Thực trạng sức khỏe tâm thần của trẻ em mồ côi thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Sức khỏe tâm thần của trẻ em mồ côi thành phố Hồ Chí Minh (Trang 97 - 131)

Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA TRẺ EM MỒ CÔI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

4.1. Thực trạng sức khỏe tâm thần của trẻ em mồ côi thành phố Hồ Chí Minh

4.1.1. Đánh giá chung sức khỏe tâm thần của trẻ em mồ côi

Sức khỏe tâm thần không chỉ mang ý nghĩa tiêu cực, không đơn thuần là nỗi khổ đau tinh thần mà còn thể hiện qua niềm hạnh phúc, lạc quan. Do vậy, nghiên cứu sẽ giúp đánh giá toàn diện SKTT của trẻ em mồ côi ở các mức độ khác nhau. Một số trẻ có thể ở trạng thái bình thường, khỏe mạnh; Số khác có nguy cơ biểu hiện vấn đề SKTT từ mức nhẹ, trung bình đến nặng dựa trên thang đo đánh giá. Các biểu hiện cảm nhận hạnh phúc, lo âu, trầm cảm và stress trong nghiên cứu về trẻ mồ côi nhằm đánh giá những nguy cơ các em có thể mắc phải các vấn đề SKTT.

Bốn biểu hiện chính của sức khỏe tâm thần trẻ em mồ côi bao gồm: Cảm nhận hạnh phúc, trầm cảm, lo âu và căng thẳng được đánh giá qua các thang đo đánh giá chỉ số hạnh phúc WHO-5, đo trầm cảm RADS, thang đo lo âu BAI và thang đo PSS- 10. Kết quả được thể hiện chi tiết trong bảng 4.1 như sau:

Bảng 4.1. Đánh giá chung biểu hiện sức khỏe tâm thần của trẻ em mồ côi

Thành phố Hồ Chí Minh (n=206)

Biểu hiện Phạm vi

thang đo

Trung bình

Độ lệch chuẩn

Nhỏ nhất – Lớn nhất

Độ nghiêng

Cảm nhận

hạnh phúc 0 - 100 56,0 27,9 0 - 100 -0,006

Trầm cảm 0 - 90 21,9 11,1 8 - 65 1,19

Lo âu 0 - 63 6,0 7,9 0 - 37 1,72

Stress 0 - 40 14,2 7,0 0 - 31 -0,36

Theo kết quả trên bảng 4.1 cho thấy mức biểu hiện các vấn đề về SKTT của trẻ em mồ côi tại Trung tâm bảo trợ, Làng SOS tại Thành phố Hồ Chí Minh với điểm cảm nhận hạnh phúc WHO-5 có khoảng điểm dao động từ 0 đến 100 điểm, trong đó điểm càng cao phản ánh mức độ hạnh phúc cao. Kết quả cho thấy trẻ mồ côi tại Thành

phố Hồ Chí Minh có điểm hạnh phúc trung bình là 56, độ lệch chuẩn là 27,9 là ở mức trung bình, đáng chú ý có một số trường hợp điểm hạnh phúc là 0.

Điểm trầm cảm là 21,9 trên thang điểm từ 0 đến 90 theo thang đo RADS. Độ

nghiêng (1,19) mức độ trầm cảm của nhóm trẻ em mồ côi này có xu hướng cao hơn mức trung bình. Tuy nhiên, mặc dù độ nghiêng dương nhưng đa số trẻ vẫn nằm trong khoảng điểm thấp (không trầm cảm).

Điểm lo âu trung bình là 6,0 trên thang điểm từ 0 đến 63, thấp hơn nhiều so với điểm giữa của thang đo là 31,5. Độ nghiêng dương (1,72) cho thấy phân phối lệch về phía các giá trị cao hơn giá trị trung bình. Tuy nhiên, do điểm trung bình lo âu chỉ là 6,0, nên ngay cả những điểm cao hơn cũng chỉ ở mức vừa phải. Độ lệch chuẩn lớn chứng tỏ có sự phân tán đáng kể trong điểm số, với nhiều trẻ hoàn toàn không lo âu (điểm 0) và một số trẻ có điểm cao hơn. Có thể kết luận rằng mức độ lo âu của nhóm trẻ em mồ côi này có xu hướng thấp hơn đáng kể so với mức trung bình của thang đo.

