CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.2.3. Nghiên cứu chính thức
a. Mẫu nghiên cứu
Để đảm bảo độ tin cậy của nghiên cứu việc lựa chọn một cỡ mẫu phù hợp là cần thiết. Nguyên tắc chung cho việc chọn mẫu là cỡ mẫu càng lớn càng chính xác.
Tuy nhiên trong những cỡ mẫu quá lớn cũng ảnh hưởng đến thời gian và chi phí để thực hiện nghiên cứu. Vì vậy các nhà nghiên cứu thường đưa ra các khuyến nghị chọn cỡ mẫu phù hợp với khả năng và đảm bảo tính tin cậy cần thiết (ví dụ:
Suanders et al, 2007; Nguyễn Đình Thọ, 2011). Nguyên tắc xác định cỡ mẫu cần
thiết phụ thuộc vào tổng thể nghiên cứu và phương pháp phân tích. Các phương pháp lấy mẫu theo quy tắc xác suất thống kê thường dựa vào quy tắc lấy mẫu hai lần. Lần thứ nhất mẫu lấy ngẫu nhiên từ 100 đến 200 mẫu, sau đó dựa trên độ lệch chuẩn và suy điễn thống kê để xác định mẫu cần lấy thích hợp (Nguyễn Cao Văn, 2009). Một số nhà nghiên cứu đưa ra các quy tắc kinh nghiệm cho việc lấy mẫu cho các phương pháp phân tích khám phá nhân tố hay phân tích hồi quy. Lấy ví dụ Lee and Comrey (1992 dẫn theo Maccalum et al, 1999) đưa ra quy tắc lấy cỡ mẫu và các mức độ tương ứng như: 100 = tốt, 200 = khá, 300 = tốt, trên 1000 = tuyệt vời. Nhìn chung các quy tắc lấy mẫu kinh nghiệm là chưa thống nhất giữa các nhà nghiên cứu khác nhau. Trong phạm vi nghiên cứu này với những giới hạn về nguồn lực cho nghiên cứu nên tác giả cũng sẽ lấy mẫu theo quy tắc cỡ mẫu tối thiểu có thể chấp nhận được. Cỡ mẫu được xác định là 222 theo quy tắc của Lee and Comrey (1992) đạt mức tốt. Đồng thời cỡ mẫu này cũng thỏa mãn nhiều quy tắc lấy mẫu khác nhau.
Sau khi xác định cỡ mẫu cần điều tra, các bảng hỏi được xây dựng hoàn thiện sẽ được chuyển tới cho người lao động đang làm việc tại tất cả các bộ phận tại Công ty Thoát nước và Xử lý nước thải Đà Nẵng. Thời gian thực hiện thu thập dữ liệu nghiên cứu tháng 01 năm 2016.
Phương pháp thu thập dữ liệu: Để thu được dữ liệu nghiên cứu dùng cho phân tích thống kê. Sau xây dựng được bảng câu hỏi điều tra hoàn chỉnh cho điều tra thực nghiệm, tác giả sẽ tiến phát phiếu điều tra cho người lao động đang làm việc tại Công ty. Các phiếu điều tra sẽ được chuyển xuống cho các bộ phận. Sau khi các người lao động điền đầy đủ các thông tin trả lời cần thiết sẽ được tập hợp cho các trưởng bộ phận và chuyển về cho tác giả để tiến hành nhập liệu và phân tích.
Đối tượng khảo sát là tất cả mọi người lao động hiện tại đang làm việc tại Công ty Thoát nước và Xử lý nước thải Đà Nẵng .Tổng thể nghiên cứu này có kích thước N = 222.
