Chương 3. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp nghiên cứu văn bản và tài liệu 3.2.1.1. Mục đích
Nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài, xác lập cơ sở để xây dựng bảng hỏi điều tra; Đánh giá kết quả nghiên cứu về trẻ em mồ côi, SKTT của trẻ em mồ côi, các
yếu tố ảnh hưởng đến SKTT của trẻ em mồ côi; Tìm hiểu những khía cạnh, những vấn đề chưa có nhiều quan tâm, nghiên cứu.
3.2.1.2. Nội dung
- Phân tích, tổng hợp các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về trẻ mô côi, SKTT của trẻ em mồ côi, các yếu tố ảnh hưởng đến SKTT của trẻ em mồ côi; Tiến hành xác định những điểm, những khía cạnh chưa được quan tâm, nghiên cứu nhiều hoặc còn có những ý kiến khác nhau giữa các nghiên cứu.
- Tiến hành tổng hợp hóa, khái quát hóa các tài liệu, các bài báo liên quan có đầy đủ thông tin về tác giả, tác phẩm, tên tạp chí, năm xuất bản. Nội dung chủ yếu tác giả tập trung vào những khía cạnh liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Xây dựng hệ thống các khái niệm: SKTT, trẻ em, trẻ em mồ côi, SKTT của trẻ em mồ côi, các đặc điểm tâm sinh lý của trẻ em mồ côi, các yếu tố ảnh hưởng đến SKTT của trẻ em mồ côi.
3.2.1.3. Cách tiến hành.
Chúng tôi tiến hành phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá và khái quát hóa các tài
liệu liên quan, có uy tín như sách, báo các tạp chí như Googlescholar, Researchgate.
Sử dụng cả ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt để tìm kiếm các từ khoá liên quan đến luận án như: Sức khỏe tâm thần, trẻ em mồ côi, sức khỏe tâm thần của trẻ em mồ côi, các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ em mồ côi.
3.2.2. Phương pháp điều tra bảng hỏi 3.2.2.1. Mục đích
- Khảo sát thực trạng những biểu hiện SKTT của trẻ em mồ côi tại TP. HCM.
- Làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến SKTT của trẻ em mồ côi tại TP.HCM.
3.2.2.2. Nội dung bảng hỏi
Để đảm bảo bảng hỏi đáp ứng đúng yêu cầu của luận án nghiên cứu, nội dung bảng hỏi bao gồm các phần sau đây:
- Phần 1: Thông tin chung về nhân khẩu xã hội
Phần này các câu hỏi từ A1 đến câu A5 thể hiện các thông tin cá nhân của người được khảo sát. Các câu hỏi để đánh giá mối tương quan giữa độ tuổi, giới tính, thời gian lưu trú tại Trung tâm có liên quan đến SKTT của trẻ em mồ côi.
Câu A6 hỏi về số lượng các thành viên trong gia đình tại Trung tâm trẻ mồ côi đang sống. Mục đích để đánh giá mối tương quan của các yếu tố đến SKTT của trẻ em mồ côi.
Câu A7, A8 tìm hiểu thông tin đối với những trẻ em mồ côi còn có người thân là cha hoặc mẹ, ông bà hoặc người thân thích khác và tần suất thăm nom các em khi các em sống trong Trung tâm, Làng SOS. Mục đích để đánh giá sự tác động của yếu tố về chăm sóc của người thân, sự thăm nom của người thân trong gia đình đến SKTT của trẻ em mồ côi.
- Phần 2: Các câu hỏi đánh giá về SKTT của trẻ em mồ côi
Phần câu hỏi đánh giá về thực trạng biểu hiện SKTT gồm 3 câu hỏi chính với những item khác nhau.
+ Câu B1 (gồm 30 items) là câu hỏi đánh giá về các vấn đề liên quan đến trầm cảm của trẻ em mồ côi: Dùng thang đánh giá trầm cảm của RADS, đánh giá theo 4 mức, từ 0 đến 3. Với tổng điểm từ 31- 40 được xem là trầm cảm nhẹ, 41-50 là trầm cảm vừa và trên 51 là trầm cảm nặng.
