Việc phân lập vi sinh vật từ các mẫu đất ô nhiễm thuốc BVTV nhằm tìm kiếm
các chủng có khả năng phân giải DDT đã được nghiên cứu nhiều trên thế giới. Gần đây nhất, đầu năm 2023, nhóm nghiên cứu của Wang đã phân lập được chủng
Arthrobacter globiformis DC-1 có khả năng phân giải tốt DDT bằng phương pháp
nuôi cấy làm giàu [95]. Tuy nhiên, để tối ưu quá trình phân lập hiệu quả nhất, nhóm nghiên cứu đã kết hợp thực hiện thêm các hướng tiếp cận khác như phân lập trực tiếp vi khuẩn từ mẫu đất và phân lập định hướng xạ khuẩn nhằm thu được nhiều nhất những chủng có tiềm năng phân giải DDT.
Hình 3.1. Số lượng các chủng vi khuẩn và xạ khuẩn được phân lập từ
mẫu đất Nghệ An.
Từ 13 mẫu đất ô nhiễm thuốc BVTV tại Nghệ An, 78 chủng xạ khuẩn và 149 chủng vi khuẩn đã được phân lập, trong đó có 55 chủng vi khuẩn phân lập trực tiếp với 38 chủng hiếu khí và 17 chủng kị khí; 94 chủng vi khuẩn được phân lập từ phương pháp làm giàu bằng pha loãng với 45 chủng hiếu khí và 49 chủng kị khí (Hình 3.1).
Các chủng vi khuẩn phân lập trong điều kiện kị khí có ký hiệu chủng với chữ “Y” ở đầu, còn lại là các chủng phân lập trong điều kiện hiếu khí. Kết quả này thể hiện sự đa dạng của vi khuẩn bản địa trong các mẫu đất ô nhiễm thuốc BVTV ở Nghệ An.
38
17
45 49
78
0 20 40 60 80 100
Trực tiếp -Hiếu khí Trực tiếp -Kị khí Làm giàu -Hiếu khí Làm giàu -Kị khí Định hướng xạ
khuẩn
Số lượng (chủng)
Phương pháp phân lập
47 Đồng thời, các vi sinh vật phân hủy DDT thường chiếm ưu thế trong điều kiện hiếu khí [87], kết quả này khá giống với kết quả của nghiên cứu: số lượng chủng phân lập trong điều kiện hiếu khí cao hơn so với điều kiện kị khí. Tuy nhiên, sau quá trình làm
giàu, số lượng vi khuẩn kị khí phân lập được tương đương với số lượng vi khuẩn hiếu khí. Qua đó cho thấy, vi khuẩn phân lập được có khả năng sinh trưởng linh hoạt trong môi trường muối khoáng MSM có bổ sung DDT trong điều kiện hiếu khí hoặc kị khí.
Tiếp theo, bộ chủng phân lập sẽ được khảo sát nhằm chọn lọc các chủng có tiềm năng phân giải DDT trong thí nghiệm tiếp theo.
3.2. Kết quả khảo sát khả năng phân giải DDT của bộ chủng phân lập
3.2.1. Khả năng sinh trưởng của các chủng phân lập được trong môi trường bổ sung DDT
Sau quá trình phân lập, bộ chủng phân lập sẽ được khảo sát khả năng sinh trưởng trong môi trường muối khoáng MSM có nguồn cac-bon duy nhất là DDT bằng hai phương pháp do nhóm nghiên cứu xây dựng là lắc so sánh và ria so sánh. Trước đây, chỉ có một số vi sinh vật được báo cáo là có khả năng phát triển trong môi trường tối thiểu với DDT là nguồn cac-bon duy nhất, chẳng hạn như Stenotrophomonas sp.
DDT-1 được Pan và cộng sự phân lập năm 2016 [68], A. globiformis DC-1 được phân
lập bởi Wang và cộng sự vào năm 2023 [95]. Các chủng có giá trị OD600nm trong môi trường MSM bổ sung DDT cao hơn môi trường không bổ sung DDT là các chủng có tiềm năng sử dụng DDT như 1 nguồn dinh dưỡng cho quá trình sinh trưởng. Đồng
thời, 10 chủng trong bộ sưu tập vi khuẩn của GreenLab lần lượt là A003, T006, T036, TN030, PAM64, PAM67, Y007, Y017, Y042, Y050 cũng được tiến hành khảo sát tương tự. Đây là các chủng có khả năng sinh trưởng tốt trong môi trường muối khoáng MSM bổ sung các nguồn cac-bon từ naphthalen, toluene, trichloroethylene - những
chất có vòng thơm hoặc chứa gốc clorua có cấu trúc hóa học tương đồng với DDT, qua đó thể hiện tiềm năng sử dụng nguồn cac-bon từ các chất có cấu trúc phức tạp như DDT.