Điểm stress với điểm trung bình là 14,2 cao hơn so với trung bình thang đo 20, trên thang điểm từ 0 đến 40. Độ lệch chuẩn khá nhỏ so với trung bình 14,2, giá trị nhỏ nhất là 0, giá trị lớn nhất là 31 có trẻ em hoàn toàn không stress (điểm 0) nhưng cũng có trẻ ở mức stress cao (điểm 31/40). Độ nghiêng (-0,36) nghiêng về phía giá trị thấp hơn trung bình. Như vậy, mức độ stress của nhóm trẻ em này có xu hướng cao hơn mức trung bình, mặc dù có sự phân tán khá lớn giữa các thành viên. Có thể có một số trường hợp gặp phải mức độ stress rất cao, trong khi cũng có những trường hợp không gặp phải stress. Tuy nhiên, do trung bình chỉ số stress cao hơn mức trung bình của thang đo, nên có thể nói rằng nhóm đối tượng này đang phải đối mặt với mức độ stress đáng kể.

Nhìn chung, theo kết quả đánh giá về SKTT của trẻ em mồ côi Thành phố Hồ Chí Minh tương đối khả quan, trẻ mồ côi có điểm cảm nhận hạnh phúc ở mức trung bình và tỷ lệ trẻ em có nguy cơ trầm cảm, lo âu, stress ở mức nhẹ, tuy nhiên cũng không loại trừ những trẻ đang có nguy cơ gặp các vấn đề từ trầm cảm, lo âu, stress ở mức nặng. Cụ thể mức độ và biểu hiện của các vấn đề SKTT sẽ được trình bày rõ hơn khi đánh giá từng biểu hiện SKTT.

4.1.2. Thực trạng sức khỏe tâm thần của trẻ em mồ côi Thành phố Hồ Chí Minh

qua các biểu hiện cụ thể

Đánh giá mức độ và cụ thể từng biểu hiện cảm nhận hạnh phúc, lo âu, trầm cảm,

và stress của trẻ em mồ côi Thành phố Hồ Chí Minh được thể hiện trong các bảng từ 4.2 đến 4.9.

4.1.2.1. Mức độ và biểu hiện cảm nhận hạnh phúc ở trẻ em mồ côi

Hạnh phúc là một trong những yếu tố quan trọng đối với sự phát triển lành mạnh của trẻ em, đặc biệt là những trẻ em mồ côi, cũng là cơ sở để đánh giá SKTT theo chiều hướng tích cực ngoài những biểu hiện tiêu cực như trầm cảm, lo âu và stress.

Việc đánh giá mức độ cảm nhận hạnh phúc và các biểu hiện liên quan sẽ giúp hiểu rõ hơn về tình trạng SKTT của trẻ em mồ côi, từ đó đưa ra các kiến nghị phù hợp để chăm sóc SKTT cho trẻ em mồ côi.

Bảng 4.2. Mức độ cảm nhận hạnh phúc của trẻ em mồ côi Thành phố Hồ Chí

Minh theo thang điểm WHO-5 (n=206)

Mức độ cảm nhận hạnh phúc Phạm vi thang

điểm Số lượng Tỷ lệ

Không cảm thấy hạnh phúc 0-28 45 21,8

Cảm thấy ít hạnh phúc 29-50 49 23,8

Có cảm thấy hạnh phúc 51-100 112 54,4

Bảng 4.2 trình bày mức độ cảm nhận hạnh phúc của trẻ em mồ côi tại Thành phố Hồ Chí Minh theo thang điểm WHO-5. Kết quả cho thấy có 45 trẻ em (21,8%) không cảm thấy hạnh phúc, 49 trẻ em (23.8%) cảm thấy ít hạnh phúc, và 112 trẻ em

(54.4%) cảm thấy hạnh phúc. Mặc dù phần lớn trẻ em cho biết mình có cảm giác hạnh phúc, nhưng vẫn có những trẻ không cảm thấy hạnh phúc hoặc chỉ cảm thấy ít hạnh phúc. Khi so sánh với một số nghiên cứu trên thế giới, tỷ lệ 54,4% trẻ có cảm thấy

hạnh phúc có phần thấp hơn với nghiên cứu của Ohnishi (2011) với 77,5% trẻ em mồ côi có cảm nhận hạnh phúc tích cực, Dahlan và cộng sự (2019) cho kết quả 86,67% trẻ mồ côi và Putri, R. D. và công sự (2023) với 99,8% trẻ có cảm nhận hạnh phúc ở mức cao. Điều này thể hiện sự quan ngại về tình trạng SKTT của những trẻ

em mồ côi tại Thành phố Hồ Chí Minh. Cần phải tiếp tục nghiên cứu và quan tâm đến những trẻ em không cảm thấy hạnh phúc hoặc có cảm nhận hạnh phúc thấp hơn để cung cấp hỗ trợ và chăm sóc thích hợp.