+ Câu B2 (gồm 21 items) là câu hỏi đánh giá về vấn đề liên quan đến rối loạn lo âu của trẻ em mồ côi. Thang đánh giá lo âu của Beck với 4 mức từ 0 đến 3. Tổng điểm từ 0 đến 63, được chia thành các mức độ lo âu: Không lo âu (0-7 điểm), lo âu nhẹ (8-15 điểm), lo âu trung bình (16-25 điểm) và lo âu nghiêm trọng (26-63 điểm)
+ Câu B3 (gồm 10 items) là câu hỏi đánh giá vấn đề về stress của trẻ em mồ
côi. Thang đo đánh giá stress PSS-10, với 5 mức độ từ 0 đến 4. Tổng điểm từ 0-40, trong đó điểm cao hơn chỉ ra mức độ căng thẳng cao hơn. Cụ thể, 0-13 điểm: Căng thẳng ít; 14-26 điểm: Căng thẳng vừa phải; 27-40 điểm: Căng thẳng nhiều.
+ Câu B4 (gồm 5 items) là câu hỏi để đánh giá cảm nhận hạnh phúc chủ quan của trẻ em mồ côi. Thang đo Chỉ số hạnh phúc WHO-5, sử dụng thang đo Likert 6 mức độ từ 0 đến 5. Tổng điểm từ 0 đến 25 được chuẩn hóa thành thang điểm 0-100 bằng cách nhân với hệ số 4. Điểm số càng cao thể hiện mức độ hạnh phúc càng cao.
- Phần 3: Các câu hỏi đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến SKTT của trẻ
em mồ côi.
Câu hỏi đánh giá về yếu tố ảnh hưởng đến SKTT của trẻ em mồ côi bao gồm 12 câu từ câu C1 đến câu C12.
+ Câu C1 đến câu C4 đánh giá về yếu tố tâm lý cá nhân của trẻ em mồ côi: Câu C1 đánh giá yếu tố mặc cảm, C2 đánh giá về sự tự tin, C3 đánh giá về sự cô đơn, C4 đánh giá về sự bi quan. Đánh giá với 5 mức độ từ 1 là không đồng ý với mức 5 là hoàn toàn đồng ý. Đối với các câu hỏi C1 (Đánh giá sự mặc cảm), C3 (Sự cô đơn),
và C4 (Sự bi quan), điểm cao hơn thể hiện tình trạng tiêu cực hơn. Đối với C2 (Đánh giá sự tự tin), điểm cao hơn thể hiện tình trạng tích cực hơn.
+ Câu C5, C6 và câu C12 là 3 câu đánh giá về yếu tố tâm lý xã hội:
Câu C5 đánh giá về sự kỳ thị của xã hội đối với trẻ em mồ côi, điểm cao hơn thể hiện tình trạng tiêu cực hơn.
C6 là câu đánh giá về sự hỗ trợ của xã hội. Câu C6 dùng thang đo đánh giá nhận thức về mức hỗ trợ của xã hội MSPSS gồm 12 mục với 7 mức độ Likert, từ "rất không đồng ý" đến "rất đồng ý". Tổng điểm nằm trong khoảng từ 12 đến 84, từ 12 đến 35 là mức hỗ trợ thấp, từ 36- 60 mức hỗ trợ trung bình, từ 61 đến 84 là mức hỗ trợ cao.
Câu C12 đánh giá áp lực học tập, tính thang điểm 1 đến 10 (1 hoàn toàn không áp lực, đến 10 cực kỳ áp lực). Điểm càng cao thể hiện trẻ càng có nhiều áp lực trong học tập.
