)

Chương 3. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Tổ chức nghiên cứu

3.1.1. Đặc điểm về khách thể nghiên cứu

Trẻ em mồ côi là nhóm trẻ đặc biệt, chính vì vậy, để chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần cho các em, Chính phủ đã thành lập, tổ chức, hoạt động các Trung tâm bảo trợ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 và Điều 5 Nghị định 68/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008.

Trẻ mồ côi sống tại các Trung tâm bảo trợ xã hội là trẻ em mồ côi cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng; trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là mẹ hoặc cha mất tích; trẻ em có cha và mẹ (hoặc cha hoặc mẹ) đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam, không còn người nuôi dưỡng; trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ gia đình nghèo; Người chưa thành niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi nhưng đang đi học văn hóa, học nghề có hoàn cảnh như trẻ em nêu trên được tiếp nhận vào nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội... Trẻ em mồ côi sống trong các Trung

tâm bảo trợ xã hội, Làng SOS, được cung cấp nơi ăn chốn ở, chăm sóc nuôi dưỡng cho trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi không nơi nương tựa; đảm bảo nhu cầu sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ; được tạo môi trường, điều kiện cho trẻ học tập, phát triển nhận thức; được hỗ trợ tâm lý, đời sống tinh thần cho trẻ mồ côi thiếu vắng tình thân gia đình; được giáo dục kỹ năng sống, hòa nhập xã hội cho trẻ khi trưởng thành.

Vì thế, với khách thể nghiên cứu là trẻ em mồ côi, để đảm bảo việc khảo sát đánh giá được thực trạng SKTT của trẻ em mồ côi trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi lựa chọn 206 trẻ em mồ côi đang sống trong các trung tâm bảo trợ,

làng SOS ở độ tuổi từ 12 đến 18 tuổi. Chúng tôi tiến hành khảo sát cả 2 nhóm đối tượng: Trẻ mồ côi mẹ hoặc cha và trẻ mồ côi cả cha và mẹ để đánh gias được sự khác biệt về SKTT giữa 2 nhóm trẻ mồ côi này, cụ thể ở bảng 3.1.

Bảng 3.1. Đặc điểm của khách thể nghiên cứu (n=206) Đặc điểm khách thể nghiên cứu Số lượng Tỷ lệ %

Tuổi 12 - 15 tuổi 118 57,3

16 - 18 tuổi 88 42,7

Giới tính

Nam 108 52,4

Nữ 92 44,7

Khác 6 2,9

Học lớp

Lớp 1 - 9 134 65

Lớp 10 -12 72 35

Tình trạng mồ côi Mồ côi Cha hoặc Mẹ 100 48,5

Mồ côi Cha và Mẹ 106 51,5

Người thân sống ngoài Trung tâm

Có người thân 137 66,5

Không có người thân 69 33,5

Thời gian sống tại Trung tâm/ mái ấm/ Làng SOS

1 - 5 năm 33 16

6 - 10 năm 94 45,6

11-18 năm 79 38,3

Đặc điểm khách thể nghiên cứu ĐTB ĐLC

Thời gian sống tại Trung tâm/ mái ấm/ Làng SOS 10,1 4,4

Ngoài ra, để làm rõ hơn các yếu tố ảnh hưởng đến SKTT của trẻ em mồ côi, chúng tôi tiến hành phỏng vấn các cán bộ quán lý, người nuôi dưỡng/ chăm sóc trẻ em mồ côi và trẻ em mồ côi. Chúng tôi chỉ khảo sát tại các Trung tâm nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, Làng SOS trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

3.1.2. Vài nét về địa bàn nghiên cứu

Thành phố Hồ Chí Minh, là thành phố lớn nhất Việt Nam chỉ đứng sau Thành phố Hà Nội về diện tích và là một trong những đô thị phát triển của đất nước. TP.HCM còn là trung tâm kinh tế, văn hóa, giải trí và giáo dục có tầm quan trọng chiến lược tại Việt Nam, là thành phố trực thuộc Trung ương thuộc loại đô thị đặc biệt của Việt Nam. TP.HCM nằm trong vùng chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, TP.HCM hiện có 16 quận, 01 thành phố và 05 huyện, tổng diện tích 2.095 km2. Theo kết quả điều tra dân số sơ bộ vào năm 2021 thì dân số TP.HCM là 9.166.800 người, chiếm 9,3% dân số Việt Nam, mật độ dân số trung bình 4.375 người/km² đứng vị trí cao nhất cả nước. Tuy nhiên, con số thực tế người dân sống ở thành phố sôi động này

còn nhiều hơn con số thống kê dựa trên thông tin đăng ký hộ khẩu, theo số liệu được công bố năm 2018, có khoảng 14 triệu người dân sinh sống, học tập và làm việc [25].