48 Trong nghiên cứu này, dựa vào phương pháp lắc so sánh (Hình 3.2), từ 159 chủng vi khuẩn, 29 chủng được lựa chọn có giá trị OD600 trong môi trường muối khoáng MSM bổ sung DDT lớn hơn OD600 trong MSM không bổ sung DDT, chiếm 18%. Kết quả chi tiết giá trị OD được thể hiện trong Bảng A1 - Phụ lục, dựa theo
phân tích ANOVA, sự chênh lệch giữa các giá trị OD600 có ý nghĩa thống kê, với giá trị P < 0,05. Việc bổ sung DDT vào môi trường giúp kích thích sinh trưởng của 29 vi khuẩn này, các chủng này có khả năng sử dụng nguồn cac-bon duy nhất là DDT để sinh trưởng tốt hơn.
Việc đo OD600 để đánh giá sinh trưởng của vi sinh vật dạng sợi như xạ khuẩn tiềm ẩn nhiều sai số, vì vậy phương pháp ria so sánh đã được nhóm nghiên cứu xây dựng riêng để đánh giá sinh trưởng của xạ khuẩn. Kết quả (Hình 3.2b) cho thấy, 10 chủng xạ khuẩn trong số 78 chủng có khả năng sinh trưởng vượt trội trong môi trường
thạch MSM bổ sung DDT 30ppm. Khuẩn lạc xạ khuẩn trên các đĩa này có kích thước to hơn, mật độ cao hơn so với đĩa thạch chỉ có MSM (Bảng A2 - Phụ lục).
Hình 3.2. So sánh khả năng sinh trưởng trong MSM và MSM bổ sung DDT: (a)
Kết quả lắc so sánh sinh trưởng của vi khuẩn dựa vào giá trị OD600nm; (b) Kết quả
ria so sánh sinh trưởng xạ khuẩn dựa vào hình thái khuẩn lạc.
29
130
a
OD (MSM+DDT) > OD (MSM) OD (MSM+DDT) ≤ OD (MSM)
10
68
b
Sinh trưởng tốt Sinh trưởng kém
49 Từ các kết quả trên, 29 chủng vi khuẩn và 10 chủng xạ khuẩn (Bảng A1, A2 - Phụ lục) có khả năng sử dụng DDT làm nguồn cac-bon cho quá trình sinh trưởng được lựa chọn cho các thí nghiệm tiếp theo.
3.2.2. Kết quả khảo sát khả năng sinh các enzyme liên quan đến quá trình phân giải DDT.
Hai con đường chính để phân hủy sinh học DDT là hiếu khí và kị khí, sự chuyển hóa được xúc tác bởi các enzyme như DDT 2,3-dioxygenase và DDT dehydrochlorinase của vi khuẩn (Hình 1.4) [59]. Vì vậy, nhóm nghiên cứu tiếp tục khảo sát khả năng sinh hai loại enzyme liên quan trực tiếp đến phân hủy DDT của 39 chủng được lựa chọn từ thí nghiệm trước đó. Kết quả được đánh giá dựa trên khả năng loại chloride (mM/tuần) và khả năng sinh enzyme oxy hóa (nồng độ DO mg/L giảm theo thời gian). 39 chủng được khảo sát đều có khả năng sinh một hoặc cả hai loại enzyme này (Bảng A3 - Phụ lục). Trong đó, hầu hết các chủng đều có khả năng sinh enzyme loại chloride, chiếm 92% số chủng; chỉ có 22 chủng có khả năng sinh enzyme oxy hóa, chiếm 56% (Hình 3.3). Kết quả này cho thấy, cả 39 chủng này đều có tiềm năng phân hủy DDT, chủ yếu theo con đường loại chloride.
Hình 3.3. Khả năng sinh enzyme loại Chloride và Oxy hóa liên quan đến
con đường phân giải DDT của vi khuẩn và xạ khuẩn.