+ Từ câu C7 đến C11 là những câu hỏi đánh giá về điều kiện môi trường sống và yếu tố về kinh tế: Trong đó câu C7, C8 đánh giá về điều kiện cơ sở vật chất tại Trung tâm cũng như những quy định, quy chế của Trung tâm nơi trẻ sống, câu C9 đánh giá về sự hỗ trợ về mặt kinh tế cho trẻ thông quan việc được tạo điều kiện học tập, vui chơi và các dịch vụ y tế, câu C10 thể hiện mối quan hệ giữa trẻ em mồ côi với người chăm sóc, người nuôi dưỡng, câu C11 đánh giá mối quan hệ anh chị em trong gia đình của trẻ em mồ côi nơi Trung tâm các em đang sống. Với thang điểm
10 (1 hoàn toàn không hài lòng, đến 10 hoàn toàn hài lòng). Điểm càng cao thể hiện trẻ em mồ côi càng hài lòng về điều kiện môi trường nơi trẻ đang sống.
3.2.2.3. Cách thức tiến hành
- Tiến hành khảo sát 206 trẻ ở độ tuổi từ 12 đến 18 tuổi tại 4 Trung tâm, Làng SOS.
- Giải thích mục đích, ý nghĩa của quá trình khảo sát.
- Hướng dẫn cụ thể từng câu hỏi cho trẻ em mồ côi.
- Tiến hành khảo sát.
3.2.3. Phương pháp trắc nghiệm 3.2.3.1. Mục đích
Nhằm đánh giá SKTT của trẻ em mồ côi và một số yếu tố ảnh hưởng đến SKTT của trẻ em mồ côi.
3.2.3.2. Nội dung
Có nhiều công cụ đo lường về SKTT trẻ em từ độ tuổi từ 12 đên 18 tuổi. Tuy
nhiên, dựa trên nghiên cứu các biểu hiện về sức khỏe tâm thần, đặc điểm trẻ em mồ côi ở độ tuổi từ 12 đến 18 tuổi, trong nghiên cứu sử dụng các thang đo về SKTT (Trầm cảm, lo âu, stress và cảm nhận hạnh phúc của Reynold, Beck, Cohen và của
WHO). Lý do chúng tôi sử dụng các thang đo này là vì: Các thang đo này đã được thực hiện trên nhiều nghiên cứu trên thế giới cho trẻ em độ tuổi từ 12 đến 18, đặc biệt là cho trẻ em mồ côi. Các câu hỏi trong thang đo có độ dài phù hợp với đặc điểm khách thể là trẻ em mồ côi. Ngoài ra, các thang đo cũng đảm bảo độ tin cậy và đã được chuẩn hóa ở Việt Nam.
- Đánh giá thực trạng SKTT (Trầm cảm, lo âu, stress và cảm nhận hạnh phúc) sử dụng 4 công cụ đo lường.
+ Trắc nghiệm đo trầm cảm: RADS (Reynold Adolescent Depression Scale) là trắc nghiệm nhằm xác định những triệu chứng trầm cảm ở thanh thiếu niên do William M.Reynolds xây dựng vào năm 1986. Trắc nghiệm với 30 mục để đánh giá mức độ các triệu chứng trầm cảm ở thanh thiếu niên phổ biến ở Việt Nam được đánh giá theo 4 mức độ từ không có, thỉnh thoảng, thường xuyên và luôn luôn, tương ứng với mức độ điểm từ 0 đến 3 điểm. Trong đó các câu số 1, 5, 10, 12, 23, 25 phải đảo điểm lại trước khi tính điểm tổng. Sau khi cộng điểm các câu những người có tổng số điểm từ 31-40 là trầm cảm nhẹ, 41-50 là trầm cảm vừa và trên 51 là trầm cảm nặng.
+ Trắc ngiệm đo lo âu: Trắc nghiệm lo âu Beck Anxiety Inventory được sáng lập bởi nhà tâm lý học nổi tiếng Aaron T. Beck và các đồng nghiệp. Thang đo gồm 21 câu hỏi mô tả các triệu chứng lo âu khác nhau. Mỗi câu hỏi có 4 phương án trả lời,
từ 0 đến 3, tương ứng với mức độ không có, nhẹ, trung bình và nghiêm trọng. Điểm số có thể nằm trong khoảng từ 0 đến 63. Kết quả từ BAI có thể được chia thành các phạm vi điểm khác nhau để xác định mức độ lo âu: 0-7 điểm: không lo âu; 8-15 điểm:
lo âu nhẹ; 16-25 điểm: lo âu trung bình; 26-63 điểm: lo âu nghiêm trọng.