Cơ cấu mẫu điều tra: Tính đến tháng 12 năm 2017, Công ty Thoát nước và Xử lý nước thải Đà Nẵng có tổng số 226 lao động được phân chia thành 2 nhóm đối tượng (Lao động gián tiếp và lao động trực tiếp), với cơ cấu mẫu điều tra cho
nghiên cứu như sau:
Lao động gián tiếp: Theo cách thức tiến hành chọn mẫu thì đối với đối tượng điều tra là các lao động gián tiếp thì tiến hành điều tra toàn bộ tổng số 49 cán bộ bao gồm: Các phòng chuyên môn. Tuy nhiên, do điều kiện về thời gian nên chưa tiếp cận với Hội đồng quản trị tại Công ty cũng như một số nguyên nhân khách quan khác nên tác giả chỉ có thể điều tra được một số người lao động tại các bộ phận chức năng, là những người luôn thường trực tại Công ty. Với cơ cấu như sau:
Bảng 3.4. Cơ cấu mẫu điều tra người lao động
STT Các phòng ban (lao động gián tiếp) Số lượng được
điều tra
1 Phòng Kế hoạch 5
2 Phòng Tài chính - Kế toán 6
3 Phòng Tổ chức Hành chính 14
4 Phòng kỹ thuật 15
5 Phòng công nghệ môi trường nước thải 9
6 Trạm xử lý nước thải Hòa Cường 24
7 Trạm xử lý nước thải Phú Lộc 36
8 Trạm xử lý nước thải Sơn Trà 24
9 Trạm xử lý nước thải Ngũ Hành Sơn 24
10 Trạm xử lý nước thải Thọ Quang 12
11 Trạm Thoát nước Hòa Xuân 16
12 Xưởng cơ khí 22
13 Đội duy tu 15
Tổng số 222
[Nguồn: số liệu điều tra]
Tổng số lao động toàn Công ty: 226.
Tác giả tiến hành điều tra 222 người lao động, sau khi thu bảng hỏi về tiến hành kiểm tra lại và loại những bảng hỏi không hợp lệ. Trong 222 bảng hỏi hợp lệ thu về, do số lượng công nhân tại các trạm, đội xưởng không có sự chệnh lệch cao, nên bảng hỏi thu về có tỷ lệ chênh lệch khá rõ rệt. Các trạm, đội, xưởng chiếm tỷ lệ cao nhất với 173 bảng hỏi chiếm tỷ lệ 77,9% trong tổng thể điều tra. Phòng kế hoạch công ty chiếm chiếm tỷ lệ thấp nhất với 2,25 % bảng hỏi.
Kết quả thống kê trên cho thấy cơ cấu mẫu điều tra của nghiên cứu đã đảm
bảo tính đại diện cho từng bộ phận. Cơ cấu mẫu là đảm bảo và hợp lý để tiến hành phân tích.
Kết quả điều tra như sau:
Bảng 3.5. Tỉ lệ hồi đáp bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp bằng bảng hỏi
Số lượng bảng hỏi phát ra
Số lượng bảng hỏi thu lại
Số lượng bảng hỏi không đạt yêu cầu
Số lượng bảng hỏi đạt yêu cầu
222 222 0 222
[Nguồn: số liệu điều tra]
b. Tổ chức thu thập dữ liệu
Phương pháp thu thập dữ liệu được áp dụng là phát bản câu hỏi trực tiếp cho cho tất cả người lao động hiện đang làm việc tại công ty và các Nông trường, Trung tâm y tế trực thuộc vào thời điểm tiến hành khảo sát.
Kết quả Do sự hạn chế về thời gian, công tác thu thập dữ liệu chỉ diễn ra trong vòng nửa tháng (đầu tháng 01/2016). Số lượng bản câu hỏi thực tế thu được là 222.
c. Chuẩn bị xử lý dữ liệu
Chuẩn bị dữ liệu: Trong nghiên cứu này không có trường hợp bảng câu hỏi không hợp lệ bị loại bỏ. Cuối cùng có 222 bảng câu hỏi có giá trị để xử lý.
Mã hóa dữ liệu Nhập dữ liệu Làm sạch dữ liệu