36
22 3
17
0 10 20 30 40
Loại chloride Oxy hóa
Số lượng (chủng)
Khả năng sinh enzyme
Không hoạt tính Có hoạt tính
50 Tuy nhiên, để đánh giá chính xác khả năng phân hủy DDT của 39 chủng này, nhóm nghiên cứu tiếp tục khảo sát khả năng phân giải DDT trong các môi trường bán rắn dựa trên phân tích GC-FID.
3.2.2. Kết quả khảo sát khả năng phân giải DDT của các chủng phân lập trong môi trường bán rắn MSM
Trong nghiên cứu này, nhằm tìm ra các chủng vi khuẩn và xạ khuẩn có thể sử
dụng để xử lý sinh học đất, khả năng phân hủy DDT của các chủng được đánh giá trong điều kiện nuôi cấy trong môi trường bán rắn MSM, đây là dạng vật lý gần gũi với điều kiện đất. Trong môi trường bán rắn MSM, DDT có thể bị giữ lại và cố định
trong cấu trúc của agarose (giống như trong đất), trong khi vi khuẩn bằng cách nào đó vẫn có thể thực hiện một số hoạt động thường thấy trong môi trường lỏng, chẳng hạn như khả năng vận động và bài tiết chất enzym ngoại bào. Với mục tiêu tạo chế
phẩm sinh học xử lý DDT trong đất, nhóm nghiên cứu đã chọn lọc các chủng có khả năng phân hủy trên 55% DDT sau 56 ngày dựa trên phân tích GC-FID. Từ 39 chủng nghiên cứu, 12 chủng gồm 10 vi khuẩn (DDT16, PAM64, PAM67, T006, T087, T091, TN030, Y042, Y050, Y077) và 2 xạ khuẩn (DDT21, DDT23) đã được chọn.
Kết quả chi tiết hiệu quả phân giải DDT được thể hiện ở Bảng A4 - Phụ lục, hiệu suất chiết DDT từ MSM khoảng 95,90% ± 0,31%.
12 chủng này có hiệu quả phân hủy 22,5% đến 65,6% DDT sau 14 ngày và 55,1% đến 71,1% DDT sau 56 ngày, với nồng độ DDT ban đầu là 30ppm (Hình 3.4).
12 chủng này được lựa chọn để nghiên cứu thêm và đánh giá chính xác hơn tiềm năng ứng dụng thực tế của chúng trong việc loại bỏ DDT. Các chủng này có thể so sánh
với các chủng đã công bố chỉ được đánh giá khả năng phân giải DDT trong môi trường lỏng. Tính đến nay, trên thế giới, nhiều chủng vi khuẩn có khả năng phân hủy DDT hiệu quả đã được báo cáo. Ví dụ, Alcaligenes eutrophus A5 phân hủy hơn 99%
DDT trong 45 ngày [61]. Cupriavidus metallicidurans LBJ và Pseudomonas stutzeri LBR có khả năng phân hủy 79% và 87% DDT từ nồng độ ban đầu là 10mg/L trong 30 ngày [58]. Stenotrophomonas sp. DDT-1 có thể phân hủy hơn 90% DDT sau 82
51 ngày [68]. Serratia marcescens NCIM 2919 có thể phân hủy tới 42% so với 50 mg/L DDT ban đầu trong vòng 10 ngày ủ [63]. Trong một nghiên cứu khác, chủng xạ khuẩn
Streptomyces sp. D3 phân hủy 92% lượng DDT 20mg/L sau 7 tuần [94].
Hình 3.4. Sự thay đổi nồng độ DDT theo thời gian trong môi trường bán rắn.
Kết quả cho thấy, nhóm nghiên cứu đã phát hiện và thu thập được một số lượng tương đối các chủng vi khuẩn và xạ khuẩn phân hủy DDT hiệu quả cao từ nguồn vi sinh vật bản địa đa dạng tại Nghệ An.
3.3. Kết quả định danh và phân tích đặc điểm sinh học của các chủng được chọn
Trong các thí nghiệm tiếp theo, 12 chủng được chọn DDT16, PAM64, PAM67, T006, T087, T091, TN030, Y042, Y050, Y077, DDT21, DDT23 được phân tích sâu hơn nhằm tìm hiểu các đặc điểm sinh học của các chủng này.