Theo số liệu năm 2011, tổng sản phẩm (GDP) của TP.HCM chiếm 21,3% và

29,38% tổng thu ngân sách của cả Việt Nam. Năm 2020, Thành phố có tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) theo giá hiện hành ước là 1.372 ngàn tỉ đồng, so sánh với 2010 đạt 991.424 tỉ đồng, tăng 1,39% so với năm 2019, đóng góp trên 22% GDP và 27%

tổng thu ngân sách cả nước. GRDP bình quân đầu người ước năm 2020 là 6.328 USD/người, xếp thứ 4 trong số các tỉnh thành trên cả nước [24].

Theo số liệu thống kê của UNICEF Việt Nam, số lượng trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi trên địa bàn TP.HCM năm 2009 là 4.166 trẻ và năm 2014 là 7.193 trẻ. Năm 2021, theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tổng số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là 11.468 trẻ, trong đó trẻ em mồ côi là khoảng 2.042 trẻ. Cũng theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trên địa bàn Thành phố có 23 cơ sở công lập chăm sóc và bảo vệ trẻ em và 124 cơ sở ngoài công lập.

Trong nghiên cứu, chúng tôi tập trung 4 cơ sở chăm sóc trẻ mồ côi với đặc điểm chung như sau:

- Các Trung tâm, cơ sở nuôi dưỡng bảo trợ đều thuộc quản lý của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh.

- Các Trung tâm, cơ sở nuôi dưỡng trẻ theo mô hình tập trung theo gia đình lớn và có nhân viên quản lý.

- Nhận trẻ mồ côi, không nơi nương tựa, trẻ bị bỏ rơi ở độ tuổi từ sơ sinh đến 18 tuổi và nuôi dưỡng cho đến khi các em hoàn thành chương trình học tập ở các trường Cao đẳng, Đại học. Trường hợp trẻ bị khuyết tật (bại não) Trung tâm sẽ nuôi trẻ đến suốt đời.

Ngoài những đặc điểm chung trên, mỗi Trung tâm, cơ sở nuôi dưỡng có những đặc điểm riêng, cụ thể như sau:

3.1.2.1. Làng thiếu niên Thủ Đức

Thành lập từ năm 1975, đến 1990 là nhà nuôi dạy trẻ Mầm non I Thủ Đức. Từ năm 1991 đến 2002 mang tên Làng trẻ mồ côi Picasso. Từ 2002 đến nay mang tên Làng Thiếu niên Thủ Đức, trực thuộc Sở Lao Động - Thương binh và Xã hội

TP.HCM. Đối tượng chăm lo: Trẻ mồ côi, trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn từ sơ sinh đến 18 tuổi trên địa bàn Thành phố [22].

Làng Thiếu niên Thủ Đức (sau đây gọi tắt là Làng) được thành lập theo Quyết định số 1584/QĐ-UBND ngày 25 tháng 4 năm 2003 của Ủy ban nhân dân Thành phố về cho phép chuyển Làng Thiếu niên Thủ Đức trực thuộc Sở Lao động - Thương binh

và Xã hội sang đơn vị sự nghiệp xã hội và Quyết định số 7167/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân TP.HCM về bổ sung nhiệm vụ cho Làng Thiếu niên Thủ Đức trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Đơn vị thực hiện chức năng tiếp nhận, quản lý, giáo dục và nuôi dưỡng đối tượng (trẻ) mồ côi, trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn có độ tuổi từ sơ sinh đến 16 tuổi trên địa bàn Thành phố và tiếp tục nuôi dưỡng đến 22 tuổi đối với những trẻ đang còn đi học trung học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học. Tổ chức cho trẻ tại Làng học văn hóa và học nghề để trẻ phát triển tốt về thể chất và tinh thần, có đủ điều kiện tái hoà nhập cộng đồng xã hội. Tỷ lệ học sinh khá giỏi hàng năm đạt hơn 80%

tại các bậc tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông. Các em được nhận vào Làng sẽ được nuôi dưỡng, chăm sóc và được học hành. Đến năm 20 tuổi, em nào thi đậu vào các trường Cao đẳng, Đại học Làng sẽ hỗ trợ một phần ngoài tiền ngân sách cho các em tiếp tục học và ăn ở tại Làng. Đối với những em không có khả năng học tiếp sẽ được đi học nghề tại các Trung tâm trực thuộc Sở, sau đó ra đời tự lập [21].