+ Trắc nghiệm Stress: Trắc nghiệm nhằm đánh giá mức độ căng thẳng (PSS- 10) là một công cụ phổ biến để đo lường căng thẳng tâm lý, được sử dụng rộng rãi để đánh giá mức độ stress ở thanh niên và người lớn (từ 12 tuổi trở lên). Thang đo gồm 10 câu hỏi về cảm xúc, suy nghĩ của đối tượng nghiên cứu trong vòng 1 tháng trở lại đây, mỗi câu hỏi đánh giá theo mức độ thường xuyên với 5 mức độ, từ 0= không bao giờ đến 4= rất thường xuyên. Tính tổng điểm 10 câu. Điểm số dao động từ 0 đến 40.
Điểm số càng cao cho thấy mức độ căng thẳng nhận thức được càng cao. Điểm từ 0- 13: ít căng thẳng. Điểm từ 14-26: căng thẳng vừa phải. Điểm từ 27-40: căng thẳng nhiều. Thang đo căng thẳng đánh giá theo 2 phạm vi: Cảm nhận về sự bất lực (mục 1, 2, 3, 6, 9, 10) - đo lường cảm giác của một cá nhân về sự thiếu kiểm soát đối với hoàn cảnh hoặc cảm xúc hoặc phản ứng của chính họ; Thiếu năng lực bản thân (mục 4, 5, 7, 8) - đo lường khả năng nhận thức của một cá nhân trong việc xử lý các vấn đề [71].
- Đánh giá chỉ số hạnh phúc: Thang đo WHO-5 có hình thức Likert 6 bậc từ 0 -
“Không bao giờ” đến 5 - “Lúc nào cũng vậy”. Điểm tổng WHO-5 dao động trong khoảng 0-25 điểm, sau đó được chuẩn hóa, chuyển thành thang điểm 0-100 bằng cách lấy tổng điểm nhân với 4, trong đó điểm càng cao càng thể hiện trạng thái hạnh phúc, chất lượng cuộc sống càng cao. Điểm 100 phản ánh cảm nhận hạnh phúc tốt nhất, điểm 0 = trạng thái tồi tệ nhất.
- Đánh giá yếu tố ảnh hưởng: Sử dụng trắc nghiệm về nhận thức sự hỗ trợ xã hội (MSPSS), được xây dựng để giải quyết một số vấn đề về nhận thức hỗ trợ xã hội [233], trắc nghiệm sự dụng đánh giá nhận thức xã hội cho trẻ từ 10 tuổi trở lên. Thang đo sử dụng 12 mục với 7 likert (1= rất không đồng ý; 2= hoàn toàn không đồng ý; 3=
hơi không đồng ý; 4= trung lập; 5= hơi đồng ý; 6=hoàn toàn đồng ý; 7= rất đồng ý).
Tổng điểm nằm trong khoảng từ 12 đến 84, từ 12 đến 35 là mức hỗ trợ thấp, từ 36- 60 mức hỗ trợ trung bình, từ 61 đến 84 là mức hỗ trợ cao.
3.2.4. Phương pháp phỏng vấn sâu
3.2.4.1. Mục đích
Thu thập thêm thông tin để bổ sung và làm rõ thêm với các thông tin đã có được ở phạm vi điều tra rộng hơn, từ đó làm cơ sở chứng mình cho kết quả của nghiên cứu định lượng về SKTT của trẻ em mồ côi.
3.2.4.2. Nội dung
Tiến hành phỏng vấn sâu cán bộ quản lý, người nuôi dưỡng, trẻ em mồ côi để làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến SKTT của trẻ em mồ côi dưới góc nhìn của người quản lý, người chăm sóc, nuôi dưỡng và chính các em về các yếu tố ảnh hưởng.