3.3.1. Đặc điểm hình thái
Đặc điểm hình thái 10 chủng vi khuẩn được chọn (Bảng A5 - Phụ lục) cho thấy: cả 10 chủng vi khuẩn đều là Gram âm, tế bào dạng hình que, hình thái khuẩn
0 20 40 60 80 100 120
Lượng DDT còn lại (ppm)
Chủng
0 ngày 14 ngày 28 ngày 56 ngày
52 lạc đa dạng (tròn, nhẵn, lồi, mép gọn, ẩm) khi mọc trên đĩa LB. Khuẩn lạc của chủng T091 màu đỏ, trong khi các chủng còn lại màu vàng. DDT21 và DDT23 là xạ khuẩn, Gram dương, và có hình thái tương đối đặc trưng (Bảng 3.3 và Bảng A6 - Phụ lục).
DDT21 có khuẩn lạc màu xám vàng trên môi trường YS, chuỗi bào tử dạng xoắn, DDT23 có màu trắng hồng trên môi trường YS, chuỗi bào tử dạng thẳng.
3.3.2. Kết quả phân tích gen 16S rRNA
Kết quả phân tích trình tự gene 16S rRNA (Bảng 3.1 và Hình 3.5) cho thấy:
các chủng T006, T087, PAM64, PAM67, Y077 thuộc chi Pseudomonas với độ tương đồng cao trên 99,56%; Y042 và Y050 có trình tự gen giống 100% với chi
Stenotrophomonas; DDT16, T091, TN030 có trình tự tương đồng lần lượt 99,86%
100%, 100% với chi Burkholderia, Serratia, Cupriavidus. DDT21 và DDT23 là xạ khuẩn thuộc chi Streptomyces. DDT21 gần gũi nhất với Streptomyces marianii
(99,24%) và Streptomyces wuyuanensi (99,13%); còn DDT23 có trình tự 16S rRNA có độ tương đồng 99,84% với Streptomyces vinaceus và Streptomyces cirratus.
Bảng 3.1. Tỷ lệ tương đồng về trình tự gen 16S rRNA của bộ chủng được chọn khi tham chiếu với cơ sở dữ liệu NCBI.
STT Ký hiệu Chi có trình tự tương ứng
trong cơ sở dữ liệu NCBI
Độ tương đồng với trình tự 16S rRNA trên NCBI (%)
1 DDT16 Burkholderia sp. 99,86
2 PAM64 Pseudomonas sp. 100
3 PAM67 Pseudomonas sp. 100
4 T006 Pseudomonas sp. 99,56
5 T087 Pseudomonas sp. 99,91
6 T091 Serratia sp. 100
7 Y042 Stenotrophomonas sp. 100
8 Y050 Stenotrophomonas sp. 100
9 Y077 Pseudomonas sp. 100
10 TN030 Cupriavidus sp. 100
53
11 DDT21 Streptomyces sp. 99,24
12 DDT23 Streptomyces sp. 99,84
Dựa trên đặc điểm hình thái tế bào, khuẩn lạc và trình tự gene 16S rRNA, các chủng vi khuẩn và xạ khuẩn được xác định thuộc các chi tương ứng. Đây là các chi vi khuẩn đã có nhiều nghiên cứu và công bố khả năng phân hủy DDT trên thế giới [59].
a
b
c
54
Hình 3.5. Cây phát sinh loài được tạo dựa trên phân tích trình tự tương đồng của gen 16S rRNA: (a) DDT16 và đại diện các loài thuộc Burkholderia spp., (b) TN030 và các loài thuộc Cupriavidus spp.;(c) PAM64, PAM67, T006, T087, Y077 và các loài thuộc Pseudomonas spp.; (d) Y042, Y050 và các loài thuộc Stenotrophomonas spp.; (e) T091 và các loài thuộc Serratia spp., E. coli được sử
dụng làm nhóm ngoài (out-group); (f) DDT21, DDT23 và các loài thuộc
Streptomyces spp., Actinomadura rifamycini được sử dụng làm nhóm ngoài.
d
e
f
55 Trong số các chi này, Burkholderia có nhiều thành viên gây ra nhiều loại bệnh, chẳng hạn như bệnh melioidosis, nhiễm trùng máu và viêm phổi [97]. Nhiều bệnh
nhiễm trùng cũng liên quan đến chi Serratia, gây tổn hại hệ thống miễn dịch, khiến con người dễ mắc các bệnh cơ hội, bao gồm nhiễm trùng máu, nhiễm trùng phổi cấp tính và mãn tính, viêm tủy xương, viêm màng não và viêm khớp [43]. Do đó, 10 chủng gồm 08 chủng vi khuẩn thuộc các chi Pseudomonas, Cupriavidus,
Stenotrophomonas và 2 chủng xạ khuẩn Streptomyces có thể có độ an toàn sinh học
cao hơn nên được chọn để định danh sâu hơn đến cấp độ loài bằng cách phân tích các đặc điểm sinh hóa và phân tích gen đặc trưng của chúng.
