Tình hình ô nhiễm DDT

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chọn tạo bộ giống vi khuẩn phân hủy hiệu quả ddt nhằm phục vụ xử lý Đất nông nghiệp Ô nhiễm (Trang 20 - 23)

1.1. Tình hình ô nhiễm DDT

1.1.2. Tình hình ô nhiễm DDT

Thực trạng ô nhiễm trên thế giới

Các số liệu thống kê gần đây và hoàn chỉnh nhất về tồn dư các thuốc BVTV trong đất được tổng hợp trong bài nhận xét của Tzanetou và Karasali [93]. Năm 2011, một nghiên cứu được thực hiện ở đồng bằng Campanian ở nước Ý đã khảo sát 119 mẫu đất, kết quả cho thấy dư lượng DDT dao động từ 0,08 đến 1231μg/kg [71]. Năm 2013, một nghiên cứu quy mô lớn được tiến hành ở Đức trên phạm vi cả nước, dư lượng DDT được phát hiện lên tới 4000μg/kg [15]. Trong nghiên cứu của Silva và các cộng sự vào năm 2019, 317 mẫu đất từ 11 quốc gia Châu Âu đã được kiểm tra, p,p’-DDE, o-p’-DDD, p-p’-DDT được phát hiện với nồng độ cao nhất lần lượt là 310, 40, 10 μg/kg [82]. Ở Châu Phi, nghiên cứu phân tích các địa điểm lưu trữ cũ ở Tanzania năm 2014 đã phát hiện nồng độ DDT tồn dư dao động từ 0,01 đến 250.000 μg/kg mặc dù các vùng đất này đã được xử lý trong 4 đến 15 năm [56]. Ở Châu Á cũng có rất nhiều nghiên cứu về tình trạng tồn dư lượng lớn DDT trong đất. Năm 2020, Yu và cộng sự đã tóm tắt kết quả gần 120 nghiên cứu với hơn 2000 mẫu đất trên khắp Trung Quốc, cho thấy nồng độ DDT trong các mẫu có thể lên đến 139 μg/

kg với p,p’-DDE, 57 μg/ kg p,p’-DDD, 505 μg/ kg o,p’-DDT, 488 μg/ kg p,p’-DDT [100]. Một nghiên cứu khác cũng đã thống kê nồng độ p.p’-DDT trong khoảng 90 đến 5240 μg/kg ở các cánh đồng trồng lúa ở Malaysia vào năm 2018 [67]. Ở Hoa Kỳ, đất ở Bang Texas, Hoa kỳ được báo cáo có chứ nồng độ DDE từ 1 đến 60ng/L;

các khu vực trầm tích tại 18 địa điểm ở Thung lũng San Jouqiun, California thấy nồng độ DDT cao từ 1000 đến 2000 g/kg; nồng độ DDT ở Long Island, New York dao động từ 3,5 đến 4460 g/kg [54].

8 Ngoài ra, tồn dư DDT trong nước cũng được ghi nhận khắp nơi trên thế giới.

Ở Hoa kỳ, mẫu nước mặt được phát hiện ô nhiễm DDT ở mức trung bình là 1ng/L

[39]. Ở Trung Quốc, dicohol (chứa 25% DDT) đã được sử dụng trực tiếp ở Đồng bằng sông Châu Giang. Nồng độ DDT dao động trong khoảng 1-250ng/L và nồng độ cao nhất vượt mức 250ng/L ở lưu vực Taihu [45]. Ở Ấn Độ, DDT được sử dụng với nhiều mục đích với nồng độ dao động từ 3,18 ng/L ở sông Tighra đến 5.794mg/L ở sông Bhopol [57].

Hình 1.2. Vị trí các kho chứa DDT chính trên thế giới [59].

Như vậy, nhiều nghiên cứu đã cho thấy sự tồn tại của DDT và các chất chuyển hóa của nó ở các mẫu đất, trầm tích, nước với nồng độ tương đối cao. Điều này phản ánh tình trạng ô nhiễm DDT tương đối nghiêm trọng ở các quốc gia trên thế giới.

Thực trạng ô nhiễm tại Việt Nam

DDT được sử dụng lần đầu tiên tại Việt Nam vào năm 1949 với mục đích phòng ngừa bệnh sốt rét. Tuy không có số lượng chính xác về lượng DDT được sử

9 dụng ở Việt Nam, nhưng các báo cáo cho thấy nó được sử dụng rộng rãi với nồng độ cao hơn các nước khác trong khu vực. Tính đến tháng 6 năm 2015, trên địa bàn toàn quốc có 1562 điểm nghi ngờ tồn lưu chất bảo vệ thực vật, trong đó phần lớn là DDT với nồng độ ụ nhiễm trong mẫu đất lờn đến 268mg/kg, mẫu nước là 4àg/L [11]. Nghệ An là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề bởi DDT với 52 điểm tồn dư gây ô nhiễm môi trường đã được phát hiện trên toàn tỉnh. Nồng độ DDT dao động từ 3,38 đến 960,6 mg/kg trong mẫu đất và từ 0,00012 đến 0,00168 mg/L trong các mẫu nước. Nồng độ DDT cao nhất ở Vịnh Hạ Long và Vịnh Hải Phòng được công bố vượt mức 100ng/g [3]. Việc khảo sát số lượng lớn mẫu đất ở Việt Nam cho thấy mẫu đất nông nghiệp có tồn dư DDT lớn hơn so với mẫu đất trên vùng cao, điều này chứng minh mức độ sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp trước đây. Trong tầm tích vùng châu thổ sông Cửu Long, nồng độ DDT cao nhất được thống kê từ các mẫu phân tích có thể lên đến 6,3ng/g [28]. Khảo sát lượng DDT tồn dư trong trầm tích vào những năm 1990-2000 cho thấy TP HCM là một trong số những nơi ô nhiễm DDT nặng nề nhất ở Việt Nam [60]. Trong không khí nền, kết quả quan trắc tại Tam Đảo cho thấy, tổng nồng độ của các loại DDT cao chỉ sau HCB. Tuy nhiên, nồng độ DDT có chiều hướng giảm qua số liệu của các năm (82,40pg/m3 vào năm 2005;

64,97pg/m3 vào năm 2006 và 22,7pg/m3 vào năm 2010 [2].

Hình 1.3. Phân bố DDT trong trầm tích ở một số địa điểm tại Việt Nam [60].

10 Từ các báo cáo trên, nồng độ DDT trong môi trường không khí, nước, đất và trầm tích ở Việt Nam là tương đối cao, thể hiện sự ô nhiễm quy mô lớn của chất này.

Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường cũng như sức khỏe con người. Việt Nam đã và đang tích cực lọai trừ và cấm sử dụng các hóa chất POP (chất ô nhiễm khó phân hủy), đặc biệt là DDT và các chất chuyển hóa của nó. Tuy nhiên, việc phòng ngừa, kiểm soát và tiếp tục nghiên cứu các phương pháp xử lý các tồn dư của thuốc BVTV tồn tại trong các môi trường là vẫn rất cần thiết.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chọn tạo bộ giống vi khuẩn phân hủy hiệu quả ddt nhằm phục vụ xử lý Đất nông nghiệp Ô nhiễm (Trang 20 - 23)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)