Bảng 4.3. Các biểu hiện cảm nhận hạnh phúc của trẻ em mồ côi

Thành phố Hồ Chí Minh

STT Biểu hiện

Không lúc nào cả

Đôi khi

Ít hơn một nữa thời gian

Nhiều hơn một nữa thời gian

Hầu hết mọi

lúc

Luôn

luôn ĐTB

(ĐLC)

(%)

1 Em cảm thấy vui vẻ với tinh thần tốt

6,8 26,2 9,7 16,5 17,0 23,8 2,82

(1,69)

2 Em cảm thấy bình tĩnh và thư giãn 6,8 26,2 16,5 18,0 14,6 18,0 2,61

(1,59)

3 Em cảm thấy năng động và mạnh mẽ

6,3 18,4 17,0 15,0 14,6 28,6 2,99

(1,67)

4 Em thức dậy cảm thấy tươi mới và được nghỉ ngơi

8,3 18,4 14,6 19,4 20,9 18,4 2,82

(1,59)

5 Cuộc sống hàng ngày của em tràn ngập những điều em yêu thích

9,2 22,8 11,7 16,5 18,9 20,9 2,76

(1,69)

Bảng 4.3 ghi nhận thực trạng cảm nhận hạnh phúc ở trẻ mồ côi, kết quả trong nghiên cứu này cho thấy, cảm nhận hạnh phúc được trẻ tự nhận thức ở mức tương đối

khả quan. Trong đó nội dung “cảm thấy năng động và mạnh mẽ” có mức độ cao nhất với (ĐTB =2,99) mức lựa chọn “hầu hết mọi lúc” và “luôn luôn” với 43,2% khách thể lựa chọn, một tỷ lệ tương đối cao cho nội dung này. Kế đến là nội dung “em cảm thấy vui vẻ với tinh thần tốt” và “em thức dậy cảm thấy tươi mới và được nghỉ ngơi”

với ĐTB là 2,82 với lần lượt tỷ lệ lựa chọn là 40,8% và 38,3% ở mức lựa chọn “hầu hết mọi lúc” và “luôn luôn”. Có thể thấy với việc cơ sở vật chất ở các trung tâm trẻ mồ côi đã được cải thiện, cùng với đó là những hoạt động học tập, giải trí cũng được chú trọng, trẻ mồ côi tại các trung tâm nuôi dưỡng có không gian và điều kiện để phát triển tốt về thể chất lẫn tinh thần. Nội dung “em cảm thấy bình tĩnh và thư giãn” là nội dung được ghi nhận có mức độ thấp nhất với (ĐTB =2,61) ở mức lựa chọn “hầu hết mọi lúc” và “luôn luôn” là 32,6%.

Như vậy, có thể thấy rằng tình trạng cảm nhận hạnh phúc của trẻ em mồ côi tại

Thành phố Hồ Chí Minh là khá đa dạng. Mặc dù đa số trẻ có cảm nhận hạnh phúc nhưng vẫn có một tỷ lệ đáng kể gặp phải tình trạng thiếu hạnh phúc hoặc không hạnh phúc. Các biểu hiện hạnh phúc như năng động, vui vẻ, tươi mới, cuộc sống tràn ngập niềm vui chỉ thực sự thường xuyên ở khoảng 20-30% trẻ. Điều này cho thấy nhu cầu cần có các biện pháp hỗ trợ, can thiệp nhằm nâng cao cảm nhận hạnh phúc và chất lượng cuộc sống cho nhóm đối tượng trẻ em mồ côi.

4.1.2.2. Mức độ và biểu hiện trầm cảm ở trẻ em mồ côi

Trầm cảm là một vấn đề tâm lý trong đó các triệu chứng bao gồm tâm trạng chán nản, khả năng mất hứng thú hoặc niềm vui, giảm năng lượng, cảm giác tội lỗi hoặc giá trị bản thân thấp, rối loạn giấc ngủ hoặc thèm ăn và kém tập trung [225].