3.2.4.3. Cách thức tiến hành
Tiến hành phỏng vấn quản lý, người nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ mồ côi và trẻ em mồ côi. Thời gian và địa điểm phỏng vấn sẽ thống nhất để phù hợp với người tham gia phỏng vấn. Cách thức thực hiện theo các bước sau:
- Chuẩn bị nội dung câu hỏi dự kiến.
- Xin ý kiến của Ban lãnh đạo Trung tâm, Làng SOS.
- Liên hệ lịch phù hợp để tiến hành phỏng vấn.
- Gặp gỡ để phỏng vấn.
- Ghi chép đầy đủ, khách quan trong quá trình phỏng vấn.
- Ghi âm quá trình diễn ra phỏng vấn.
3.2.5. Phương pháp nghiên cứu trường hợp
3.2.5.1. Mục đích
Tìm hiểu một số trường hợp nhằm làm rõ có sự khác biệt nào giữa trẻ sống trong Trung tâm nuôi dưỡng và trẻ sống ngoài Trung tâm. Chủ yếu tập trung làm rõ những vấn đề lo âu, trầm cảm, cảm nhận hạnh phúc và các yếu tố ảnh hưởng đến SKTT của trẻ em mồ côi. Thông qua đó làm sáng tỏ thêm những kết quả từ số liệu nghiên cứu thực trạng.
3.2.5.2. Nội dung
Tìm hiểu những thông tin điển hình liên quan đến trường hợp trẻ sống trong Trung tâm bảo trợ và trẻ sống ngoài Trung tâm bảo trợ, tập trung vào các vấn đề
về những biểu hiện của trẻ về vấn đề SKTT, làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến SKTT của từng trường hợp.
3.2.5.3. Cách thức tiến hành
Nghiên cứu các trường hợp trẻ em mồ côi điển hình được thực hiện thông qua quá trình gặp trực tiếp, trao đổi thông tin, phỏng vấn sâu.
- Thời gian gặp gỡ, phỏng vấn sẽ được thực hiện phù hợp với trẻ.
- Số lượng: Hai trường hợp.
- Đối tượng phỏng vấn: Trẻ em mồ côi.
- Nơi phỏng vấn: 01 trẻ phỏng vấn tại Trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi; 01 trẻ phỏng vấn ngoài Trung tâm.
3.2.6. Phương pháp xử lí số liệu bằng thống kê toán học 3.2.6.1. Mục đích
Xử lý kết quả sau quá trình khảo sát thực trạng SKTT của trẻ em mồ côi.
3.2.6.2. Nội dung
Sau khi thu thập phiếu khảo sát thực trạng, tiến hành lọc phiếu và loại bỏ những phiếu không hợp lệ. Sử dụng công cụ SPSS phiên bản 2020 để tiến hành kiểm tra độ tin cây và xử lý dữ liệu. Với giá trị Cronback alpha từ 0,6 trở lên có thể chấp nhận được về độ tin cậy cho công cụ nghiên cứu, các giá trị từ 0,7 đảm bảo độ tin cậy. Như vậy với 0,6 trở lên các thang đo trong nghiên cứu đều đảm bảo độ tin cậy.