3.3.3. Kết quả phân tích gen đặc trưng (house-keeping genes)
Việc định danh vi khuẩn vốn chủ yếu dựa trên trình tự gen 16S rRNA, nhưng hiện nay do tính trùng lặp cao của trình tự này, việc phân loại thường bị giới hạn ở
cấp độ chi. Do đó, việc kết hợp phân tích gen đặc trưng có thể được sử dụng để xác định chính xác vi khuẩn ở cấp độ loài [89]. Kết quả phân tích gen đặc trưng của vi khuẩn được thể hiện ở Bảng 3.2, Hình 3.6. Trong đó, gen hisKA được sử dụng để
định danh loài với chủng TN030, gen rpoD với các chủng PAM64, PAM67, T006, T087 và gen gyrB với chủng Y042, Y050.
Bảng 3.2. Tỷ lệ tương đồng gen đặc trưng của bộ chủng được chọn với cơ sở dữ liệu NCBI.
Các chủng có trình tự tương ứng trong cơ sở dữ liệu NCBI
Độ tương đồng với trình tự gene đặc trưng (%)
rpoD gene - PAM64
Pseudomonas lalkuanensis PE08 100
Pseudomonas resinovorans LMG 2274T 90,17
Pseudomonas otitidis DSM 17224T 87,44
rpoD - PAM67 Pseudomonas anuradhapurensis RD8MR3 100
Pseudomonas asiatica RYU5 93,52
56
Pseudomonas monteilii DSM 14164T 92,13
rpoD - T006 Pseudomonas nitritireducens LMG 25966T 93,99
Pseudomonas nitroreducens ATCC 33634T 93,99
Pseudomonas delhiensis RLD-1T 83,79
rpoD - T087
Pseudomonas asiatica RYU5 95,74
Pseudomonas anuradhapurensis RD8MR3 94,93
Pseudomonas monteilii DSM 14164T 93,59
hisKA - TN030 Cupriavidus metallidurans FDAARGOS_675 100
Cupriavidus metallidurans CH34 100
Cupriavidus metallidurans Ni-2 99,56
Cupriavidus metallidurans ZM02 99,12
Cupriavidus metallidurans BS1 97,36
gyrB - Y042 Stenotrophomonas maltophilia NCTC10257 93,01
Stenotrophomonas maltophilia ICMP 17033 93,01
Stenotrophomonas maltophilia DSM 50170 92,82
Stenotrophomonas maltophilia CCUG 5866 92,82
Stenotrophomonas nitritireducens CCUG 46888 86,13
gyrB - Y050 Stenotrophomonas maltophilia NCTC10257 92,88
Stenotrophomonas maltophilia ICMP 17033 92,88
Stenotrophomonas maltophilia DSM 50170 92,66
Stenotrophomonas maltophilia CCUG 5866 92,56
Stenotrophomonas lactitubi strain M15 85,01
rpoD - Y077 Pseudomonas nitroreducens ATCC 33634T 100
Pseudomonas nitritireducens LMG 25966T 99,68
Pseudomonas jinjuensis LMG 21316T 85,40
57 Gen hisKA mã hóa cho enzyme histidine kinase là một gen đặc trưng của Cupriavidus metallicidurans. Theo Ryan và cộng sự (2011), gen hisKA chỉ được phát
hiện ở C. metallicidurans và thậm chí không được phát hiện trong số 148 chủng có liên quan chặt chẽ thuộc Cupriavidus campinensis, Cupriavidus eutrophus, Cupriavidus respiraculi, Ralstonia insidiosa, Ralstonia pickettii, Ralstonia solanacearum và một số chủng các chủng Gram dương và Gram âm không liên quan
khác [75]. Vì vậy, đây là công cụ giúp phân loại chính xác C. metallicidurans với các loài khác. Do đó TN030 được xác định chính xác là thuộc loài này (Hình 3.6a).