Đặc trưng của trầm cảm ở tuổi vị thành niên là cảm giác buồn dai dẳng, mất hứng thú và năng lượng, cáu kỉnh, cảm thấy tiêu cực và vô giá trị. Trên toàn thế giới, trầm cảm là nguyên nhân đứng hàng thứ tư gây ra bệnh tật ở trẻ vị thành niên từ 15-19 tuổi và đứng thứ mười lăm đối với những người từ 10-14 tuổi [224].

Đánh giá chung về nguy cơ gặp phải trầm cảm ở trẻ em mồ côi cho thấy, phần lớn trẻ em trẻ mồ côi sống tại Trung tâm bảo trợ xã hội, Làng SOS tham gia nghiên cứu có nguy cơ gặp vấn đề trầm cảm từ mức nhẹ đến nặng tương đối thấp. Đây là

một tín hiệu đáng mừng trong bức tranh chung về các vấn đề SKTT hiện nay khá phổ biến ở trẻ em mồ côi.

Bảng 4.4. Mức độ trầm cảm của trẻ em mồ côi Thành phố Hồ Chí Minh

theo thang điểm RAD (n=206) Mức độ trầm cảm Phạm vi thang điểm Số lượng Tỷ lệ

Không có trầm cảm 0 – 30 169 82

Trầm cảm nhẹ 31 – 40 20 9,7

Trầm cảm vừa 41 – 50 15 7,3

Trầm cảm nặng 51 – 90 2 1

Kết quả bảng 4.4 cho thấy có 82% với 169 khách thể không có trầm cảm. Điều này có thể do các em được hỗ trợ, chăm sóc tốt về mặt tinh thần từ Trung tâm bảo trợ xã hội, Làng SOS, nhà trường hoặc các tổ chức xã hội khác. Kết quả cũng ghi nhận

có 9,7% với 20 khách thể có nguy cơ ở mức trầm cảm nhẹ với điểm trung bình là 35,20. Có 7,3% đánh giá ở mức trầm cảm vừa có điểm trung bình là 46,87 và cuối cùng có 1% với 2 khách thể được xác định có nguy cơ ở mức trầm cảm nặng với điểm trung bình là 61.

Theo kết quả trên, trẻ mồ côi ở các Trung tâm nuôi dưỡng và Làng SOS tại Thành phố Hồ Chí Minh có nguy cơ gặp phải vấn đề trầm cảm ở mức nhẹ đến nặng với 37 trẻ chiếm 18%. Kết quả nghiên cứu này thấp hơn rất nhiều so với một số nghiên cứu trên thế giới cụ thể như: Nghiên cứu của Musisi và Kinyanda (2003) với đối tượng nghiên cứu là các thanh thiếu niên ở Kampala. Kết quả cho thấy tỷ lệ trẻ gặp vấn đề tâm thần cụ thể là trầm cảm tương đối cao với 49% [155]. Nghiên cứu khác của tác giả Thembi V Khoza và cộng sự (2007) về vấn đề trầm cảm ở 301 thanh thiếu niên mồ côi độ tuổi từ 13-17 tuổi, kết quả cho thấy tỷ lệ mắc các triệu chứng trầm cảm là 21% [131]. Hay nghiên cứu của Ramagopal và cộng sự (2016) cũng cho kết quả trẻ em sống trong các trại trẻ mồ côi có tới 35% trẻ bị trầm cảm [174]. Một nghiên cứu khác của Demoze MB và cộng sự (2018) với 453 thanh thiếu niên mồ côi ở Ethiopia, kết quả cho thấy tỷ lệ trầm cảm của thanh thiếu niên mồ côi là 36,4% [81].

Nghiên cứu của Shiferaw và cộng sự (2018) ở Ilu Abba Bor, phía Tây Ethiopia với

216 trẻ mồ côi được phỏng vấn về SKTT với tỷ lệ trả lời là 98,2% và tỷ lệ trầm cảm chung là 24,1% [189]. Đặng Hoàng Minh (2017) trong nghiên cứu trên 150 trẻ mồ côi ở trong độ tuổi từ 6-18 tuổi. Kết quả thu được, trẻ mồ côi gặp các vấn đề trầm cảm là 52,8% [16].