Bảng 3.2. Độ tin cậy của các thang đo trong nghiên cứu
Stt Tên thang đo Số Items Độ tin cậy
Cronbach’s Alpha
1 Thang đo trầm cảm RADS 30 0,841
2 Thang đo lo âu BAI 21 0,921
3 Thang đo stress PSS-10 10 0,785
4 Thang đo hỗ trợ xã hội MSPSS 12 0,940
5 Thang đo cảm nhận hạnh phúc WHO-5 5 0,902
6 Mặc cảm 3 0,604
Stt Tên thang đo Số Items Độ tin cậy
Cronbach’s Alpha
7 Sự tự tin 3 0,736
8 Cô đơn 3 0,630
9 Đánh giá bi quan 3 0,694
10 Sự kỳ thị 3 0,821
11 Đặc điểm môi trường sống 5 0,935
Bảng 3.3. Cách tạo biến số trong quá trình phân tích dữ liệu Các biến số Các biến số Min - Max Loại biến số
Trầm cảm Từ câu B1.1 đến B1.30 0-3 Liên tục
Lo âu Từ câu B2.1 đến B2.21 0-3 Liên tục
Stress Từ câu B3.1 đến B3.10 0-4 Liên tục
Cảm nhận hạnh phúc
Từ câu B4.1 đến B4.5
1-5 Liên tục Hỗ trợ xã hội Từ câu C6.1 đến C6.12 1-7 Liên tục
Mặc cảm- tự tin- cô đơn- bi quan- kỳ thị
- Mặc cảm từ C1.1 đến C1.3;
- Tự tin từ C2.1 đến C2.3;
-Cô đơn từ C3.1 đến C3.3;
- Bi quan từ C4.1 đến C4.3;
-Kỳ thị từ C5.1 đến C5.3.
1-5 Liên tục
Môi trường sống Từ câu C7 đến câu C11 0-10 Liên tục
- Phân tích sử dụng thống kê mô tả:
Điểm trung bình cộng (Mean): Cách tính này cho ra kết quả là giá trị bình quân, mục đích là để tính điểm đạt được của từng nhân tố cũng như của từng nhóm nhân tố.
Độ lệch chuẩn (Standardizied Deviation): Kết quả của độ lệch chuẩn cho phép nghiên cứu nhằm đánh giá sự phân tán hay mức độ tập trung của các câu trả lời trong toàn mẫu.
- Tần suất, phần trăm: Cho phép sắp xếp các phương án trả lời theo từng nhóm khách thể.
- Tính tương quan.
- Phân tích yếu tố tìm ra độ giá trị và sự hội tụ của các items trong thang đo.
- Phân tích thống kê suy luận: Phân tích so sánh (T-test và Oneway-Anova) được nghiên cứu sinh sử dụng để so sánh mức độ cảm nhận hạnh phúc, lo âu, stress, trầm cảm với các yếu tố nhân khẩu xã hội và các yếu tố như tâm lý cá nhân, tâm lý xã hội và môi trường sống, sau đó sử dụng phép kiểm Post-hoc Tukey để xem xét sự khác biệt sánh mức độ rối loạn lo âu, stress, trầm cảm và cảm nhận hạnh phúc của từng lắt cắt với nhau.
- Phân tích hồi quy tuyến tính: Nghiên cứu này sử dụng phân tích hồi qui tuyến tính đa biến để đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố lên biến kết cục y (sức khỏe tâm thần của trẻ mồ côi). Mức độ ảnh hưởng được biểu diễn qua hệ số hồi qui β (regression coefficient). Trong đó yếu tố nào có β cao thì ảnh hưởng nhiều hơn, tuy nhiên chỉ chọn các yếu tố có p<0,05.
Tiểu kết Chương 3
Trong nội dung về tổ chức và phương pháp nghiên cứu, chúng tôi trình bày cụ thể về cách tổ chức nghiên cứu và các phương pháp nghiên cứu sử dụng trong quá trình thực hiện luận án.
Mẫu nghiên cứu bao gồm 206 trẻ em mồ côi từ độ tuổi từ 12 đến 18 tuổi tại các Trung tâm, Làng SOS trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Phương pháp nghiên cứu chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với định lượng. Phương pháp định lượng bao gồm sử dụng bảng câu hỏi thu thập dữ liệu là bảng hỏi và các câu hỏi đánh giá về mức độ. Phương pháp định tính chúng tôi sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu văn bản và tài liệu, phương pháp phỏng vấn sâu và phương pháp nghiên cứu trường hợp nhằm đảm bảo các nguyên tắc:
- Đảm bảo được tính khách quan, có sự kết hợp giữa nghiên cứu định tính và định lượng trong quá trình thực hiện.