Kết quả chạy mô hình hồi quy

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG TRONG CÔNG VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY THOÁT NƯỚC VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI ĐÀ NẴNG (Trang 100 - 104)

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.6. TIẾN HÀNH PHÂN TÍCH HỒI QUY

4.6.1. Kết quả chạy mô hình hồi quy

Bảng 4.27.Kết quả mô hình hồi quy

Mô hình

Hệ số chưa chuẩn hóa

Hệ số đã chuẩn hóa

t Sig.

Đa cộng tuyến

B

Std.

Error Beta Tolerance VIF

1 (Constant) -.161 .319 -.504 .615

Thu nhập .180 .062 .182 2.926 .004 .566 1.768

Phúc lợi .333 .049 .395 6.858 .000 .658 1.519

Đào tạo và thăng tiến .247 .056 .254 4.441 .000 .668 1.497 Quan hệ đồng nghiệp .177 .047 .178 3.798 .000 .995 1.005 Quan hệ cấp trên .102 .052 .094 1.977 .049 .973 1.028 Dependent Variable: Sự hài lòng công việc

[Nguồn: Kết quả phân tích SPSS]

Kết quả phân tích các hệ số hồi quy tuyến tính cho thấy giá trị Sig. tổng thể

của các nhân tố độc lập đều nhỏ hơn 5%, điều này chứng tỏ 5 nhân tố TN (Thu nhập), PL (Phúc lợi), DT (Đào tạo và thăng tiến), DN (Quan hệ đồng nghiệp), CT (Quan hệ cấp trên) đều có ý nghĩa 95% trong mô hình và đều có tác động đến nhân tố Sự hài lòng công việc.

Như vậy, phương trình hồi quy (theo hệ số chưa chuẩn hóa) của mô hình thể hiện mối quan hệ giữa các nhân tố TN (Thu nhập), PL (Phúc lợi), DT (Đào tạo và thăng tiến), DN (Quan hệ đồng nghiệp), CT (Quan hệ cấp trên) ảnh hưởng đến nhân tố Sự hài lòng công việc là:

HL = -0,161 + 0,180*Thu nhập + 0,333*Phúc lợi + 0,247*Đào tạo và thăng tiến

+ 0,177*Quan hệ đồng nghiệp + 0,102*Quan hệ cấp trên

Từ kết quả hồi quy cho thấy nhân tố Sự hài lòng công việc có quan hệ tuyết tính đối với 5 nhân tố TN (Thu nhập), PL (Phúc lợi), DT (Đào tạo và thăng tiến), DN (Quan hệ đồng nghiệp), CT (Quan hệ cấp trên). Để cụ thể hóa, tác giả tách riêng từng nhân tố để phân tích, để thấy được ảnh hưởng của từng nhân tố đến nhân tố Sự hài lòng công việc căn cứ trên hệ số Beta chuẩn hóa.

Mức độ ảnh hưởng cao nhất đến nhân tố Sự hài lòng công việc đó là nhân tố Phúc lợi (beta chuẩn hóa = 0,395, tác động cùng chiều), tiếp đến là nhân tố Đào tạo và thăng tiến (beta chuẩn hóa = 0,254, tác động cùng chiều), nhân tố Thu nhập (beta chuẩn hóa = 0,182, tác động cùng chiều), nhân tố Quan hệ đồng nghiệp (beta chuẩn hóa = 0,178, tác động cùng chiều) và cuối cùng là nhân tố Quan hệ cấp trên (beta chuẩn hóa = 0,094, tác động cùng chiều).

Bảng 4.28. Mức độ tác động các nhân tố

Nhân tố Mức độ tác động (1- mạnh

nhất)

Thu nhập 3

Phúc lợi 1

Đào tạo và thăng tiến 2

Quan hệ đồng nghiệp 4

Quan hệ cấp trên 5

[Nguồn: Tác giả tổng hợp]

Trong các nhân tố tác động đến nhân tố Sự hài lòng công việc thì nhân tố Phúc

lợi tác động nhiều nhất. Theo kết quả hồi quy ở trên, ta thấy, khi nhân tố Phúc lợi tốt hơn (tăng lên 1 đơn vị) thì Sự hài lòng công việc tăng lên 0,395 đơn vị.

Tương tự, khi nhân tố Đào tạo và thăng tiến tăng lên 1 đơn vị thì nhân tố Sự hài lòng công việc tăng lên 0,254 đơn vị.