Tuy nhiên với 18% trẻ có nguy cơ gặp vấn đề trầm cảm từ nhẹ đến nặng trong nghiên cứu này lại cao hơn một số ít nghiên cứu, cụ thể trong nghiên cứu của Viashnav và Kaushik (2021) tại thành phố Rajsthan với 70 trẻ mồ côi để đánh giá mức độ lo lắng, trầm cảm của các em trong các trại mồ côi, kết quả cho thấy tỷ lệ trầm cảm là 10% trong tổng số trẻ tham gia nghiên cứu [216]. Hay trong một báo cáo có hệ thống tỷ lệ mắc chứng rối loạn trầm cảm ở trẻ em trong hệ thống phúc lợi trẻ em trên toàn thế giới là 11% [56].

Như vậy, đa số trẻ em mồ côi tại các Trung tâm bảo trợ xã hội, Làng SOS không có nguy cơ bị trầm cảm, tỷ lệ trẻ có nguy cơ gặp trầm cảm tương đối thấp và chủ yếu là ở mức vừa và nhẹ. Mặc dù vậy, nhưng với 18% trẻ em mồ côi có nguy cơ gặp phải trầm cảm từ nhẹ đến nặng cần được sự quan tâm, chăm sóc.

Bảng 4.5. Các biểu hiện trầm cảm của trẻ em mồ côi Thành phố Hồ Chí Minh

STT Biểu hiện

Hầu như không

Thỉnh thoảng

Khá thường

xuyên

Rất thường

xuyên

ĐTB (ĐLC)

%

1 Cảm thấy mình hạnh phúc 11,7 29,6 29,1 29,6 1,77 (1,00)

2 Cảm thấy lo lắng về việc học

tập tại trường 31,6 40,3 19,4 8,7 1,05 (0,92)

3 Cảm thấy mình cô đơn 57,3 28,2 9,7 4,9 0,62 (0,85)

4 Cảm thấy người lớn không

thích mình 79,1 8,7 5,3 6,8 0,40 (0,87)

5 Cảm thấy mình quan trọng 51,0 28,2 6,3 14,6 0,84 (1,07)

6 Muốn xa lánh, trốn chạy 78,2 14,1 4,4 3,4 0,33 (0,72)

7 Cảm thấy buồn chán 40,8 45,1 8,7 5,3 0,79 (0,82)

8 Cảm thấy muốn khóc 61,2 22,8 12,6 3,4 0,58 (0,84)

9 Cảm giác không ai quan tâm

đến mình 64,6 24,3 6,3 4,9 0,51 (0,82)

10 Thích cười đùa với các bạn học

sinh khác 31,1 25,7 16,5 26,7 1,39 (1,18)

11 Cảm giác cơ thể rệu rã, ốm yếu 68,0 21,4 7,8 2,9 0,46 (0,76)

12 Cảm giác mình đang được yêu 16,5 18,0 27,2 38,3 1,87 (1,10)

13 Cảm giác mình giống kẻ bỏ đi 79,1 11,7 3,9 5,3 0,35 (0,79)

14 Cảm thấy mình đang làm khổ

mình 68,4 22,3 4,4 4,9 0,46 (0,79)

15 Cảm thấy những học sinh khác

không thích mình 67,5 21,8 6,3 4,4 0,48 (0,80)

16 Cảm thấy bực bội 51,9 36,4 6,8 4,9 0,65 (0,81)

17 Cảm thấy cuộc sống bất công

với mình 62,1 32,0 3,9 1,9 0,46 (0,68)

18 Cảm thấy mệt mỏi 53,9 35,9 8,3 1,9 0,58 (0,73)

19 Cảm thấy mình là kẻ tồi tệ 71,4 20,4 6,3 1,9 0,39 (0,69)

20 Cảm thấy mình là kẻ vô tích sự 68,4 21,4 6,3 3,9 0,46 (0,78)

21 Cảm thấy mình đáng thương 75,7 16,5 5,3 2,4 0,34 (0,69)

22 Thấy phát điên về mọi thứ 72,8 23,3 1,9 1,9 0,33 (0,61)

23 Thích trò chuyện với các học

sinh khác 29,6 27,2 18,9 24,3 1,38 (1,15)