Làng Thiếu niên Thủ Đức (tọa lạc tại 18 Võ Văn Ngân, phường Bình Thọ, TP.

Thủ Đức) là một trong những địa chỉ cưu mang các trẻ em bị bỏ rơi, mồ côi, lang thang cơ nhỡ. Với tổng diện tích là 24.000m2, Làng Thiếu niên Thủ Đức hiện tại có 24 căn nhà, đang sử dụng 15 căn. Mỗi căn nhà đều mang tên các loài hoa: Mẫu Đơn, Phong Lan, Bạch Huệ, Anh Đào... Mỗi căn nhà sẽ có 1 đến 2 người mẹ chăm sóc từ khoảng 7 đến 10 con. Năm 2022, Đơn vị được giao chỉ tiêu chăm sóc, nuôi dưỡng:

250 đối tượng từ độ tuổi sơ sinh đến 18 tuổi. Hiện đang quản lý, nuôi dưỡng tập trung 127 trẻ (74 nam, 53 nữ) tại 03 khu quản lý đối tượng.

Về tổ chức bộ máy: Cơ cấu tổ chức bộ máy của đơn vị gồm có Ban Giám đốc và 07 phòng, khu, được sắp xếp, tổ chức lại theo Nghị định 120/2020/NĐ-CP của Chính phủ, với chủ trương chú trọng công tác chăm sóc, quản lý (Làng thành lập 03

khu quản lý đối tượng trên cơ sở phát triển từ 03 tổ) gồm có: Phòng Tổ chức Hành chính, phòng Kế hoạch Tài chính, phòng Y tế, khu Sơ sinh, khu Gia đình, khu Quản lý nam và khu Nhà trẻ. Biên chế được giao trong năm 2022 là 102 người; trong đó biên chế: 93 viên chức và 09 hợp đồng lao động theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP và Nghị định 161/2018/NĐ-CP của Chính phủ. Tổng số viên chức, người lao động, hiện nay của Làng là 92 người (72 nữ, 20 nam); trong đó có 79 viên chức, 05 hợp đồng

theo Nghị định 161/2018/NĐ-CP, 06 hợp đồng khác (hợp đồng chỉ tiêu) và 02 hợp đồng đơn vị.

3.1.2.2. Trung tâm Nuôi dưỡng Bảo trợ Trẻ em Tam Bình

Trung tâm Nuôi dưỡng Bảo trợ Trẻ em Tam Bình là cơ sở xã hội trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP.HCM tại địa chỉ 273 Quốc lộ 1A, Phường Bình Chiểu, TP. Thủ Đức, TP.HCM. Trung tâm được thành lập trên cơ sở tiếp quản từ Cô nhi Viện Nước ngọt thuộc cơ sở tôn giáo dòng Đức mẹ Vô Nhiễm; do Ban Quân quản thành phố tiếp nhận và chuyển giao về Sở Thương binh và Xã hội quản lý theo quyết định số 387/QĐ-UB ngày 22/6/1977 (nay là Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) với tên gọi đầu tiên là Nhà nuôi trẻ Mầm non 2. Thực hiện công tác bảo trợ xã hội cho trẻ mồ côi, trẻ khuyết tật. Trung tâm được giao nhiệm vụ tiếp nhận, nuôi dưỡng, giáo dục và chữa bệnh cho trẻ mồ côi bị bỏ rơi, con thuộc đối tượng xã hội, trẻ khuyết tật bại não, bại liệt. Hiện tại Trung tâm đang chăm sóc 242 cháu từ sơ sinh đến 18 tuổi. Nguồn trẻ vào Trung tâm gồm 3 đối tượng khác nhau: Trẻ là con của các đối tượng xã hội, lang thang xin ăn; Trẻ sơ sinh mồ côi, bị bỏ rơi; Trẻ bị khuyết tật, nhiễm chất độc màu da cam. Hầu hết các em được đưa vào Trung tâm đều rơi vào tình trạng bệnh tật, suy dinh dưỡng nặng. Số trẻ bị bỏ rơi, đặc biệt trẻ bị khuyết tật (bại não, bại liệt, tim bẩm sinh, siêu vi gan B, C) ngày càng gia tăng và việc đưa trẻ về gia đình rất hạn chế do người mẹ đã cố tình bỏ rơi hoặc người thân chối bỏ…

Vì vậy, Trung tâm Nuôi dưỡng Bảo trợ Trẻ em Tam Bình được coi là mái ấm gia đình của các em cho đến khi cuối cuộc đời (đối với trẻ bại não) [17].