Và khi nhân tố Thu nhập, Quan hệ đồng nghiệp, Quan hệ cấp trên lần lượt tăng lên 1 đơn vị thì Sự hài lòng công việc lần lượt tăng lên 0,182; 0,178; 0,094 đơn vị.

Như vậy, có thể thấy rằng, để gia tăng Sự hài lòng công việc thì cần phải thực hiện tốt chính sách phúc lợi, tạo điều kiện đào tạo và thăng tiến trong Công ty cũng như gia tăng thu nhập và cải thiện mối quan hệ đồng nghiệp và quan hệ với lãnh đạo tốt hơn.

4.6.2. Đánh giá và kiểm định mức độ phù hợp của mô hình

Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính cho thấy mô hình có R2 = 0,529 và R2 hiệu chỉnh = 0,519. Kết quả này cho thấy độ thích hợp của mô hình là 52,9%, hay nói một cách khác 52,9% sự biến thiên của nhân tố Sự hài lòng công việc được giải thích bởi 5 nhân tố: TN (Thu nhập), PL (Phúc lợi), DT (Đào tạo và thăng tiến), DN (Quan hệ đồng nghiệp), CT (Quan hệ cấp trên).

Bảng 4.29. Độ phù hợp của mô hình

R R2 R2

hiệu chỉnh

F thay

đổi df1 df2 Sig F

thay đổi

Durbin Watson

Giá

trị 0,72

8 0,529 0,519 48,612 5 216 0,000 1,776

[Nguồn: Kết quả phân tích SPSS]

Tiếp theo, tác giả kiểm định sự phù hợp của mô hình thông qua kiểm định F thông qua phân tích phương sai.

Bảng 4.30. Phân tích phương sai

STT Chỉ tiêu Tổng bình

phương

Bậc tự do

Trung bình bình phương F Mức ý

nghĩa

1 Tương quan 66,863 5 13,373 48,612 0,000

2 Phần dư 59,420 216 ,275

3 Tổng 126,283 221

[Nguồn: Kết quả phân tích SPSS]

Sử dụng kiểm định F trong phân tích phương sai với giá trị F = 48,612 để kiểm định giả thuyết về sự phù hợp của mô hình hồi quy nhằm xem xét nhân tố Sự hài lòng công việc có quan hệ tuyến tính với các nhân tố độc lập và với mức ý nghĩa

sig = 0,000 << 0,05, điều đó cho thấy sự phù hợp của mô hình, tức là sự kết hợp của các nhân tố có trong mô hình có thể giải thích được sự thay đổi của nhân tố phụ thuộc, hay nói cách khác có ít nhật một nhân tố độc lập ảnh hưởng đến nhân tố phụ thuộc.

Tóm lại, mô hình hồi quy đa biến thỏa mãn các điều kiện đánh giá và kiểm định độ phù hợp cho việc rút ra các kết quả nghiên cứu.

4.6.3. Kiểm tra đa cộng tuyến

Kiểm tra đa cộng tuyến là một trong những vấn đề quan trọng trong việc phân tích mô hình hồi quy. Hiện nay, có nhiều cách để phát hiện đa cộng tuyến như: Hệ số R2 lớn nhưng t nhỏ, tương quan cặp các biến giải thích cao, sử dụng mô hình hồi quy phụ, sử dụng hệ số phóng đại phương sai - VIF (Hoàng Ngọc Nhậm và ctg, 2008). Ở đây, tác giả lựa chọn sử dụng hệ số VIF, nếu VIF > 10 thì có thể xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Kết quả cho thấy, hệ số VIF của các nhân tố TN (Thu nhập), PL (Phúc lợi), DT (Đào tạo và thăng tiến), DN (Quan hệ đồng nghiệp), CT (Quan hệ cấp trên) lần lượt là 1,768; 1,519; 1,497;

1,005; 1,028 đều nằm trong mức cho phép (tức nhỏ hơn 10), cho thấy mô hình không bị đa cộng tuyến, nghĩa là hiện tượng đa cộng tuyến không xảy ra.

Bảng 4.31. Kiểm tra đa cộng tuyến

Nhân tố

Thống kê đa cộng tuyến Độ chấp nhận của

biến Hệ số VIF

Thu nhập 0,566 1,768

Phúc lợi 0,658 1,519

Đào tạo và thăng tiến 0,668 1,497

Quan hệ đồng nghiệp 0,995 1,005

Quan hệ cấp trên 0,973 1,028

[Nguồn: Kết quả phân tích SPSS]

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG TRONG CÔNG VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY THOÁT NƯỚC VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI ĐÀ NẴNG (Trang 100 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w