24 Trằn trọc khó ngủ 60,2 27,7 6,8 5,3 0,57 (0,84)

25 Thích vui đùa 22,8 20,4 14,6 42,2 1,76 (1,22)

26 Cảm thấy lo lắng 47,1 35,9 12,1 4,9 0,75 (0,85)

27 Có cảm giác như bị đau dạ dày 78,6 15,5 3,4 2,4 0,30 (0,65)

28 Thấy cuộc sống tẻ nhạt, vô vị 62,1 22,3 10,2 5,3 0,59 (0,88)

29 Thấy thèm ăn 43,7 27,2 13,1 16,0 1,01 (1,10)

30 Thất vọng không muốn làm gì 65,5 23,3 6,3 4,9 0,50 (0,82)

Để làm rõ từng biểu hiện của trầm cảm, kết quả bảng 4.5 cho thấy một số biểu hiện thể hiện trẻ em mồ côi lựa chọn ở mức độ “thường xuyên” và “rất thường xuyên”

tương đối cao như: Cảm giác mình đang được yêu với tỷ lệ là 65,5%; Cảm thấy mình hạnh phúc, tỷ lệ lựa chọn là 58,7%; Thích vui đùa với 56,8%. Đặc biệt, cảm giác thích vui đùa có đến 42,2% các em trả lời ở mức "rất thường xuyên", trong khi cảm giác mình được yêu và cảm thấy mình hạnh phúc cũng có tỷ lệ "rất thường xuyên" lần lượt

là 38,3 và 29,6%.

Ngược lại, cũng những biểu hiện có tỷ lệ trẻ em mồ côi lựa chọn ở mức “thường xuyên” và “rất thường xuyên” ở mức thấp so với các biểu hiện khác: Thấy phát điên về mọi thứ với tỷ lệ 3,8%; Có cảm giác như bị đau dạ dày; Cảm thấy cuộc sống bất công với mình, đều được trẻ lựa chọn với tỷ lệ chiếm 5,8%. Cảm thấy mình thật đáng thương với 7,7% và cảm thấy mình là kẻ tồi tệ với tỷ lệ 8,2%. Mặc dù tỷ lệ tương đối thấp trong số các biểu hiện về trầm cảm ở trẻ em mồ côi, nhưng cũng phản ánh rõ nét tình trạng trầm cảm và sự thiếu thốn tình cảm mà trẻ em mồ côi phải đối mặt. Tuy nhiên vẫn thấy những tín hiệu tích cực, vì đa số tỷ lệ trẻ em lựa chọn ở mức “thường xuyên” và “rất thường xuyên” cao nhất nằm ở những biểu hiện tích cực, điều này phản ánh được kết quả vì sao tỷ lệ trẻ em mồ côi gặp vấn đề trầm cảm tương đối thấp.

Như vậy, mặc dù đa số trẻ không gặp trầm cảm nghiêm trọng, nhưng vẫn có khoảng 18% trẻ có nguy cơ gặp phải các mức độ trầm cảm khác nhau. Điều này cần được quan tâm. Các biểu hiện tiêu cực về tâm lý như cảm giác bị ruồng bỏ, cô đơn, buồn chán là khá phổ biến, cho thấy trẻ mồ côi cần được hỗ trợ về mặt tình cảm, tâm lý. Tuy nhiên, vẫn có những biểu hiện tích cực, thể hiện nhu cầu giao lưu, vui chơi của trẻ. Điều này cần được khuyến khích và tạo điều kiện phát triển.

4.1.2.3. Mức độ và biểu hiện lo âu ở trẻ em mồ côi

Lo âu là vấn đề sức khỏe tâm thần khá phổ biến trong cuộc sống mỗi người. Lo âu là trạng thái tâm lý bình thường khi con người đứng trước một vấn đề nào đó phải giải quyết. Tuy nhiên, lo âu sẽ trở thành tâm bệnh nếu trầm trọng hóa vấn đề hoặc lo âu quá mức về những vấn đề chưa xảy ra. Đối với việc đánh giá mức độ biểu hiện lo âu trong nghiên cứu cho thấy, trẻ em mồ côi có nguy cơ gặp vấn đề lo âu từ mức nhẹ,

Một phần của tài liệu Sức khỏe tâm thần của trẻ em mồ côi thành phố Hồ Chí Minh (Trang 97 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(229 trang)