a
b
58
Hình 3.6. Cây phát sinh loài được tạo dựa trên phân tích trình tự tương đồng của gene đặc trưng: (a) gen hisKA ở TN030 và các loài thuộc chi Cupriavidus
(Apiotrichum porosum được sử dụng làm nhóm ngoài (out-group)); (b) gen rpoD ở PAM64, PAM67, T006, T087, Y077 và các loài thuộc chi Pseudomonas (E. coli được
sử dụng làm nhóm ngoài); (c) gen gyrB ở các loài Y042, Y050 và các loài thuộc chi
Stenotrophomonas (E. coli được sử dụng làm nhóm ngoài).
Các loài thuộc chi Pseudomonas được phân loại dựa trên trình tự gen rpoD
với giá trị ngưỡng giới hạn (cut-off value) tương đồng trình tự 98% để phân biệt các
chủng ở cấp độ loài [42]. So với phân tích trình tự 16S rRNA, việc sử dụng rpoD cho phép phân loại chính xác các chủng thuộc loài cụ thể của chi Pseudomonas. Hơn nữa, nó đã được chứng minh là có hiệu quả như một công cụ để phân loại các loài
Pseudomonas mới công bố [42]. Trình tự rpoD của các chủng PAM64, PAM67,
Y077 tương đồng 100% với lần lượt trình tự rpoD của các loài Pseudomonas lalkuanensis, Pseudomonas anuradhapurensis, Pseudomonas nitroreducens. Các kết
quả này cũng phù hợp với kết quả phân tích trình tự gen 16S rRNA cho thấy các
c
59 chủng PAM64, PAM67, Y077 được xác định chính xác là thuộc các loài P.
lalkuanensis, P. anuradhapurensis, P. nitroreducens. Trình tự rpoD của T006 có độ
tương đồng cao nhất với trình tự Pseudomonas nitritireducens là 93,99%. Ngoài ra, trình tự rpoD của T087 có độ tương đồng cao nhất với trình tự của Pseudomonas asiatica là 95,74%. Những giá trị đó không đạt đến ngưỡng giới hạn 98% và do đó,
hai chủng Pseudomonas sp. T006 và Pseudomonas sp. T087 được nghi ngờ là loài mới và sẽ cần nhiều nghiên cứu sâu hơn (Hình 3.6b).
Gen gyrB là một trong những gen đặc trưng thường được sử dụng để phân biệt các loài chi Stenotrophomonas với giá trị ngưỡng giới hạn khoảng 93% [89]. Trình tự gyrB của hai chủng Y042, Y050 tương đồng khoảng 93% so với Stenotrophomonas
maltophilia. Kết quả này cũng tương tự với kết quả trên gene 16S rRNA. Do đó, hai
chủng này được xác định chính xác là thuộc về S. maltophilia (Hình 3.6c).
Đối với xạ khuẩn, cơ sở dữ liệu về trình tự đặc trưng chưa được cập nhật nhiều trên NCBI. Vì vậy, trong nghiên cứu này, xạ khuẩn được định danh chủ yếu dựa vào phân tích trình tự gene 16S rRNA và phân tích các đặc điểm sinh hóa. Các kết quả phân tích này sẽ được trình bày trong thí nghiệm tiếp theo.
3.3.4. Kết quả phân tích đặc điểm sinh hóa
Kết quả phân tích đặc điểm sinh lý, sinh hóa là cơ sở để khẳng định kết quả định danh của vi khuẩn và xạ khuẩn, đồng thời cung cấp thêm thông tin về đặc điểm sinh học của các chủng được chọn.
Các kết quả đặc điểm hóa sinh của 8 chủng vi khuẩn (Bảng A7 - Phụ lục) cho thấy: Hai chủng S. maltophilia Y042, S. maltophilia Y050 có hoạt tính tương đồng, cú khả năng sinh enzyme ò-galactosidase, lysine decarboxylase, ornithine decarboxylase, arginine dihydrolase, có khả năng sử dụng trisodium citrate. Các kết quả này khá tương đồng với đặc điểm hóa sinh chủng S. maltophilia theo kit API20NE được công bố trong catalogue của Bảo tàng giống vi sinh vật Đức (DSMZ).
P. lalkuanensis PAM64 có khả năng sinh enzyme arginine dihydrolase, cytochrome-