3.1.2.3. Làng trẻ em SOS Gò Vấp

Làng trẻ em SOS Gò Vấp - TP.HCM là Làng trẻ em SOS đầu tiên tại Việt Nam được thành lập ngay sau khi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ký hiệp định với

Làng trẻ em SOS Quốc tế. Làng trẻ em SOS Gò Vấp hiện nay được xây dựng trên nền đất cũ của Làng trẻ em SOS Gò Vấp (Gia Định) trước đây do ngài Helmut Kutin làm Giám đốc từ năm 1967 đến năm 1976. Làng nằm trên đường Quang Trung, cách Trung tâm TP.HCM 12km về phía Tây Bắc, toạ lạc tại số 697 Quang Trung, phường 12, Quận Gò Vấp, TP.HCM. Là ngôi Làng có quy mô lớn nhất trong các Làng trẻ em SOS tại Việt Nam, Làng có ba bộ phận trực thuộc là hai lưu xá thanh niên với diện tích khoảng 600m2 [15].

Ngày 28 tháng 01 năm 1990, Làng trẻ em SOS Gò Vấp vinh dự đón đồng chí Nguyễn Hữu Thọ - Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và ngài Helmut Kutin - Chủ tịch Làng trẻ em SOS Quốc tế đến dự lễ và cắt băng khánh thành. Ðây là ngôi làng có quy mô lớn nhất trong các Làng trẻ em SOS tại Việt Nam với 20 nhà gia đình có khả năng nuôi dưỡng 180 - 200 trẻ. Mỗi ngôi nhà là nơi sinh sống của một gia đình SOS gồm một người mẹ SOS chăm sóc 6-10 trẻ. Tính đến cuối năm 2019, Làng trẻ em SOS Gò Vấp đã và đang nuôi dưỡng gần 600 trẻ em kém may mắn. Trong số đó, có 133 trẻ đang sống trong các nhà gia đình tại Làng. 225 trẻ đã trưởng thành, hòa nhập cuộc sống. Trong số này có 143 cháu đã lập gia đình riêng và có cuộc sống ổn định. Tính đến năm 2020, có 6 em là thạc sĩ, 7 em đã và đang du học ở nước ngoài và 364 em hòa nhập cuộc sống xã hội, trong đó có 143 em lập gia đình và có cuộc sống ổn định. Những kết quả trên nhờ ở công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại các gia đình SOS luôn được thực hiện với việc bảo đảm 4 nguyên tắc của tổ chức SOS: Bà mẹ - Anh chị em - Ngôi nhà gia đình - Cộng đồng Làng [14].

3.1.2.4. Trung tâm Nuôi dưỡng trẻ em Linh Xuân

Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Linh Xuân thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP.HCM. Vào tháng 3 năm 2010 được UBND TP.HCM thành lập trên cơ sở tách cơ sở II của Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Tam Bình. Tổng số cán bộ - viên chức: Đầu năm 2022 có 69 viên chức, người lao động. Hiện nay, đơn vị có 66 viên chức, người lao động, trong đó có 59 viên chức, 5 hợp đồng, 2 viên chức theo nghị định 161. Số phòng ban chuyên môn, nghiệp vụ, khoa: Đơn vị có 01 phòng chuyên môn (phòng Tổ chức - Kế toán), 01 trạm y tế, 3 khoa chăm sóc (khoa Nhi, khoa Nam, khoa Nữ). Hiện tại, Trung tâm hỗ trợ nuôi dưỡng trẻ từ sơ sinh đến

22 tuổi. Các trẻ ở Trung tâm chủ yếu là trẻ mồ côi bị nhiễm HIV/AIDS, vì vậy công tác chăm sóc trẻ về thể chất và tinh thần luôn được Trung tâm chú trọng: Các vấn đề chăm sóc y tế được quan tâm, tỷ lệ tiêm chủng trong độ tuổi đạt 100%, 100% đối tượng được cấp mã định danh, có thẻ bảo hiểm y tế đầy đủ. Vệ sinh an toàn thực phẩm được đảm bảo, việc kiểm tra thực phẩm hàng hóa khi nhập vào đơn vị, nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho đối tượng trong các bữa ăn. Thực phẩm trước khi đưa vào chế biến, được bộ phận y tế kiểm tra bằng cảm quan, sau khi chế biến thực phẩm được lưu, hủy theo đúng quy trình. Về mặt tinh thần, Trung tâm hỗ trợ tâm lý cho trẻ chậm phát triển theo chương trình hiểu rồi thương, hỗ trợ ngôn ngữ giao tiếp và vận động. Bên cạnh đó các hoạt động vui chơi giải trí cho trẻ luôn được quan tâm. Thường xuyên tổ chức cho trẻ đi tham quan Bảo tàng, Đầm Sen, Suối Tiên, Đà Lạt, Vũng Tàu, Phan Thiết… và tổ chức các hoạt động như sinh nhật, Quốc tế thiếu nhi, Tết Trung thu,…[23].

3.1.3. Các giai đoạn nghiên cứu 3.1.3.1. Giai đoạn nghiên cứu lý luận

- Mục đích nghiên cứu: Đây là giai đoạn xây dựng cơ sở lý luận cho luận án, thông qua quá trình xây dựng cơ sở lý luận để đưa ra các luận điểm quan trọng của đề tài nghiên cứu.

- Nội dụng nghiên cứu:

+ Tìm hiểu, tổng hợp các tài liệu trong và ngoài nước về SKTT của trẻ em mồ côi, từ đó phân tích những vấn đề còn tồn tại để làm cơ sở cho việc nghiên cứu tiếp theo.

+ Hệ thống hoá các khái niệm liên quan đến SKTT, trẻ em, trẻ em mồ côi và khái niệm SKTT trẻ em mồ côi.

+ Tìm hiểu các đặc điểm cơ bản của trẻ em mồ côi cũng như các yếu tố tác động đến SKTT của trẻ em mồ côi.

- Phương pháp nghiên cứu: Để xây dựng cơ sở lý luận của luận án, chúng tôi

tiến hành phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát hóa... các tài liệu trong và ngoài nước về SKTT của trẻ em mồ côi có liên quan đến đề tài nghiên cứu.

- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 01/2022 đến tháng 01/2023.

3.1.3.2. Giai đoạn nghiên cứu thực tiễn

- Mục đích nghiên cứu: Khảo sát thực trạng các vấn đề SKTT của trẻ mồ côi tại TP.HCM, tiến hành khảo sát các vấn đề SKTT chung và các biểu hiện của cảm nhận

hạnh phúc, trầm cảm, lo âu và stress của trẻ em mồ côi; Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến SKTT của trẻ mồ côi.

- Nội dụng nghiên cứu: Nghiên cứu các biểu hiện SKTT; Các yếu tố ảnh hưởng đến SKTT trẻ mồ côi. Để thực hiện được mục đích nghiên cứu trong giai đoạn này, chúng tôi tiến hành các bước sau đây:

Bước 1: Tiến hành xây dựng bộ công cụ

Chúng tôi xác định nghiên cứu định lượng, để làm được điều này, cần bộ công cụ để đánh giá các vấn đề SKTT của trẻ em mồ côi mà chúng tôi định hướng nghiên cứu. Dựa trên phương pháp luận nghiên cứu, tham khảo các nghiên cứu trong nước

và trên thế giới về các biểu hiện SKTT của trẻ em mồ côi, tìm hiểu các công cụ, thang đo ưu việt đã được thực hiện một số nghiên cho khách thể là trẻ em mồ côi như: Độ dài phù hợp, sử dụng cho lứa tuổi từ 12- 18 tuổi; Công cụ đo lường được sử dụng phổ biến, đảm bảo độ tin cây.

Công cụ đo lường phù hợp với mục tiêu của đề tài nghiên cứu. Các câu hỏi phải đảm bảo đủ nội dung cần nghiên cứu nhưng cũng không quá dài, để trẻ em mồ côi ở độ tuổi khảo sát có thể thực hiện bảng hỏi.

Bước 2: Tiến hành khảo sát thử

Sau khi hoàn thành bảng hỏi, chúng tôi tiến hành khảo sát 30 trẻ em mồ côi để đánh giá tính hiệu quả của bảng hỏi và xử lý độ tin cậy, độ giá trị của bảng khảo sát.

Kết quả có 5 trong tổng số 30 bảng hỏi trẻ đánh sai câu và không đạt yêu cầu do không đủ kiên nhẫn để đọc hết nội dung của bảng hỏi hoặc trả lời không đầy đủ các câu trong bảng hỏi.

Bước 3: Tiến hành khảo sát chính thức

Quá trình khảo sát chính thức được tiến hành như sau:

+ Xin giấy giới thiệu tại đơn vị công tác để cung cấp cho cơ sở, Trung tâm, Làng SOS nuôi dưỡng trẻ.

Một phần của tài liệu Sức khỏe tâm thần của trẻ em mồ côi thành phố Hồ Chí Minh (Trang 78 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(229 trang)